Tác giả: theo FB Chu Mộng Long
Chuyện tổ chức thi lấy các loại chứng chỉ “để làm đẹp hồ sơ” mới chỉ rộ lên vài năm nay. Tất cả các hiện tượng tổ chức học và mua bán văn bằng chứng chỉ, biến thị trường văn bằng chứng chỉ thành cái chợ trời, chợ đen bát nháo cũng chỉ mới đây.
Đã quy định đầu ra tiến sĩ, thạc sĩ, hay công nhận giảng viên chính, giáo sư, phó giáo sư phải đảm bảo trình độ chuyên môn, các chuẩn đầu ra tối thiểu về triết học, tâm lý, giáo dục học, ngoại ngữ, tin học,… sau đó sao lại phải học thi các loại văn bằng chứng chỉ đó lần nữa? Không tin vào đào tạo của mình hay dọn đường cho nhiều lần mua bán văn bằng, chứng chỉ để móc túi, trục lợi?
KD: Vừa không tin vào các loại văn bằng, và cũng là dọn đường cho việc mua bằng, chứng chỉ, để kiếm tiền thêm lần nữa.
Chính sách thì cổ lỗ, thực tiễn thì vô liêm sỉ! Không phải vô lý mà Chu Mộng Long gọi là tội ác!
*Ông Lê Vĩnh Tân còn nói một câu chủ Blog cho là rất kém về nhận thức và mù mờ về chính trị, đại ý: Việc GV người dân tộc nói được tiếng Kinh, họ coi là biết thêm một ngoại ngữ, thì giờ đây, GV người Kinh dạy học ở vùng dân tộc miền núi, nói được tiếng dân tộc cũng phải coi là biết thêm … một ngoại ngữ. Cả hội trường cười ồ vui vẻ. Còn chủ Blog ngớ người. Vậy thì đến lúc nào đó, vùng dân tộc các tỉnh miền núi cũng có thể coi là vùng “nước ngoài” thì sao? Đùa nhau nơi trà dư tửu hậu thì được, nhưng một Bộ trưởng mà nói vậy ngay giữa nghị trường, để giải thích về chế độ, chính sách GV thì chứng tỏ hiểu biết chính trị dưới đáy! Quá kém đê!
————
Xin đọc tiếp bài dưới đây của cùng một tác giả: “Giáo dục ngày càng dấn sâu vào tội ác” (Chu Mộng Long)

Trả lời chất vấn của các đại biểu về việc tại sao có quá nhiều các loại văn bằng, chứng chỉ cho việc xếp hạng ngạch (kể cả bổ nhiệm), ông Lê Vĩnh Tân, Bộ trưởng Bộ Nội vụ nói:
“Không chỉ thi thăng hạng hay xét nâng ngạch đâu các đồng chí, mà còn ở quy trình bổ nhiệm. Nhiều quá!” – Bộ trưởng Tân nói.
Ông cho biết, những quy định này không phải mình Bộ Nội vụ đưa ra, mà đã có từ năm 1993, đến nay không còn phù hợp, cần phải chỉnh sửa.
Tiếp tục đọc →
Bạn phải đăng nhập để bình luận.