Đối thoại gay gắt giữa hội đồng thẩm định sách và giáo sư Hồ Ngọc Đại

Tác giả: Vĩnh Hà

– Ý kiến có phần công kích giữa các GS trong hội đồng thẩm định và phía GS Hồ Ngọc Đại đã làm cho cuộc đối thoại có những lúc rơi vào cãi cọ, nặng lời, xúc phạm nhau.

KD: Nói thẳng, sự phủ nhận nhau giữa hai bên- bên Bộ GD (dù trải qua rất nhiều thời khác nhau) và bên GS Hồ Ngọc Đại chưa bao giờ chấm dứt. Và khi có dịp lại bùng phát, dưới dạng này hoặc dạng khác.

Thật buồn. Ở giữa, trẻ em chỉ thiệt!

Mình chỉ sợ, chỉ 4-5 năm nữa thôi, sau triển khai chương trình, SGK mới của Bộ GD, trẻ em tiểu học miền núi lại tái mù chữ với tỷ lệ rất cao, một điều mà sách Tiếng Việt 1 – CNGD của Gs Hồ Ngọc Đại đã hạn chế, ngăn chặn rất tốt việc này

CNGD như một đứa trẻ cá tính, có nhân cách riêng giữa “đám trẻ ngoan” – Bộ GD  😀  😀  😀

———– 

Đối thoại gay gắt giữa hội đồng thẩm định sách và giáo sư Hồ Ngọc Đại - Ảnh 1.

Quang cảnh buổi đối thoại – Ảnh: NAM TRẦN

9h sáng nay 3-1, Bộ GD-ĐT tổ chức đối thoại với đại diện chương trình Công nghệ Giáo dục là GS-TSKH Hồ Ngọc Đại và PGS-TS Nguyễn Kế Hào – theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ hơn 1 tháng trước.

Chủ trì đối thoại về phía Bộ GD-ĐT là Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ. 

Tiếp tục đọc

Phạm Thị Hoài bàn về “lói ngọng”

Tác giả: Phạm Thị Hoài (theo FB Kiều Thị An Giang)

Ở đất nước này, trừ đa dạng tư tưởng và đa nguyên đa đảng, còn lại ai muốn đa gì thì đa, đa thê thậm chí được ngưỡng mộ. Song ở cương vị chính thức thì khác. Không thể xuê xoa coi lỗi phát âm là chuyện nhỏ, bởi tính chính danh của mỗi chức vụ trong bộ máy nhà nước trước hết được thể hiện bằng sự tôn nghiêm. Tất nhiên công lý có phần hài hước khi thẩm phán nói ngọng. Tất nhiên nền giáo dục có phần lố bịch khi Bộ trưởng Bộ Giáo dục “nuôn nuôn” nói về “chất nượng“. Và tất nhiên những viễn kiến của ngôi sao chính trị đang lên, Bộ trưởng Thông tin Truyền thông, khó được coi là nghiêm túc, khi ông cứ “nời giải Việt Nam” cho bài toán Việt Nam trong “nàn sóng internet thứ ba” mà diễn thuyết.

KD: Bạn bè gửi cho bài viết này. Quả thật, đọc vừa buồn cười vừa rất xấu hổ. Chưa bao giờ “L” “n” trong giới quan chức VN được phát âm lại “nẫn nộn” như hiện nay, làm trò hài cho dân chúng cười. Nên nhớ rằng, thế hệ nhân sự cấp cao trước đây không chỉ không nói ngọng mà nhiều người còn thành thạo cả tiếng Pháp.  

Tự lúc nào mà chất lượng nhân sự và ngôn ngữ của quan chức cấp cao Việt Nam cứ thích đi… cầu trượt thế nhỉ? 😀 
————–  


Nếu bạn ngọng lờ-nờ và làm nghề đầu bếp, ra chợ hỏi mua cá nóc, cuối cùng vẫn xách cá lóc về nhà, thì không có gì thật sự đáng báo động. Song nếu bạn kiêm cả bồi bàn tiếp khách thì câu chuyện đã khác. Trừ khi bạn trưng biển “Ở đây có nói ngọng” mà quán vẫn đông thì xin chúc mừng, có khi bạn còn được lên CNN và trở thành một địa chỉ du lịch như bún mắng cháo chửi; đóng góp của Việt Nam cho thế giới là những ngóc ngách độc đáo như vậy. Tiếp tục đọc

Những tín hiệu qua đám tang Cụ Nguyễn Trọng Vĩnh 

Tác giả: Đinh Hoàng Thắng 

Một nhà ngoại giao xuất sắc có quan điểm cứng rắn về Trung Quốc, một lão thành cách mạng từng khuyên Đảng, Nhà nước nên từ bỏ Cương lĩnh, từ bỏ chủ nghĩa Mác – Lê nin, ấy thế mà việc đưa tiễn Cụ về trời sáng 2/1/2020 vẫn diễn ra suôn sẻ. Chính quyền đã dành cho Cụ “nghi thức lễ tang cấp cao”. Hàng trăm các tổ chức, cá nhân, từ đại diện cơ quan đoàn thể đến các tổ chức dân sự, từ NO-U đến bà con Dương Nội, không chỉ có mặt ở Nhà tang lễ mà còn đưa Cụ về tận Đài hoá thân hoàn vũ.

KD: Tác giả Đinh Hoàng Thắng gửi cho bài viết này. Một cảm nhận và đánh giá khách quan Tang lễ của một vị Tướng đầy công lao và nhân cách với đất nước. Cũng là một tín hiệu tích cực, đáng mừng

Xin trân trọng đăng nguyên văn bài viết để bạn đọc chia sẻ

—————-  

Một đảng viên 80 năm tuổi đảng, sinh thời Cụ Nguyễn Trọng Vĩnh từng có hàng trăm bài phân tích và cảnh báo về các âm mưu và thủ đoạn trước mắt cũng như lâu dài của Trung Quốc làm suy yếu Việt Nam trong tất cả các lĩnh vực, trên mọi khía cạnh và ở mọi cấp độ… Đó là lược qua một số điểm nhấn từ Hồi ký “Kể lại cuộc đời” của Cụ; còn để thấu hiểu tấm lòng của một lão tướng bình dân cho đến cuối đời vẫn đau đáu đối với vận nước, hãy đọc cuốn Hồi kỳ ấy!

Tiếp tục đọc