Cây Hoàng lan và “Nhà Phạm Toàn”

Tác giả: KD/KD. Ảnh NAG Nguyễn Đình Toán

KD: “Hạnh phúc là trần gian”. Phạm Toàn từng viết thế. Một trần gian đầy nỗi đau, cùng niềm quyến rũ thú vị. Nhưng ngay cả khi ông rời trần gian, mình chợt nghĩ, Phạm Toàn vẫn là người hạnh phúc

Hạnh phúc của một con người biết sống cho Đời, yêu Đời và vì Đời này

————-   

Ảnh: Cuốn Tiểu luận Jean Piaget (Tiểu sử tự thuật và Tuyển chọn các bài viết dành cho đại chúng) do Phạm Anh Tuấn dịch (NXB Tri Thức), để tặng cho Cha của anh- nhà giáo Phạm Toàn

Anh em bạn bè thân thiết chụp trước cây Hoàng lan vừa trồng

Phải đưa hai ảnh mới đủ đầy (có NAG Nguyễn Đình Toán)  😀

Ngày 13/8 dương lịch vừa qua (13/7 âm lịch), đúng 49 ngày nhà giáo Phạm Toàn rời trần thế, anh em bạn bè thân thiết của ông tề tựu đông đủ tại quê nhà ông- thôn Hội Phụ (Đông Hội- Đông Anh HN), khánh thành “Nhà Phạm Toàn” và trồng một cây Hoàng Lan, sinh thời ông rất yêu thích, làm kỷ niệm.

Hoàng lan là giống hoa ngọc lan, nhưng màu không trắng ngọc, mà lại vàng đượm, rất hiếm

“Nhà Phạm Toàn” là ý tưởng, sáng kiến của Phạm Anh Tuấn, con trai nhà giáo và bạn bè thân thiết của ông đề xuất và cùng đóng góp. Nơi đó, lưu giữ hàng loạt các tác phẩm sách dịch văn chương, giáo dục, các sản phẩm giáo dục (SGK) của nhóm Cánh Buồm mà ông là người thuyền trưởng khởi xướng, cầm lái và bền bỉ suốt nhiều năm nay, nhằm tìm kiếm một phương án GD khả dĩ và có chất lượng, khai mở trí khôn trẻ em.

Ảnh: Nhà văn Dương Tường- người bạn thân chí cốt của nhà giáo Phạm Toàn, giờ mắt rất kém. Anh Chu Hảo phải đưa bác Dương Tường đến tận nơi cây Hoàng lan vừa trồng

Trước đó, chiều 11/8, Phạm Anh Tuấn đã tổ chức tại Cà phê Trung nguyên (52 Hai Bà Trưng- HN) giới thiệu cuốn Tiểu luận Jean Piaget (Tiểu sử tự thuật và Tuyển chọn các bài viết dành cho đại chúng) do Phạm Anh Tuấn dịch (NXB Tri Thức), để tặng cho Cha của anh- nhà giáo Phạm Toàn, nhưng ông đã không kịp để được nhìn thấy tác phẩm dịch của con trai mình.

Ảnh: Cuốc đất để trồng cây. Bác Nguyễn Trung và NNC Nguyễn Quang Dy

Cùng với hai cuốn “Sự ra đời Trí khôn ở Trẻ em” và “Sự hình thành Biểu tượng ở Trẻ em” đã được dịch trước đây, đây là cuốn sách thứ ba của Piaget được dịch và có mặt trong Tủ sách “Tâm lý học giáo dục Cánh Buồm”.

Ảnh: Cây được đưa vào trồng. Bác Nguyễn Quang A, bác Phạm Chi Lan và nhà nghiên cứu VH Phạm Xuân Nguyên


.
Trước khi trồng cây Hoàng lan làm kỷ niệm tại Nhà thờ Gia tộc của nhà giáo Phạm Toàn, anh em, bạn bè thân thiết đã thăm và thắp hương viếng mộ ông.

Nắng trưa vàng rực. Những bó huệ trắng muốt và khói hương thơm ngát. Có cảm giác Phạm Toàn mỉm cười rạng rỡ, nụ cười vốn rất hóm hỉnh và ấm áp. Vì ông biết rằng, ông vẫn luôn sống trong con tim, tấm lòng bè bạn.

“Hạnh phúc là trần gian”. Phạm Toàn từng viết thế. Một trần gian đầy nỗi đau, cùng niềm quyến rũ thú vị. Nhưng ngay cả khi ông rời trần gian, mình chợt nghĩ, Phạm Toàn vẫn là người hạnh phúc

Hạnh phúc của một con người biết sống cho Đời, yêu Đời và vì Đời này

——————

Ảnh: Mình chụp cùng với Chị Khang, chị gái của anh Phạm Toàn. Chị đã 90 tuổi mà rất trẻ trung, minh mẫn. Thật nể phục

Ảnh: Anh em bạn bè lần lượt ký tên vào cuốn sách Tiểu luận Jean Piaget (Tiểu sử tự thuật và Tuyển chọn các bài viết dành cho đại chúng). Đạo diễn điện anh Trần Văn Thủy đang ký tên. Cuốn sách sẽ được đặt trong tủ sách “Nhà Phạm Toàn”

Ảnh: Trò chuyện dưới bóng cây vườn nhà

Ảnh: Mình chụp với nghệ sĩ Lộc Vàng. Sinh thời, anh Phạm Toàn rất thương Lộc Vàng, và rất thích nghe Lộc Vàng hát