Ảnh đen trắng

KD: Dạo đó, đã bắt đầu dổi mới. Nhưng chưa có ảnh màu  😀

—————

“Ta đâu ngỡ kiếp này tri kỷ

Một chữ yêu đi suốt cuộc đời

Dây đàn đứt dư âm tuyệt kỹ

Vẫn chứa chan cung bậc người ơi…”

(Trích trong bài Kỳ duyên)

Thảo luận “Văn chương để làm gì?” (1): Nhân 5 năm, đôi điều tâm sự

Tác giả: Nguyên Ngọc
.
Chắc trên đời chẳng có gì dân chủ bằng văn chương. Đọc hay không thèm đọc, thích hay không, chả ai cấm hay bắt buộc được ai. Và ai cũng có quyền bày tỏ ý kiến của mình, thậm chí tranh luận quyết liệt. Chỉ có điều người tự coi là trưởng thành và có văn hóa thì biết ứng xử có văn hóa và văn minh. Chưa hiểu, không hiểu, thì hỏi, thì học, giỏi nữa thì viết bài tranh luận. Nhất thiết đừng coi thiên hạ, mà thường là những người suốt đời lăn lộn với thơ, toàn là một lũ dốt và điên.

…. Cách đây mấy năm, trong khi trả lời phỏng vấn của báo Người Việt, tôi đã nói rõ: “Chúng tôi, những nhà văn, chúng tôi không là công cụ của ai hết. Văn học không là công cụ của ai hết.”

Quan niệm văn học công cụ tất yếu dẫn chúng ta trở lại một thảm họa mà mấy chục năm trước Nguyễn Minh Châu đã đau đớn và thống thiết kêu lớn: “Hãy đọc lời ai điếu cho một giai đoạn văn học minh họa!”. Làm công cụ, tức minh họa, không thể khác (Nguyên Ngọc)

KD: Tình cờ, đọc được bài viết này của nhà văn Nguyên Ngọc, nhân 5 năm tuổi của Ban Vận dộng thành lập Văn đoàn Độc lập Việt Nam. Mình không phải dân văn chương nên cũng không quan tâm lắm, nhưng bài viết này thể hiện rõ ràng quan niệm về văn chương của nhà văn, về sứ mệnh của nhà văn, của người cầm bút. Và có lẽ cũng là để trả lời cho một cây bút đã tuyên bố ra khỏi Văn đoàn Độc lập, gây ra chút lùm xùm với Văn đoàn

 Xin đăng cả hai bài viết để bạn đọc nào quan tâm thì chia sẻ   😀

————— 

.

Tiếp tục đọc

Đừng để tiểu nhân trà trộn, hãm hại người tài

Tác giả: Đỗ Thơm 
.
TSKH Phan Hồng Giang nhấn mạnh: “Theo cá nhân tôi, điểm nghẽn chính trong việc thu hút, sử dụng nhân tài là trong công tác đánh giá cán bộ vẫn có chuyện chủ quan, thiếu dân chủ. Quyền đánh giá cán bộ vẫn nằm trong tay một nhóm người.

Đã là người tài, biểu hiện của họ là khác thường. Nếu chúng ta không chấp nhận sự nhảy vọt như thế, nếu sự đánh giá người tài chỉ bằng ý kiến của một nhóm người thì rất dễ nảy sinh ra chạy chức chạy quyền. Có người ban phát chức quyền thì mới có chạy chức chạy quyền. Đó là điều nguy hại nếu trọng dụng không đúng người tài trong bộ máy tổ chức Nhà nước, đặc biệt là các vị trí quan trọng”.

KD: “Nền tảng vững chắc” của điểm nghẽn mà TSKH Phan Hồng Giang nhấn mạnh chính từ tư duy Xin- cho. Bản chất của Xin- cho đối lập với tuyển chọn một cách dân chủ, công bằng. Cứ Hội thảo đi, nhưng một Ngô Bảo Châu, một Vũ Hà Văn không có một môi trường nghiên cứu và một XH công bằng trong đối xử với người tài, mà ở trong XH này, họ sẽ ra sao?

Nhất là trong XH này, có một hiện tượng phổ biến- người có quyền lực không cần đầu óc, mà cần tay chân, cần tay sai.

Đừng tưởng cứ có quyền lực là không có tính đố kỵ.

Chính sự đố kỵ khiến Quyền lực chỉ thích dụng Tay chân, mà ko thích dụng Đầu óc. Chưa nói đến còn bị bọn tiểu nhân rình mò, hãm hại.

Xét cho cùng, sự ích kỷ, lo sợ cho quyền lực của họ đã che khuất lợi ích chung! 

Trên cái nền tảng pháp luật cũng co ro, bị cầm tay chỉ việc   😀

——————  

Tiến sỹ khoa học Phan Hồng Giang. Ảnh: Báo Đại Đoàn Kết
Tiến sĩ khoa học Phan Hồng Giang đã nói đến 4 điểm mấu chốt để thu hút và trọng dụng nhân tài vào làm việc trong khu vực công.

Bộ Nội vụ đã tổ chức lễ công bố Quyết định thành lập Ban chỉ đạo, Tổ biên tập xây dựng Đề án “Chiến lược quốc gia về thu hút, trọng dụng nhân tài” và Hội thảo khoa học “Chiến lược thu hút, trọng dụng nhân tài trong khu vực công”.

Tiếp tục đọc