Hãy “học làm người tử tế đã”

Tác giả: Vũ Khoan (theo Fb Nguyễn Thành Huy)

Cán bộ lãnh đạo của ta chủ yếu là cán bộ chính trị, chuyên môn, chưa được bồi dưỡng những kỹ năng của chính khách. Cần phải coi làm chính trị là một nghề, do đó phải đào tạo bài bản: từ cách ăn, cách nói, cách trả lời phỏng vấn, ra quyết định, điều khiển cuộc họp, tiến hành đàm phán…

Phải làm sao tạo dựng được “văn hoá chính khách” chứ không thể mang “văn hoá đường phố” vào chính trường được. Đáng buồn là các học viện của ta và toàn bộ nền giáo dục thường không chú trọng việc đào tạo kỹ năng cho nên toàn bộ công, viên chức của ta thiếu tính chuyên nghiệp (VK)

KD: Một bài viết ngắn gọn, cụ thể mà sâu sắc của ông Vũ Khoan, cựu Thứ trưởng Ngoại giao VN về “làm người”. Làm người hay làm quan, nếu cái cốt cơ bản, cái tư chất, cái phẩm cách không phải là sự tử tế, thì rút cục, khi tấm áo choàng rơi xuống, còn lại cái gì???

Nhưng thể chế nào, guồng máy quan chức đó, thưa bác Vũ Khoan kính mến. Nhất là khi thể chế đó có quyền lực tuyệt đối 😀  😀

——————-

Trong hình ảnh có thể có: 1 người, cận cảnh và ngoài trời

Tôi không phải là người tài nhưng được người tài sử dụng. Là phiên dịch, tôi được tiếp xúc và học hỏi nhiều ở các vị tiền bối anh minh như Bác Hồ, các đồng chí Lê Duẩn, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp…

Tiếp tục đọc

Việt Nam tại bước ngoặt mới: Tiến thoái lưỡng nan?

Tác giả: Nguyễn Quang Dy

.KD: Tác giả Nguyễn Quang Dy vừa gửi bài viết này. Như tác giả đã viết: “Bài này đề cập đến mấy vấn đề lớn có nhiều biến số, đang thách thức Việt Nam tại bước ngoặt mới năm 2019: (1) Trung Quốc đang bắt nạt Việt Nam tại bãi Tư Chính. (2) Đồng bằng sông Cửu Long đang gặp tai họa do quá nhiều đập thủy điện. (3) Đối đầu Mỹ-Trung có thể làm cho Việt Nam “lợi bất cập hại”. (4) Trước bức tranh địa chính trị đầy bất trắc, muốn thoát hiểm Việt Nam phải quyết điều chỉnh chiến lược và cải tổ thể chế, trước khi quá muộn”.

Xin đăng lên để bạn đọc chia sẻ

———–

Thế kỷ 21 có nhiều nghịch lý, vì biến số (variables) ngày càng tăng và hằng số (constants) ngày càng giảm, làm chính trị quốc gia và trật tự thế giới biến đổi khó lường. Trong khi thế giới thay đổi quá nhanh (theo biến số) thì tư duy con người thay đổi quá chậm (theo hằng số), như một nghịch lý trong nhận thức về thế giới mới. Sử gia Yuval Harari cho rằng thế kỷ 21 là thời kỳ “hậu sự thật” (post truth) với nhiều “tin vịt” (fake news), làm ta dễ ngộ nhận. Tiếp tục đọc