Người đàn ông ‘nhặt’ gần trăm đứa trẻ: ‘Con bị bỏ vào bọc, chó tha đi…’

Tác giả: Hoài Nhân
.
Từ đứa trẻ đầu tiên nhặt ngoài bãi rác, ông Nguyễn Văn Lâm (47 tuổi) tiếp tục cùng ông Phúc (em trai) cưu mang hàng chục đứa trẻ khác suốt hơn 11 năm nay, lập nên Mái ấm tình thương Phúc Lâm (ấp 2, xã Long An, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai). Hiện mái ấm đang cưu mang 90 trẻ bị bỏ rơi, trong đó có 38 trẻ sơ sinh, 52 trẻ từ 2 – 14 tuổi (Hoài Nhân)
.
KD: Đọc mà xót xa quá. Câu chuyện của những em bé bị bỏ rơi. Và cũng khâm phục quá, tấm lòng Bồ tát của hai người cha- cha Lâm, cha Phúc. Tạ ơn hai cha-những tấm lòng yêu thương trẻ vô hạn
.
Và cũng thật xót xa vì sự trớ trêu ở đời này. Những kẻ sâu mọt, đục khoét của dân rồi lại xây ba tầng tháp làm phúc. Thật ra, phúc đức không bao giờ có thể nảy mầm ở những quả ác đó đâu. Cho dù có  tiền tấn tiền tỷ thì rồi chúng chết cũng không sao siêu thoát
Mình vẫn tin mãnh liệt ở điều Thiện, tin ở luật Nhân- Quả. Từ lúc còn rất trẻ, cho đến giờ tóc đã không còn xanh. 
———————-
Con là con của cha Lâm, người đàn ông độc thân ‘nhặt’ gần trăm đứa con từ nghĩa trang, bãi rác. Con sẽ bước tiếp trên con đường có cha, có anh em. Phía trước là hy vọng và không hề cô độc như lúc con chào đời…
Những thiên thần bị bỏ rơi nơi mái ấm Phúc Lâm /// HOÀI NHÂN

Những thiên thần bị bỏ rơi nơi mái ấm Phúc Lâm

HOÀI NHÂN

Chưa cắt rốn đã bị bỏ trong túi ni lông, chó tha đi

Tiếp tục đọc

Xe lôi và… ba nàng

Tác giả: NAG Nguyễn Đình Toán 

Một chàng đi với ba nàng
Vừa… lôi, vừa … đạp hai hàng mồ hôi rơi
Đời người trí thức phút vui
Nỗi đau nhân thế khôn nguôi đêm dài   

(Tay lái lụa là TS Nguyễn Gia Hảo- phu quân của chị Phạm Chi Lan)  😀  😀  😀

 

Nguyễn Như Phong: Tôi có mấy câu hỏi này, rất mong được chỉ giáo.

Tác giả: theo FB Nguyễn Như Phong

KD: CON ĐƯỜNG “VÒNG TRÔN ỐC” VÀ QUYỀN LỰC TUYỆT ĐỐI!

.Bạn đọc mách cho stt của Nguyễn Như Phong, nguyên Phó TBT Báo CAND. Đọc bài viết với 3 câu hỏi, thấy rất thú vị. Cũng may, ông NNP là quan chức của báo CAND, chứ nếu tác giả không phải là người của ngành CA, “có sừng có mỏ” một thời, hẳn tha hồ được đội những cái mũ chả dễ chịu tí nào  😀

Với ba câu hỏi đó, chứng tỏ NNP rất chịu nghĩ, quan sát thời cuộc và thấm thía những hưng thịnh, suy vong… của một thể chế mà ông là người từng đóng góp tích cực

Mình thích bài này. Nên muốn trả lời cho ông NNP, dù không kết bạn với NNP trên FB, và không hề có í chỉ giáo. Chỉ là nhận thức cá nhân của một kẻ cầm bút, từ rất trẻ, đã biết đau nỗi đau Đời, cô đơn đi trên hành trình nghề báo gian truân nhiều, may mắn ít. Nhưng ở tuổi này, lại cảm giác bình thản, và mỉm cười. Vì đơn giản, những gì mình cảm nhận, thấu cảm từ rất sớm, giờ đã thành hiện thực sinh động, dù đáng buồn cho đất nước này  😀

Về câu hỏi thứ nhất: Dường như ở các nước theo hệ thống CS, tư duy “chính trị là thống soái” là rất sâu đậm, và nó chi phối rất nhiều trong các chính sách, đặc biệt chính sách sử dụng nhân lực, nhân tài. “Trí phú địa hào, đào tận gốc, trốc tận rễ”. Với tư duy đậm mùi ý thức hệ chính trị kiểu đó, liệu nhân tài (trong đó có không ít con nhà giầu có, tư sản, trí thức được học hành) có được sử dụng không? Ở thời hiện đại này, thì “con cháu các cụ” cả, đi theo “đúng quy trình” của các nhóm lợi ích. Một QG mà các ngành, các quan chức đều làm chính trị, để leo lên quyền lực cao hơn, sử dụng “tay chân” (dốt nát, dù bằng cấp đầy mình nhưng dễ sai bảo), coi rẻ “đầu óc” (người có trí tuệ, có tư duy độc lập, nói thẳng, nói thật) và “sợ” nhân tài, trí thức (vì sợ sự hơn mình). Đất nước đó phát triển kinh tế  được mới là điều lạ  😦  😦  😦

Câu hỏi thứ hai: Đúng là đi lên “thiên đường” CSCS- cứ cho là có- tận cùng phát triển cực thịnh của TBCN có nhiều con đường? Tại sao VN lại không chọn con đường “khác”- (NNP cũng chỉ dám nói chữ “khác”) mà lại chọn con đường “hiện nay”? Chữ hiện nay thật… ý nhị  😀  😀  😀

Một câu hỏi thú vị! Lẽ ra câu hỏi này chính các bậc lãnh đạo cao cấp của QG từ quá khứ phải trả lời cho NNP. Nhưng từ thực tiễn, có thể thấy một cách nông cạn thế này chăng: Đó là sự ấu trĩ và sơ lược trong nhận thức, trong tư duy, và vẫn mang nặng ý thức hệ chính trị tư tưởng của “hai phe” khi đó- sau khi miền bắc hòa bình- và sau này, thống nhất đất nước. Ý thức hệ chính trị cứng nhắc, giáo điều và bảo thủ, cố chấp đến nỗi, ngay cả khi hệ thống XHCN đã sụp đổ, bắt đầu từ sự tan rã của Liên bang Sô viết, các nước Đông Âu, thì VN vẫn kiêu hãnh gương cao ngọn cờ định hướng XHCN- kể cả khi chuyển đổi cơ chế thị trường. Và “cái đuôi” XHCN luôn định hướng “cái đầu” kinh tế thị trường. Trong khi nền tảng lý luận vốn mỏng manh, non kém, mù mờ, nên cứ mày mò một mình một hành trình, bất chấp quy luật thực tiễn của kinh tế thị trường. Dẫn đến dở khóc dở cười mà sự “sửa sai” chỉ là đi lại những bước đầu tiên để hội nhâp kinh tế, bị tác động mạnh mẽ bởi những Hiệp ước kinh tế của thế giới hiện đại.

Đó là con đường “vòng trôn ốc” đáng buồn, đáng tiếc. Mất bao thời gian, công sức của một dân tộc vốn phải đổ nhiều xương máu để bảo vệ độc lập, chủ quyền đất nước. Quá buồn!  😦  😦  😦

Câu hỏi thứ ba: Ngắn gọn hơn, vì sử gia Anh Lord Acton đã dự báo và tổng kết sâu sắc, mà Việt Nam chỉ là thích … dẫm chân vào “vết xe đổ” mà thôi- Đó là “Quyền lực làm con người tha hóa. Quyền lực tuyệt đối sẽ dẫn đến tha hóa tuyệt đối”  😀  😀  😀  . Sự mất niềm tin của người dân bao giờ cũng trực giác và cụ thể, trước hiện tượng “một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên” suy thoái, tha hóa, trước thảm trạng tham nhũng, lợi ích nhóm giằng xé, trong khi Pháp luật chỉ là anh hài mang tên Công lý  😦  😦  😦

——————  

Tôi cũng đã được đi học Chính trị cao cấp và được ” sáng” ra nhiều điều. Tuy nhiên, tôi thấy có mấy vấn đề mà không ai phân tích, không ai nhắc đến…
Nay tôi xin nêu ra đây, rất mong được các nhà chính trị, các bậc thức giả chỉ bảo.
Tiếp tục đọc