Tác giả: Nguyễn Minh Châu (theo FB Mau Duc Nguyen)
.….Thằng nhà văn nước nào cũng vậy, ngoài tiếng nói trong tác phẩm phải có tiếng nói xã hội, tiếng nói trước công bằng và bất công, trước chiến tranh và hòa bình. Nhưng địa vị thằng nhà văn mình thấp quá, làm gì có tiếng nói ấy. Theo tôi làm một thằng nhà văn Việt Nam lúc này mà tìm cách lẩn tránh vấn đề dân chủ là thiếu tư cách – kể cả việc anh núp sau lập luận rằng văn học là cái gì lâu dài, sâu xa, để đời….. (Nguyễn Minh Châu)
.KD: Tác giả của “Những lời ai điếu cho một nền văn học”, mất ngay 23-1-1989 ở tuổi 59. Ngày 29-11-1988 ông gửi cho ông Nguyễn Trung Thu bức thư này. Cũng coi như là Di cảo cuối cùng của ông- theo FB Mạu Duc Nguyen
.Đọc bài viết ngắn ngủi nhưng đầy nỗi niềm về “dân chủ” của nhà văn Nguyễn Minh Châu, mới thấy rằng, dân chủ chính là khát vọng muôn đời của những người cầm bút (nếu không thì sao lại có Nhân văn- Giai phẩm?). Dân chủ chính là văn hóa, văn minh đỉnh cao của một XH phát triển. Vì khát vọng đó mà nhà văn VN, vào những giây phút cuối cùng của đời mình đã phải “Đi tìm cái tôi đã mất”, như Nguyễn Khải, hay như Nguyễn Minh Châu “Những lời ai điếu cho một nền văn học” như Nguyễn Minh Châu- đầy cay đắng.
.Nhưng Dân chủ khiến cho Quyền lực sợ hãi vì mất đi lợi ích cai trị, coi thân phận con người chỉ như “Trại súc vật”
.Dân chủ cũng đòi hỏi Quyền lực phải minh bạch, và Pháp luật phải được độc lập, thượng tôn
.Vì thế mà những dòng Di cảo của một nhà văn như Nguyễn Minh Châu vẫn chỉ là Di cảo đầy niềm đau… Chừng nào lợi ích Quốc gia, mà nền tảng là Dân chủ, văn minh, văn hóa chỉ là những ngôn từ… Đẹp! 😦 😦 😦
.Xin đăng lên để bạn đọc chia sẻ
Title bài, chủ Blog xin đặt
————

Ông Thu ơi,
Bấy giờ là hoàng hôn của một ngày nắng như đổ lửa của đất miền Nam, tôi đang ngồi trên một chiếc giường cá nhân của nhà trai mà nhà chùa dọn cho nằm. Vẫn y hệt như cái giường lính hoặc giường “nhà văn” của tôi ở nhà mà chúng ta vẫn ngồi, tôi vừa đọc một lúc hai thư của ông. Tiếp tục đọc →
Bạn phải đăng nhập để bình luận.