Đánh tráo nhân thân, hotgirl gội đầu thành Trưởng phòng ở Tỉnh uỷ Đắk Lắk

Tác giả: Vũ Long

Bản thân bà Sa- mà sự thật là bà Thảo, xuất thân từ nghề thợ cắt tóc gội đầu, sau đó “mượn”  bằng tốt nghiệp PTTH của chị gái đi học lên kế toán.

Sau một thời gian ở Nhà khách Tỉnh uỷ Đắk Lắk, bà Sa giả này đã được điều qua làm kế toán tại Văn phòng Tỉnh uỷ Đắk Lắk, rồi lại được nâng đỡ để leo lên chức Trưởng phòng (Vũ Long)

KD: Mạng XH lại đang ầm ĩ vụ này. Đọc thấy nhục nhã cho guồng máy tỉnh ủy Đắc Lắk quá. Một gái cắt tóc gội đầu, mát xa mà cũng có thể dắt mũi các anh trong Tỉnh ủy làm tới chức Trưởng phòng Hành chính- Quản trị, thì phải nói gái ấy giỏi. Nhưng không biết em í có mất nhiều không??? Và không biết những anh nào đã “nâng đỡ trong sáng” cho ẻm???

Hội chứng “Hot Girl” quả hay… lây. Từ Thanh Hóa, lên tận Đăc Lăk. Không biết còn bao nhiêu tỉnh nữa mắc “hội chứng” này?

—————- 

Sáng ngày 4/10, một nguồn tin của Tiền Phong xác nhận, bà Trần Ngọc Ái Sa (SN 1973, chức vụ hiện nay là Trưởng phòng Hành chính – Quản trị thuộc Văn phòng Tỉnh uỷ Đắk Lắk) sử dụng bằng cấp 3 của chị gái suốt thời gian công tác các đơn vị trực thuộc Văn phòng Tỉnh uỷ.

Đơn tố cáo bà Sa gửi đến báo Tiền Phong
Đơn tố cáo bà Sa gửi đến báo Tiền Phong

Tiếp tục đọc

Khách sạn Mã Pí Lèng vi phạm Luật Di sản văn hóa như thế nào?

Tác giả: Quang Thi (cử nhân Luật). Ảnh Nguyễn Sơn Hoà

… Không thể chấp nhận một công trình xây dựng trái phép như vậy đe dọa hủy hoại cả cảnh quan thiên nhiên của đèo Mã Pí Lèng bên dòng sông Nho Quế.

Khi áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả, chủ khách sạn được tự nguyện thi hành. Trong trường hợp chủ khách sạn không tự nguyện thi hành, bắt buộc phải cưỡng chế theo Điều 29, Điều 30 của Luật xử lý vi phạm hành chính 2012.

KD:  Dư luận lại đang ầm ĩ vụ việc này. Thách thức pháp luật, nhạo báng pháp luật là thái độ của rất nhiều kẻ có tiền nhưng mua được c/q, mà liên tiếp các vụ phá rừng trắng trợn và kinh khủng gần đây là một ví dụ cụ thể

XH luôn giương cao khẩu hiệu “Nhà nước ta là NN Pháp quyền”. Nhưng nỏ hiểu Pháp quyền kiểu gì mà sự vi phạm ngang nhiên còn Pháp quyền cứ như đang cơn ngủ… đông???  😦  😦  😦

——————   

Công trình khách sạn, nhà hàng được xây dựng trên đèo Mã Pí Lèng đang tạo ra một cuộc tranh cãi trong dư luận. Vậy, công trình này đang vi phạm Luật Di sản văn hóa như thế nào?
* * *

Đèo Mã Pí Lèng được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là danh lam thắng cảnh cấp quốc gia năm 2009, nên nó là di sản văn hóa vật thể, được điều chỉnh bởi Luật di sản văn hóa 2001 (quy định tại khoản 2, Điều 4 và Điều 1 luật này), cùng với Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa 2009.

Tiếp tục đọc

Vườn Quốc gia Tam Đảo có tầm quan trọng như thế nào về môi trường?

Tác giả: Theo Nguyễn Tố (Dân Việt)

Dù chúng ta đã có Luật quy định rất nghiêm về việc lấy đất rừng phòng hộ, rừng đặc dụng… nhưng điều tôi lo ngại nhất là người ta đang lấy rừng bằng cách lách luật, mỗi lần lấy 1 ít, dưới mức phải xin phép. Và dần dần chúng ta mất rừng ngay trước mắt mà không làm gì được, đấy chính là nỗi đau vô cùng lớn lao. (Nguyễn Ngọc Lung)

KD: Khi mà “lưu manh xanh” liên minh với “lưu manh vàng”, và “lưu manh đỏ” để phá rừng, thì những tiếng kêu của báo chí (như Phụ nữ t/p HCM), như chuyên gia rừng Nguyễn Ngọc Lung cũng rơi vào vô vọng chăng?

Bởi cho đến nay, các quan chức cao cấp có trách nhiệm, Bộ Tài Môi và các cơ quan chức năng vẫn im lặng là… vàng, đó sao?

———————

“Nếu không bảo vệ được vườn Quốc gia Tam Đảo chúng ta không chỉ mất đi một cánh rừng nguyên sinh vô giá, mà còn phải đối mặt với thảm cảnh của biến đổi khí hậu, đối mặt với thiên tai, sạt lở và hạn hán.”

Vuon Quoc gia Tam Dao co tam quan trong nhu the nao ve moi truong?
GS-TSKH Nguyễn Ngọc Lung – Viện trưởng Viện Quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng.

Theo GS-TSKH Nguyễn Ngọc Lung – Viện trưởng Viện Quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng, người đã gắn bó gần 60 năm với rừng cho rằng, Vườn quốc gia (VQG) Tam Đảo có ý nghĩa rất quan trọng và tuyệt đối không vì lợi ích này nọ mà đánh đổi..

Tiếp tục đọc

Cựu Ủy viên Bộ CT Phạm Quang Nghị cho rằng hỏa táng thi hài “Bác” là thực hiện Di chúc của Người

Tác giả: theo FB Truong Huy San

KD: Như vậy, chứng tỏ nhiều quan chức cao cấp cũng nghĩ tới việc nên làm. Có điều họ sợ nói ra. Vì sao, thì tự họ hiểu

Thật tiếc. Một XH mất dân chủ đến mức ai lỡ nói trái ý chính quyền, có thể bị quy thành phản động, mất hết. Nên có những điều cần làm, tốt cho đất nước, kể các các quan chức, cũng đành “làm ngơ”

Một XH như thế sao phát triển nổi. Cứ loanh quanh chụp ảnh “tự sướng” với nhau sau lũy tre làng!  😦  😦  😦

Trong khi, tầm của Hồ Chí Minh vượt xa “học trò” của ông quá 😦

* Còn BBC Tiếng Việt cũng đã kịp đưa ý kiến của cựu Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Đình Binh về vấn đề này. Xin đọc bên dưới:
—————- 

Trong hình ảnh có thể có: 8 người

Trong hình ảnh có thể có: văn bản

Hôm qua, sau khi đăng đề nghị hỏa táng thi hài Hồ Chí Minh của thứ trưởng BNG Nguyễn Đình Bin, tôi mới biết là trước đó, một nhà lãnh đạo cao cấp hơn của Đảng, Ủy viên Bộ chính trị 2 khóa (X & XI), Phạm Quang Nghị cũng đã công khai đề nghị hỏa táng thi hài “Bác” trong “Hội thảo 50 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1969 – 2019)”.

Tiếp tục đọc