Tác giả: Hồng Hạnh- Hà Cường
Về bản chất hầu hết những người sáng lập và đầu tư cho nhiều trường gắn mác “quốc tế” hiện nay ở Việt Nam thường không bắt nguồn từ mục đích làm giáo dục mà là làm kinh tế bằng kinh doanh giáo dục.
GS.TS Phạm Tất Dong cho rằng, cần một cơ chế kiểm tra và định danh lại các trường tư thục có tên quốc tế. Không thể để tồn tại ngang nhiên như vậy, sẽ làm phụ huynh hoang mang, ảnh hưởng đến môi trường giáo dục của nước nhà và điều thiệt nhất là các cơ sở làm giáo dục tử tế bị kìm kẹp và khó cạnh tranh với các trường “ma”.
KD:Điều đáng nói thêm, quản lý Nhà nước ở mảng này, nhất là đô thị lớn như Hà Nội đang làm gì? Hay các vị cũng chỉ có mác nốt, mà chẳng làm gì cả. Để cho loại trường “cuốc tế” kiểu này tự tung tự tác? Để rồi mất người mới lo làm chuồng?
Mình phải viết là chuồng, bởi đúng ngày hôm nay, ngày 19/8, bạn bè gửi cho hình ảnh Báo Giáo dục và Thời đại đưa video (độc quyền), vụ “cơ sở mầm non Maple Bear Westlake (không biết có phải là trường cuốc tế nữa không) thu học phí 20 triệu/tháng nhưng các con bị đánh, bị cô nhốt vào tủ quần áo.”
Clip độc quyền: Cơ sở mầm non Maple Bear Westlake Point đánh, nhốt trẻ vào tủ quần áo 
Video ngày 5/8 ghi lại cảnh cô giáo đánh, nhốt cháu bé vào tủ quần áo.
—————–
>>Chưa có quy định nào gọi là “trường quốc tế”
>>Bộ GD&ĐT: Trường tự gắn mác “quốc tế” là sai quy định
>>Trường Gateway “tự nhận” là trường quốc tế
Về bản chất họ là người làm kinh tế và chúng ta hãy nhìn lại họ bằng thái độ sòng phẳng của nghề kinh doanh.
Ông Nguyễn Xuân Thắng – Chủ tịch Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam đã nhấn mạnh như vậy trên báo Ngày Nay.

Nhấn để phóng to ảnh