Tác giả: Chu Hảo (Bài phát biểu tại cuộc gặp mặt nhân kỷ niệm 100 năm Ngày sinh của Tướng quân Cao Văn Khánh)
Có lần cố thủ tướng Võ Văn Kiệt tâm sự với chúng tôi :“Mình đi làm cách mạng chỉ có quần sà lỏn, chả vương vấn cái gì! Trong khi đó những trí thức tham gia cách mạng là họ phải hy sinh rất nhiều, bỏ lại một gia đình yên ấm, một tài sản, nhiều người trong số họ là từ các danh gia vọng tộc”. Cao Văn Khánh là một trong số họ.Thái độ thận trọng khi gia nhập ĐCSVN là một thí dụ điển hình cho người trí thức hết sức tự trọng. Trong sâu thẳm Ông chỉ muốn làm một trí thức tự do không đảng phái, giặc đến thì ra tiền tuyến, hết giặc lại được về Huế làm nghề dậy học (ông tốt nghiệp cử nhân Luật ở Hà Nội nhưng về Huế lại làm thầy giáo dậy Toán). Nhưng rồi vì nghĩa lớn, vì đại cục của cả dân tộc, vì muốn được cống hiến trong binh nghiệp của mình, Ông đã chấp nhận ghép mình vào tổ chức.
.KD: Dân tộc- bao giờ cũng là “cái nhau” ruột rà, máu mủ của người trí thức- luôn luôn và mãi mãi!
——————–
Thưa các anh chị và các bạn,
Trước hết tôi xin chân thành cám ơn Chị Tôn Nữ Ngọc Toản và gia đình đã có nhã ý cho tôi được phát biểu trong buổi họp mặt trang trọng và đầy ý nghĩa này để bày tỏ lòng kính trọng và sự ngưỡng mộ đối với Tướng quân Cao Văn khánh, nhà quân sự Nhân – Trí – Dũng tam toàn của đất nước ta.
Ông là Dũng tướng với bao nhiêu chiến tích huy hoàng. Từ một học viên của trường Thanh niên Tiền tuyến do Phan Anh thành lập thời chính phủ Trần Trọng Kim, “chàng trai trẻ vốn dòng hào kiệt” xung phong Nam tiến với chức danh Đại đội trưởng. Cuối năm 1949, sau khi ở chiến trường Miền Nam ra, Ông trở thành Tư lệnh Quân khu V. Năm 1949 được Cụ Hồ trực tiếp ký Quyết định ra Bắc làm Phó tư lệnh Sư đoàn 308-Sư đoàn chính quy đầu tiên của QĐNNVN; trực tiếp chỉ huy các chiến dịch Sông Thao (1949), Biên giới (1950). Năm 1954 tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ từ phía Nậm Hu (Lào)… Trong chiến tranh chống Mỹ, Ông có mặt trên vị trí chỉ huy các chiến dịch then chốt: Đắc Tô, Khe Sanh, Đường 9 Nam Lào, Quảng trị (1972) và Tây Nguyên (1974)… Tiếp tục đọc →
Bạn phải đăng nhập để bình luận.