Lời kể lúc nửa đêm của người đưa đón trẻ trường Gateway

..-Sáng khi đi học, cháu mặc áo màu đỏ, nhưng khi xem trích xuất camera lúc bế cháu ra thì cháu lại mặc áo xám. Điều này có thể lý giải như thế nào?

-Tôi cũng không biết gia đình cháu có cho áo vào balo hay không; rồi không biết cháu có biết thay không. Lúc bối rối như thế, sao cháu có thể biết thay áo? Tôi cũng tự đặt ra nhiều câu hỏi và cảm thấy nghi ngờ về chi tiết này, nhưng cũng không lý giải được.

Khi tôi mở cửa ra thì đã thấy cháu nằm ngay sau ghế lái xe và ở dưới sàn. Cháu nằm ngửa, chân tay duỗi thẳng và áo đã bị thay.

KD: Buồn đau cho gia đình bé L. quá, chẳng còn muốn bình thêm điều gì. Chỉ có chi tiết  bà Bích Quy nhận xét về áo đỏ, áo trắng, rất đáng chú ý và không thể lý giải nổi.

Mọi việc cơ quan chức năng phải làm sáng tỏ

——————- 

Lời kể lúc nửa đêm của người đưa đón trẻ trường GatewayTối khuya 9/8, trở về nhà sau thời gian làm việc với cơ quan chức năng, bà Bích Quy đã có cuộc nói chuyện với VietNamNet.

Bà Nguyễn Bích Quy là người đưa đón học sinh trong sự việc bé 6 tuổi trường Gateway (Hà Nội) tử vong trên chuyến xe định mệnh.

“Trách nhiệm là ở tôi. Nhưng giờ tôi cũng hoang mang quá!”, bà Quy nói.

Phóng viên:Bà có thể kể lại ngày hôm xảy ra sự việc?

Tiếp tục đọc

Thu xanh…

Tác giả: KD/KD

KD: FB gửi lại cho mình bài thơ đăng cách đây một năm- một bài thơ xưa cũ từ thời trẻ. Tròn 30 năm xa cách (1989- 2019). Tự nhiên muốn tìm lại bức ảnh xưa, bức ảnh nay để thấy thời gian như “vó ngựa câu ngoài cửa sổ”  😀  😦

Ai cũng bảo thu nay là thu nhất
Trời rất trong và nắng rất hanh
Màu cốm mới hiền ngoan thục nữ
Buồn đau tàn cho tâm hồn lên xanh
Tiếp tục đọc

Học và không học những gì từ Trung Quốc?

Tác giả: Tống Văn Công

CLBNBTD: Những điều nên học và không nên học từ Trung Quốc được bàn luận dưới góc nhìn của một nhà báo kỳ cựu.

Cuộc tranh luận về việc Việt Nam nên học tập hay cần phải tìm mô hình phát triển khác Trung Quốc được giới học giả quốc tế và trong nước, thậm chí cả một số cựu lãnh đạo bàn thảo khá sôi nổi.

Trong khi nhiều người cho rằng Việt Nam phải khác Trung Quốc thì tác giả Tống Văn Công, nguyên Tổng biên tập Báo Lao động giữ quan điểm Việt Nam cần học hỏi những điều hay và tránh những khiếm khuyết mà Trung Quốc đã mắc phải.

Bài viết dưới đây thể hiện góc nhìn riêng của tác giả. Mời bạn đọc cùng tranh luận.

KD: Bạn bè gửi cho bài viết này.

Tống Văn Công là một nhà báo từng làm tổng biên tập lần lượt ba tờ báo của công đoàn là Lao động Mới, Người Lao động và Lao động. Nhưng năm 2014 ông từ bỏ Đảng CS và… sang Mỹ định cư

Từng đó trích ngang lý lịch có thể làm cho bạn đọc giật mình. Số phận mỗi con người do mỗi cá nhân họ quyết định và tự chịu trách nhiệm. Nhưng bài viết dưới đây là cái nhìn của một nhà báo, nhà quản lý báo chí già đời, có những trải nghiệm, quan sát sắc sảo, vì thế nhận thức và tư duy của tác giả rất đáng quan tâm, tham khảo

Blog KD/KD lấy tiêu chí phục vụ Đất nước, sự tiến bộ của XH làm trọng. Không định kiến với bất cứ cá nhân nào, nếu họ luôn hướng về nguồn cội, mong muốn XH phát triển, dân chủ và văn minh.

Xin đăng lên để bạn đọc chia sẻ

——————

Chúng ta không có nhà tư tưởng Đổi mới

Ngày 18-9-2009, Nhân dân nhật báo Trung Quốc có bài “Có thể bắt chước mô hình Trung Quốc được không?”. Bài báo cho rằng Việt Nam “bắt chước 100%” mô hình Trung Quốc và Việt Nam “cần thực sự nhớ ơn mô hình này”.

Tiếp tục đọc

Vãn hồi văn hóa, đạo đức xã hội và thực hành dân chủ

Tác giả: Phan Hồng Giang (Mai Nam Thắng thực hiện)

.Theo tôi, còn có một việc khác cấp bách hơn, có sức tác động sâu rộng hơn, bao trùm lên mọi lĩnh vực, đó là việc cải cách thể chế xã hội, nói cách khác là đổi mới chính trị. Từ mười mấy năm trước, Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ X (năm 2006) đã chỉ rõ sự cần thiết phải tiếp tục đổi mới kinh tế đi đôi với đổi mới chính trị. Tiếc rằng trên thực tế chúng ta chưa làm được bao nhiêu theo hướng này. Thể chế xã hội là điều tác động mạnh nhất đến đời sống xã hội nói chung và  văn hóa nói riêng. Một thể chế phù hợp, đáp ứng được nhu cầu phát triển con người và xã hội một cách bền vững, là thể chế trước tiên phải bảo đảm các quyền cơ bản của con người – đó là “quyền sống, quyền bình đẳng, quyền tự do dân chủ, quyền mưu cầu hạnh phúc” như Tuyên ngôn độc lâp năm 1776 của nước Mỹ đã khẳng định và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhắc lại trong bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh nước Việt Nam mới, tại Quảng trường Ba Đình ngày 2/9/1945 (Phan Hồng Giang)

KD: Một bài phỏng vấn và trả lời về chủ đề Văn hóa rất sâu sắc của TSKH Phan Hồng Giang. Cái cách thể chế XH chính là sự thay đổi theo hướng tích cực, đáp ứng và tương thích với nền kinh tế thị trường mà nội hàm của nó cũng đang phải điều chỉnh không ít trước thách thức hội nhập. Chỉ tiếc, XH này, người Việt nói nhiều làm ít. Vì lẽ đó mà con tàu VN khởi hành đã muộn, tốc độ rì rì và luẩn quẩn trong những mâu thuẫn nội tại

Vì sao? Hay bởi vì lợi ích QG thì không thể bằng … lợi ích nhóm?

————–

Văn Nghệ:  Chúng tôi xin giới thiệu nội dung cuộc trao đổi của Văn nghệ với nhà văn, dịch giả, Tiến sĩ khoa học Phan Hồng Giang, Nguyên Viện trưởng Viện Văn hóa Nghệ thuật – Bộ Văn hóa – Thể thao & Du lịch, về chủ đề “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”

Trao đổi trực tiếp về vấn đề trên đây, nhà văn, dịch giả, Tiến sĩ khoa học Phan Hồng Giang thẳng thắn nhìn nhận: Không phải bây giờ ở ta mới có hiện tượng suy thoái về văn hóa, đạo đức xã hội, mà thực ra đã có dấu hiệu suy thoái từ rất lâu.

Tiếp tục đọc

Gail- “Chú cánh lắc”

Tác giả: theo FB Tho Nguyen

Lần đầu tiên hạ cánh xuống sân bay Tempelhof, anh phi công Mỹ Gail Halvorsen[2] bỗng nhìn thấy những em bé đứng bên đống gạch vụn đổ nát bên ngoài đường băng đang vẫy tay. Đứa nào cũng gầy gò, thiếu ăn. Anh đến gặp bọn trẻ và hứa sẽ mang cho chúng quà bằng cách thả dù. Vì máy bay xếp hàng hạ cánh tần xuất 90 giây, nên anh bảo: – Chú sẽ lắc cánh trước khi ném quà, các cháu đón nhặt nhé.

Hôm sau anh gói ghém kẹo bánh và các túi nho khô, treo vào những chiếc dù nhỏ. Gần đến chỗ đã hẹn, anh lắc cánh vài lần rồi ném những gói quà nhỏ này xuống cho đám trẻ em đang hò hét bên dưới. Thật không thể tả nổi niềm vui của lũ trẻ khi nhặt được những gói quà nặng tình với những chiếc dù xinh đẹp. Từ đó lũ trẻ đặt cho Gail cái tên là “Chú cánh lắc” (Onkel Wackelflügel)

KD: Một câu chuyện đẫm chất nhân văn. Xin đăng lên để bạn đọc chia sẻ

Title bài chủ Blog xin đặt lại.  😀

Title cũ của bài: Máy bay ném bom nho (Rosinenbomber)

————  

Trong hình ảnh có thể có: 1 người, đang cười, đang ngồi và trong nhàTrong hình ảnh có thể có: một hoặc nhiều người, râu và ngoài trời
Ông “Chú cánh lắc” gặp lại cô cháu nhặt nho cách đó 70 năm.
Trong hình ảnh có thể có: 3 người, mọi người đang ngồiKhông có mô tả ảnh.
Trong hình ảnh có thể có: bầu trời và ngoài trời

Nhiều người không biết rằng cách đây 71 năm, trong mùa hè 1948 đã diễn ra cầu hàng không lớn nhất trong lịch sử – „Cầu hàng không Berlin“[1].

Tiếp tục đọc

Giỗ đầu Bùi Tín – Và chưa chi chiều đã tắt

Tác giả: Trần Phương
.
Tôi hỏi ông về câu chuyện trưa 30/4/1975. Khi ông còn ở Việt Nam, sử sách viết rõ: Ông là sỹ quan cao cấp nhất có mặt vào thời điểm đó. Ông đại diện cho Quân đội Nhân dân bước vào Dinh Độc Lập nhận bàn giao từ Tổng thống Dương Văn Minh. Từ khi ông bỏ Đảng, trở thành nhà bất đồng chính kiến, tên ông bị đục bỏ khỏi khoảnh khắc bi thương và oan nghiệt nhất của lịch sử Việt Nam đương đại.
.
…Cho đến giờ ông vẫn còn ân hận vì đã quá lời với Dương Văn Minh lúc đó. Ông vẫn còn nhớ như in khi ông đọc tờ thực đơn của bữa ăn trưa cuối cùng của tống thống Việt Nam Cộng Hòa: Cá thu kho mía và gân bò hầm sâm.
.
KD: Mình không biết Trần Phương là ai. Nhưng đây là một bài viết công tâm, tử tế. Người viết có tư cách đàng hoàng. Chuyện Bùi Tín là một trong những người vào Dinh ĐL tiếp quản c/q Dương Văn Minh thì chả cần hỏi đâu xa- báo ND hồi đó đầy những bài viết thể loại phóng sự rất hấp dẫn của chính ông Bùi Tín- khi đó với tư cách phóng viên chiến tranh, liên tiếp gửi bài ra.
.
Có một chi tiết buồn cười mà tác giả Trần Phương nhắc tới trong bài, bữa ăn cuối cùng của Tổng thống VNCH Dương Văn Minh “Cá thu kho mía và gân bò hầm sâm”, mình nhớ khi đó báo in nhầm thành “Cá thu kho giá và gân bò hầm sâm”. Là bởi “cá kho mía” thì khi đó chưa bao giờ là tập quán của người miền bắc. Thường họ chỉ cho đường, hoặc thắng đường thành “nước hàng” cho vào cá. Còn “cá thu kho mía” đích thị là gu của người miền Nam.
.
Mình nhớ chi tiết này rất lâu bởi chính mình –  cũng là một “nội tướng” rất thích nấu ăn, hay quan tâm tới ẩm thực- cứ lăn tăn, tại sao lại “cá thu kho giá?” Vì giá chỉ xào chứ không ai kho, mà lại kho với cá thì chắc là tanh lắm. Sau này hỏi lại, mới hay đó là “cá thu kho mía”  😀
.
Nhắc lại chi tiết “cá thu kho mía” thành “cá thu kho giá” chỉ để nói một điều, sự thật lịch sử vẫn cứ là sự thật lịch sử, dù có cố tình phủ nhận hay bóp méo!
.
Chính trị vốn vậy, đầy thủ đoạn, tàn nhẫn và thiếu sòng phẳng!
.
Xin đăng bài viết này để bạn đọc chia sẻ- nhân ngày giỗ đầu ông- 1/7 Âm lịch

———————-  

Tôi gặp Bùi Tín lần đầu vào một chiều mùa hè năm 1980 tại Hà Nội. Tôi gặp ông lần cuối cũng vào mùa hè 2017 tại California. Tôi không bao giờ nghĩ rằng đó là lần cuối.

Những buổi chiều ngắn ngủi bên ông. Chúng tôi đi dạo trong khuôn viên thinh lặng, mêng mông của một trường đại học miền Nam California. Ông dừng lại như để lấy thêm hơi thở rồi hỏi tôi, có biết loài cây này không. Tôi cố cười để giấu sự dốt nát của mình. Tôi trả lời thành thật. Tên tiếng Việt của nó tôi còn chưa biết nói gì đến tiếng Anh.

Tiếp tục đọc