Nhớ về một người Thầy- Đoàn Phú Tứ

Tác giả: theo FB Long Ngo The
.
KD: Thời sinh viên, mình chỉ biết tên của ông qua bài thơ “Mầu thời gian” mà bất cứ đứa SV nào thời đó cũng thuộc, vì nó “gợi” quá:
Màu thời gian không xanh
Màu thời gian tím ngát
Hương thời gian không nồng
Hương thời gian thanh thanh
Nay lại đọc được bài này của Fbker Long Ngo The, xin đưa lại- về số phận một người tài nhưng rất buồn. Dù vậy, ông đã để lại trong lòng những học trò của ông ấn tượng và sự kính trọng mãi mãi
.
Trên blog của mình bao giờ cũng dành phần trang trọng đăng các nhân vật lịch sử, những người tài, có nhân cách, bởi đọc họ là một cách học họ và tự GD mình. Còn với những nhân vật đối lập mà có tư cách, đọc họ để hiểu thời cuộc và đánh giá công tâm, giúp bạn đọc tránh bị “nhồi vịt”. 🙂. Minh trân trọng và kính nể tất cả những người tài, có nhân cách dù họ ở bên này hay bên kia, dù họ từng trả giá bởi những chọn lựa của số phận hoặc lịch sử
.

*Cũng xin đăng cả cái còm của Fbker Từ Phương Lâm lý giải bút danh TUẤN ĐÔ của  nhà  thơ Đoàn Phú Tứ: Tưởng nhớ Thầy Đoàn Phú Tứ – tôi và anh Long Ngo The cùng là học sinh lớp 5A Lycee Albert Sarraut niên khóa 1959 – 1960 do Thầy là Chủ nhiệm . Tôi có nhiều kỷ niệm với Thầy . Những năm của thập niên 70 tôi thường gặp và gần gũi với Thầy ,những lúc uống bia ở quầy bia Nguyễn Biểu tôi vẫn xưng hô Thầy và con như ngày học sinh , các bạn tôi đều theo tôi như vậy , rất mến trọng Thầy . Thầy là một người tài hoa , uyên bác , riêng về Pháp văn thì mọi người nói là Thầy nói tiếng Pháp hơn cả dân Parisien chính gốc , thời đó Thầy còn phải dịch thuê không được đề tên dịch giả , Thầy kể gọi là ” mọi ” (negre ) mãi sau mới được lấy bút danh Tuấn Đô , theo Thầy là sự xắp xếp lại thứ tự các chữ cái của Đoàn Tứ .

Không có mô tả ảnh.
———— 
Đoàn Phú Tứ (1910-1989)
Trong hình ảnh có thể có: 1 người, cận cảnh
Trong hình ảnh có thể có: 1 người, cận cảnhTrong hình ảnh có thể có: 2 ngườiNhạc sĩ Văn Cao (1923-1995) và Nhà văn Đoàn Phú Tứ (1910-1989), 
Trong hình ảnh có thể có: 5 người

Nhiếp ảnh gia Trần Văn Lưu (1917-2003), Nhạc sĩ Văn Cao (1923-1995), Hoạ sĩ Bùi Xuân Phái (1920-1988), Nhà văn Đoàn Phú Tứ (1910-1989), Hoạ sĩ Lê Chính (1920-2006). 

Năm tôi học lớp 5 (1959-1960), Thày dạy bọn tôi môn Dịch. Môn tiếng Pháp (Le français) do các thầy cô người Pháp dạy và mỗi tuần có hai tiết môn dịch (version, thème). 

Thầy dặn lũ trò chúng tôi là dịch xuôi hay ngược đều phải thể hiện được cái hay, cái đẹp của tiếng Pháp cũng như tiếng Việt. Thày giảng bài mà như kể chuyện. Chỉ tiếc là, thời đó chúng tôi mới lớn, lại vào cái thời mà tiếng Nga, tiếng Trung bắt đầu thịnh hành, tiếng Pháp bị coi là tiếng của thực dân, đế quốc nên gần như chữ thầy trả thầy. Tôi còn nhớ buổi học cuối cùng năm học đó, Thầy kể cho chúng tôi chuyện “Ai mua hành tôi” với một giọng trầm ấm, truyền cảm và dí dỏm, cả lớp tôi chăm chú lắng nghe như đang được thưởng thức vở diễn trên sân khấu. Chúng tôi biết đâu, đó là năm học cuối cùng Thầy còn được dậy học. Sau đó là những năm khó nhọc của Thầy và Thầy đã mất ngày 20/9/1989 trong cảnh nghèo khổ, hưởng thọ 79 tuổi.

Thầy là nhà soạn kịch, nhà báo, nhà thơ, dịch giả Việt Nam nổi danh từ thời tiền chiến, bút danh được dùng nhiều nhất là Tuấn Đô. Sinh tại Hà Nội năm 1910, Thày từng là học sinh các trường Bảo hộ (trường Bưởi) và trường Albert Sarraut, đỗ Tú tài ban Triết học và theo học Luật khoa tại Đại học Đông Dương, nhưng với tính cách nghệ sĩ, nên chỉ đến năm thứ hai thì thôi học đi làm báo, vừa viết kịch, vừa đạo diễn và thủ vai và làm thơ. Thày cũng là một trong những người sáng lập ra nhóm Xuân Thu nhã tập.
Năm 1946, Thầy được bầu vào Quốc hội Việt Nam Dân chủ Cộng hòa khóa I. Thầy là người tố cáo Đại tá Trần Dụ Châu (Cục trưởng Cục Quân nhu nay là Tổng cục Hậu cần) về tội Tham nhũng và sau đó Trần Dụ Châu đã bị Tòa án binh tối cao tuyên án tử hình năm 1950.
Năm 1951 vì hoàn cảnh gia đình (hay vì lý do gì khác), Thầy đã “dinh tê” (Rentrer), về Hà Nội làm Thầy giáo và dịch sách.
Đã có những đánh giá mới về Thầy: tại Sài Gòn và Đà Nẵng đã có đường phố mang tên Thầy : Đường phố Đoàn Phú Tứ.
Dù học Thầy không nhiều, nhưng với bọn tôi bóng dáng người Thầy của một thời luôn hiện hữu trong chúng tôi.
Để tưởng nhớ Thày, Xin được đăng bài thơ nổi tiếng của Thày Mâù Thời gian , sáng tác năm 1939. Bài thơ này đã được các nhạc sĩ Nguyễn Xuân Khoát và Phạm Duy phổ nhạc.
Sớm nay tiếng chim thanh
Trong gió xanh
Dìu vương hương ấm thoảng xuân tình
Ngàn xưa không lạnh nữa, Tần phi
Ta lặng dâng nàng
Trời mây phảng phất nhuốm thời gian
Màu thời gian không xanh
Màu thời gian tím ngát
Hương thời gian không nồng
Hương thời gian thanh thanh
Tóc mây một món chiếc dao vàng
Nghìn trùng e lệ phụng quân vương
Trăm năm tình cũ lìa không hận
Thà nép mày hoa thiếp phụ chàng
Duyên trăm năm dứt đoạn
Tình một thuở còn hương
Hương thời gian thanh thanh
Màu thời gian tím ngát
Cũng xin được gửi các bạn những bức chân dung của Thày và ảnh chụp cùng các bạn bè nghệ sĩ tài ba thời đói, nghèo: Nhạc sĩ Văn Cao (1923-1995), Hoạ sĩ Bùi Xuân Phái (1920-1988), Hoạ sĩ Lê Chính (1920-2006) và Nhiếp ảnh gia Trần Văn Lưu (1917-2003). Những bức ảnh này do chính Thày tặng bạn học cùng tôi Từ Phương Lâm.