Tóc liễu

Tác giả: KD/KD

.KD: Và con người hiện đại, hay một QG dù không lớn mạnh, nếu biết đặt đúng chỗ và khôn ngoan, “cương hay nhu” đều có sức mạnh riêng, không cái gì có thể phủ nhận cái gì

————–   

Đã đến Kinh Châu (Hồ Bắc- Trung Quốc) khách du lịch không thể nào bỏ qua bức tượng Quan Công- nhân vật lịch sử của Trung hoa cổ xưa, người góp công vào việc thành lập nhà Thục Hán, đưa Lưu Bị trở thành hoàng đế. Ông cũng chính là người đứng đầu trong ngũ hổ tướng nhà Thục Hán (Quan Vũ, Trương Phi, Triệu Vân, Hoàng Trung và Mã Siêu) trong tiểu thuyết lịch sử nổi tiếng- Tam Quốc diễn nghĩa.


Tiếp tục đọc

Nhớ về một người Thầy- Đoàn Phú Tứ

Tác giả: theo FB Long Ngo The
.
KD: Thời sinh viên, mình chỉ biết tên của ông qua bài thơ “Mầu thời gian” mà bất cứ đứa SV nào thời đó cũng thuộc, vì nó “gợi” quá:
Màu thời gian không xanh
Màu thời gian tím ngát
Hương thời gian không nồng
Hương thời gian thanh thanh
Nay lại đọc được bài này của Fbker Long Ngo The, xin đưa lại- về số phận một người tài nhưng rất buồn. Dù vậy, ông đã để lại trong lòng những học trò của ông ấn tượng và sự kính trọng mãi mãi
.
Trên blog của mình bao giờ cũng dành phần trang trọng đăng các nhân vật lịch sử, những người tài, có nhân cách, bởi đọc họ là một cách học họ và tự GD mình. Còn với những nhân vật đối lập mà có tư cách, đọc họ để hiểu thời cuộc và đánh giá công tâm, giúp bạn đọc tránh bị “nhồi vịt”. 🙂. Minh trân trọng và kính nể tất cả những người tài, có nhân cách dù họ ở bên này hay bên kia, dù họ từng trả giá bởi những chọn lựa của số phận hoặc lịch sử
.

*Cũng xin đăng cả cái còm của Fbker Từ Phương Lâm lý giải bút danh TUẤN ĐÔ của  nhà  thơ Đoàn Phú Tứ: Tưởng nhớ Thầy Đoàn Phú Tứ – tôi và anh Long Ngo The cùng là học sinh lớp 5A Lycee Albert Sarraut niên khóa 1959 – 1960 do Thầy là Chủ nhiệm . Tôi có nhiều kỷ niệm với Thầy . Những năm của thập niên 70 tôi thường gặp và gần gũi với Thầy ,những lúc uống bia ở quầy bia Nguyễn Biểu tôi vẫn xưng hô Thầy và con như ngày học sinh , các bạn tôi đều theo tôi như vậy , rất mến trọng Thầy . Thầy là một người tài hoa , uyên bác , riêng về Pháp văn thì mọi người nói là Thầy nói tiếng Pháp hơn cả dân Parisien chính gốc , thời đó Thầy còn phải dịch thuê không được đề tên dịch giả , Thầy kể gọi là ” mọi ” (negre ) mãi sau mới được lấy bút danh Tuấn Đô , theo Thầy là sự xắp xếp lại thứ tự các chữ cái của Đoàn Tứ .

Không có mô tả ảnh.
———— 
Đoàn Phú Tứ (1910-1989)
Trong hình ảnh có thể có: 1 người, cận cảnh
Trong hình ảnh có thể có: 1 người, cận cảnhTrong hình ảnh có thể có: 2 ngườiNhạc sĩ Văn Cao (1923-1995) và Nhà văn Đoàn Phú Tứ (1910-1989), 
Trong hình ảnh có thể có: 5 người

Nhiếp ảnh gia Trần Văn Lưu (1917-2003), Nhạc sĩ Văn Cao (1923-1995), Hoạ sĩ Bùi Xuân Phái (1920-1988), Nhà văn Đoàn Phú Tứ (1910-1989), Hoạ sĩ Lê Chính (1920-2006). 

Năm tôi học lớp 5 (1959-1960), Thày dạy bọn tôi môn Dịch. Môn tiếng Pháp (Le français) do các thầy cô người Pháp dạy và mỗi tuần có hai tiết môn dịch (version, thème). 

Tiếp tục đọc

Hà Nội từng có 21 cửa ô

Tác giả: (Viet Cuong Sarraut sưu tầm và biên tập)- theo FB Hà Nội Tri thức.

.KD: Title bài chủ Blog xin đặt lại

—————-  

Không có mô tả ảnh.

Ai cho rằng Thăng Long – Hà Nội chỉ có 5 cửa ô xin mời tham khảo bài này:

Theo sách Bắc thành dư địa chí soạn hồi đầu thế kỷ XIX, Hà Nội có 21 cửa ô. Nhưng sách này không liệt kê tên đầy đủ các cửa ô. Đến khi nhà Nguyễn hạ cấp kinh thành Thăng Long xuống thành một thành phố thuộc tỉnh thành Hà Nội thì số các cửa ô chỉ thấy còn 16.
Theo bản đồ Tòa thành Hà Nội (thành đất), do hai ông Lê Đức Lộc và Nguyễn Công Tiến dựng năm 1831, có ghi vị trí và tên 16 cửa ô. Bản đồ Tỉnh thành Hà Nội vẽ năm 1866 (thời gian trước khi phá thành Hà Nội) đời Tự Đức lại chỉ còn 15 cửa ô, không còn ô Nhân Hòa.
Thời xưa, đây là các cửa ra vào kinh thành. Ban đêm, tại các cửa ô đều có tuần phiên canh gác, kiểm soát sự ra vào kinh thành.

Tiếp tục đọc

Bốn “siêu nhân” Quảng Bình đã về cõi

Tác giả: Khắc Thái (theo FB Tan Dinh)

KD: Sau khi Hòa thượng Thích Trí Quang viên tịch, mình đọc được stt này, thấy hay, và rất đáng suy nghĩ nên đã còm thế này, nay xin trích đăng như một nhìn nhận của mình về hiện tượng “người tài” và nước “kém”, về những “anh hùng ko tạo nên thời thế”:

Bốn hay sáu Cụ đều nhân kiệt mà Quốc gia cứ ở tình trạng “đang phát triển”, đủ biết các cụ ở thời cuộc đánh nhau dữ dằn. Chả lẽ dân tộc Việt này khó bình an để dân được hưởng phúc đến vậy chăng???

———-   

1. Cụ Ngô Đình Diệm theo thuyết cộng hoà tư sản, đi trước – năm 1963;
2. Cụ Linh mục / sử gia Nguyễn Phương đi thứ hai – 1993;
3. Cụ Đại tướng Võ Nguyên Giáp đi thứ ba – 2013;
4. Cụ Phạm Quang / Hoà thượng Thích Trí Quang đi sau cùng – 2019.
Tiếp tục đọc

Vụ án “Trốn thuế” ở Nha Trang sẽ đi vào lịch sử kinh dị của tố tụng!

Tác giả: theo FB Trần Đình Triển 

.Nếu bản án này tuyên các bị cáo có tội và nếu có kháng cáo, kháng nghị xử phúc thẩm y án sơ thẩm;… thì hệ luỵ từ vụ án này sẽ làm đảo lộn chính sách đất đai, nhà ở, kinh doanh bất động sản, cấp đất, bồi thường giải phóng mặt bằng, thu hồi đất, tái định cư, thuế khoá;….nhân dân có quyền kiện hoàn thuế, kiện đòi giá bồi thường đất và nhà khi bị thu hồi theo giá thoả thuận khi mua bán và đã nộp thuế đầy đủ.

Đây là thông điệp tôi gửi đến các cơ quan nhà nước có thẩm quyền về vụ án này. Đừng vì vụ việc nhỏ hoặc vì thành tích của một cơ quan nào đó mà hậu quả không lường trước được, phá vỡ cơ cấu chính sách đang tạm thời ổn định (TĐT).

KD: Xấu hổ quá. Xin trích lại cái còm mình trả lời một bạn còm cũng là một LS, bởi cho dù toà án cuối cùng tuyên án thế nào thì cũng là “mất hơn đựơc”, có khi thành trò cười cho thiên hạ   😀

“Con ng có thể đúng có thể sai nhưng luật pháp không thể dựa trên yêu ghét. Bởi khi đó không còn khách quan. Dư luận Xh cũng ko ưa Trần Vũ Hải nhưng người ta ghét cái gọi là pháp luật nhưng lại quá “vị thân”! 

——————

Vụ án “Gọi là trốn thuế” có liên quan đến Luật sư Trần Vũ Hải sẽ đi vào lịch sử tố tụng của đất nước. Tôi chưa có thời gian phân tích nhiều, xin điểm qua một số nội dung:

– Oan! bất chấp pháp luật! Tại toà, Cơ quan thuế khẳng định không trốn thuế, cơ quan thuế đã thu đúng, thu đủ theo quy định của pháp luật. 

Tiếp tục đọc