Vụ án chạy thận ở Hòa Bình: Bộ Y tế tìm được nhiều vật chứng quan trọng và xác định lại nguyên nhân tử vong khác với tòa đã tuyên

Tác giả: Chi Lê

Từ việc phục dựng và thực nghiệm khoa học lại hoạt động của hệ thống RO theo các hành động của Bùi Mạnh Quốc trong kết luận điều tra, TS. Lê Thanh Hải khẳng định nguyên nhân thực sự gây tử vong cho 8 bệnh nhân trong sự cố chạy thận tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình do nhiễm đa chất, không phải do axit HF như kết luận giám định của Viện Khoa học hình sự, Bộ Công an.

Trước mặt báo giới, sáng nay, 5/8, TS. Lê Thanh Hải cùng các nhà khoa học về thiết bị y tế tiếp tục chứng minh những nghi vấn đặt ra bằng việc thực nghiệm khoa học. Trên cơ sở đó, các nhà khoa học chỉ rõ 3 chiếc van bị hỏng đã mở thông con đường làm cho các chất ô nhiễm trong các cột lọc của RO 1 bị bong trôi, đi theo dòng nước không đảm bảo chất lượng chạy thận, xâm nhập tự nhiên vào tank (bồn) RO 2, làm ô nhiễm nước dùng chạy thận cho bệnh nhân

Nguyên nhân nhiễm đa chất giải thích hợp lý việc các bệnh nhân có phản ứng sốc phản vệ sau khi chạy thận. Còn nếu theo cáo trạng, các nạn nhân chết vì axit HF thì phải có triệu chứng điển hình của ngộ độc florua cấp tính là rung thất, bệnh nhân mất tuần hoàn và tử vong rất nhanh” – TS. Lê Thanh Hải cho biết.(Chi Lê)

KD: Hoan nghênh và ủng hộ các chuyên gia, các nhà khoa học của Bộ Y tế đã vào cuộc, góp phần làm sáng tỏ nguyên nhân vụ án. Cũng từ vụ án phức tạp, mà khổ đau này, đề nghị Bộ Y tế rà soát lại tất cả những văn bản, quy định, quy trình về chuyên môn trong việc cứu người ở các lĩnh vực, các bệnh viện, tránh những lỗ hổng to tướng, kéo theo những sự cố đáng tiếc!

Hy vọng phiên giám đốc thẩm tới đây, tòa án sẽ có những kết luận đúng đắn, thuyết phục XH, và trả lại sự công bằng cho bác sĩ trẻ Hoàng Công Lương

—————–  TS. Lê Thanh Hải tại căn phòng thực nghiệm khoa học về hệ thống lọc nước RO của Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình.

TS. Lê Thanh Hải tại căn phòng thực nghiệm khoa học về hệ thống lọc nước RO của Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình.

Tiếp tục đọc

Carl Thayer : Có đến 80 tàu Trung Quốc vây quanh bãi Tư Chính !

.
Trong bối cảnh căng thẳng tại bãi Tư Chính, với việc Trung Quốc đưa tàu khảo sát Hải Dương Địa Chất (Haiyang Dizhi) 8 cùng với số lượng tàu hải cảnh và dân quân biển hùng hậu, xâm nhập vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam suốt cả tháng qua, giáo sư Carl Thayer, trường đại học New South Wales (Úc) hôm nay 04/08/2019 có bài phân tích bổ ích về vấn đề này (Thụy My)
.
KD: Xin đăng lên để bạn đọc chia sẻ
—————-
mediaNhân viên của Rosneft Vietnam trên giàn khoan ở mỏ khí Lan Tây, ngoài khơi Vũng Tàu, Việt Nam. Ảnh tư liệu chụp ngày 29/04/2018.REUTERS/Maxim Shemetov/File Photo

Vì sao ông nghĩ rằng lần này Việt Nam đứng lên chống lại sự tấn công của Trung Quốc, trong khi hồi năm 2017 và 2018 đã phải lùi bước ?

Tiếp tục đọc

Không lùi bước ở bãi Tư Chính

Tác giả: theo Fb Nguyễn Ngọc Chu

Phải khẳng định rằng hiện nay không ai có mưu đồ xâm chiếm lãnh thổ Việt Nam ngoài Trung quốc. Và cũng chưa ai lấy được lãnh thổ Việt Nam ngoài Trung quốc. Từ đó mà xác định rằng Việt Nam không có kẻ thù nào ngoài Trung quốc.

Hành động mới đây nhất của Trung quốc là ngang nhiên đưa tàu đến Bãi Tư chính của Việt Nam để thăm dò địa chất. Không chỉ thế, ngang ngược hơn, Trung quốc tuyên bố Bãi Tư chính là của Trung quốc và kết tội Việt Nam xâm phạm quyền chủ quyền của Trung quốc. Như vậy Trung quốc đã công khai xâm lược Bãi Tư chính của Việt Nam.

Để mất Bãi Tư chính, Việt Nam sẽ mất thêm lãnh thổ nữa cho Trung quốc. Bởi vậy, nhiệm vụ cấp thiết nhất hiện nay của Lãnh đạo Việt Nam là không để mất Bãi Tư chính (Nguyễn Ngọc Chu).

KD: Một bài viết mạnh mẽ, rất hay của Ts Nguyễn Ngọc Chu đưa ra những giải pháp cụ thể trước mắt và lâu dài, chống lại sự xâm lược của TQ với VN phải như thế nào? Nếu thực sự vì lợi ích dân tộc, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, không còn đường nào khác, c/q VN nên lắng nghe

———————  

Chính sách thân CHND Trung Hoa từ 1950 đã đưa nước ta vào bước ngoặt số phận, dẫn đến những đại họa đớn đau không muốn nhắc lại ở đây – vì đã thành quá khứ. Trong số đó có tổn thất dứt day hàng thế kỷ là mất đi một phần lãnh thổ trên đất liền và trên biển đảo cho Trung quốc. Tiếp tục đọc