Bố Mèo ngủ tận nơi nao?

Tác giả: NAG Nguyễn Sơn Hải

KD: Bố Mèo tự dưng đăng ảnh ngồi giữa bạn Chung Le (Mỹ) và mềnh, rùi hỏi một câu: “Hay chúng mềnh… ngụ đê”???  😀  . Đăng ảnh này lên trả lời Bố.  😀

————— 

Bố Mèo ngủ tận nơi nao?
Dì Duyên chân thấp chân cao ngó tìm
Tìm bố như thể tìm chim
Bố ngụ nước Mỹ đi tìm nước Nam 

13 bài học cuộc sống nên ghi nhớ

Tác giả: theo FB người Trung Niên- (Sưu tầm). Nguồn: New Dharma Readers

KD: Bạn bè gửi cho stt này. Đọc mà lặng đi, suy ngẫm vì quá thấm thía. Người viết hẳn phải rất trải đời, chiêm nghiệm cùng quan sát. Từng yêu, từng đau, từng tri kỷ, từng chia xa, từng cay đắng, từng bao dung…
Xin đăng lên để bạn đọc chia sẻ
—————  
Trong hình ảnh có thể có: chim và văn bản
1. Trong bất cứ mối quan hệ nào, nếu bạn nhận thấy mình không được tôn trọng, hãy ra đi cho dù là tình bạn hay tình yêu.
2. Đôi khi chúng ta phải chấp nhận việc quên đi một số người trong quá khứ. Bởi vì một lý do đơn giản: Họ không thuộc về tương lai chúng ta!

Tiếp tục đọc

Về cuộc chiến tranh biên giới 40 năm trước

 Tác giả: Vũ Ngọc Hoàng

 Không để vì thù hận mà nóng đầu mất tỉnh táo là bản lĩnh và tư duy đúng, cũng như không chưởi bới lẫn nhau để tạo không khí hữu nghị là việc cần thiết, nhưng không nói rõ hết sự thật một cách trung thực và thẳng thắn với nhau để rút ra những bài học chung về văn hóa sống cùng, cũng như không để cho nhân dân biết rõ về bản chất, nguyên nhân và đặc biệt là chưa tôn vinh đầy đủ và kịp thời công trạng của những người đã chiến đấu hy sinh trong cuộc chiến tranh vệ quốc ấy thì đó là điều không đúng. Khuyết điểm thì phải sửa, đừng để nhân dân hiểu nhầm và những ý kiến không tốt lợi dụng điều ấy để xuyên tạc về động cơ và bản chất của sự việc (Vũ Ngọc Hoàng)

KD: Tác giả Vũ Ngọc Hoàng gửi cho mình bài viết này. Đây là bài viết đã đăng trên một tạp chí, một ngày sau, không rõ vì sao đã bị gỡ xuống. Xin đăng để mọi người chia sẻ

—————

 Đó là cuộc chiến tranh vệ quốc của quân và dân ta tại khu vực biên giới phía bắc năm 1979. Tôi còn nhớ khi nghe lời  một bài hát của nhạc sĩ Phạm Tuyên vang lên “Tiếng súng đã vang trên bầu trời biên giới, đưa toàn dân ta vào trận chiến đấu mới, quân xâm lược bành trướng dã man, đã giày xéo mãnh đất tiền phương, lữa đã cháy và máu đã đổ trên khắp dải biên cương…” thì mọi người Việt Nam ai cũng xúc động vì sự hy sinh và chiến đấu anh dũng của quân và dân phía bắc nước ta, nhiều thanh niên ở mọi miền tổ quốc đã xung phong lên đường ra trận để bảo vệ biên cương. Tiếp tục đọc

Hồi kết phải đến của dự án đường cao tốc Bắc- Nam

Tác giả: Tô Văn Trường

.Với sự chậm trễ đáng ngờ của dự án đường sắt trên cao Cát-Linh-Hà Đông, nhiều ý kiến cho rằng tiến độ của dự án này và nhiều dự án khác có vốn Trung Quốc có liên quan mật thiết đến sự “ấm-lạnh” của quan hệ chính trị Việt Trung.

….Bộ Chính trị và Chính phủ nên đề ra chủ trương: Dứt khoát việc làm đường cao tốc Bắc Nam do nước ta tự làm trên cơ sở thực hiện mọi chính sách và biện pháp đúng đắn nhằm huy động vốn và năng lực thi công trong nước. Loại bỏ hoàn toàn việc cho nước ngoài dù là ai tham gia đấu thầu – với lý do Việt Nam phải tự lực vươn lên, cụ thể là khi sử dụng PPP trong nước đối với 01 số đoạn của dự án thì phải nêu yếu tố an ninh quốc phòng là quan trọng hàng đầu, giao cho Bộ GTVT cập nhật dự án thì khi đó Bộ mới danh chính ngôn thuận hủy mời thầu như vừa qua (TVT).

.KD: Tác giả Tô Văn Trường vừa gửi cho bài viết này, nêu rõ những giải pháp cụ thể về chuyển hình thức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư trong nước, cơ chế vốn đầu tư cho dự án, phương án đầu tư đề xuất cho phù hợp với tình hình hiện nay. Đó là những giải pháp quan trọng để dự án đường cao tốc Bắc- Nam có thể thực thi, phù hợp thực tiễn, có lợi ở hai điểm quan trọng: Vừa nâng khả năng của các doanh nghiệp trong nước, cổ vũ lòng yêu nước của chính các doanh nghiệp và người dân. Quan trọng hơn, để XH đỡ bất an, khi lòng dân đỡ tổn thương, nghi ngờ và phân ly, phân hóa sâu sắc trước nguy cơ an ninh chủ quyền đất nước bị đe dọa và thách thức

——————

Ảnh Báo Tuổi trẻĐây là dự án có tầm quan trọng quốc gia, rất phức tạp liên quan đến chính trị, kinh tế,  xã hội – môi trường và đặc biệt là ảnh hướng đến quốc phòng, an ninh của đất ước nên còn nhiều ý kiến tranh luận dưới các góc nhìn khác nhau cũng là điều dễ hiểu.

Tiếp tục đọc