Lê Thị Lựu: Nữ họa sĩ đầu tiên của nền mỹ thuật hiện đại Việt Nam

Tác giả: Dương Đức (báo Văn nghệ Công an)

Bà là người phụ nữ thuộc tầng lớp tân tiến, tây học. Trong khi tuyệt đại bộ phận phụ nữ cùng thế hệ với bà vẫn còn nhuộm răng đen và bẽn lẽn ẩn mình trong những chiếc áo dài thâm thì bà đã mạnh dạn thi vào Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương và thuyết phục gia đình cho học lớp vẽ tranh… khỏa thân. Năm 1932, ra trường với tấm bằng thủ khoa, Lê Thị Lựu trở thành cái tên được nhiều báo nhắc tới.

KD: Người phụ nữ đẹp, tây học, văn minh và khoáng đạt tư duy, lại rất tài năng vẫn giữ vẻ trang nhã nữ tính, thật hiếm.

Sao bây giờ hiếm thế nhỉ- những tuýp người phụ nữ đẹp kiểu này?

Nếu bà nào nổi thì hoặc là trông rất nam tính, tạp, hoặc chữ “kim tiền” khắc trên mặt, chán chết!

———————

Bà được xem là nữ họa sĩ đầu tiên của nền mỹ thuật hiện đại Việt Nam. Thi đỗ và tốt nghiệp thủ khoa khóa 3 của Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, bà còn làm thơ và cộng tác với các tạp chí nổi tiếng một thời: Ngày nay, Phụ nữ tân văn, Đàn bà mới. Từ năm 1940, bà theo chồng sang sống tại Pháp và từ đó tới khi mất, bà đã có những hoạt động thiết thực ủng hộ phong trào kháng chiến trong nước (bà từng là thủ quỹ của Hội Văn hóa Liên hiệp Pháp cho đến ngày ký Hiệp định Geneve về Việt Nam).

Họa sĩ Lê Thị Lựu thời trẻ.Trong hơn nửa thế kỷ sáng tạo, mặc dù số tranh bà để lại không nhiều và không phải bạn trẻ nào cũng biết đến sự nghiệp hội họa của bà, song với những người hoạt động trong lĩnh vực này, khi nhắc đến tên tuổi bà, ai nấy đều có một thái độ vị nể.

Tiếp tục đọc

Cách đặt tên một số đường phố Hà Nội trước năm 1954

Tác giả: Nguồn Bảo tàng Lịch sử Quốc gia

KD: Cách đặt tên phố (và cả đánh số nhà của Hà Nội hiện nay), quả là ba chìm bẩy nổi chín lênh đênh, mà cũng chưa ra hình thù gì. Nhất là số nhà. Như đánh đố, như “quyền ông, ông thích”, chẳng hiểu nổi trí tuệ, năng lực quản lý của các vị c/q Hà Nội

——————-   

Sau khi đặt Hà Nội dưới sự bảo hộ, tháng 7/1888 Tổng thống Pháp ký sắc lệnh thành lập thành phố Hà Nội và đặt dưới quyền một Đốc lý người Pháp. Năm 1902, Hà Nội trở thành thủ đô của toàn Liên bang Đông Dương. Hà Nội được quy hoạch theo kiểu đô thị phương Tây. Đường phố được xây dựng theo các Nghị định của Toàn quyền Đông Dương và Thống sứ Bắc Kỳ.

Phố Hàng Bạc (rue des Changeurs) đầu thế kỷ XX Phố Hàng Đồng (rue des Tasses) Phố Hàng Hòm (rue des Caisses) Đường Trần Nhật Duật  (Quai Clémenceau) đầu thế kỷ XX Phố Hàng Lọng, thời Pháp gọi là đường Quan Lộ (route Mandarine), nay là đường Lê Duẩn

Tiếp tục đọc

Nhời cuối về vụ “Hồ Ngọc Đại”

Tác giả: theo FB Hoàng Hưng

.KD: Nhà thơ, nhà báo Hoàng Hưng là một người am hiểu sâu ngành GD, nên rất hiểu nội tình và cả “CNGD của Hồ Ngọc Đại”. Đây là bài viết khá bản chất, và cũng là bài cuối của vấn đề “Hồ Ngọc Đại” mình chia sẻ từ stt của anh Hoàng Hưng

Bạn đọc tin thì tin không tin thì thôi. Mình ko bao giờ trở lại chủ đề này nữa, vì quá mệt mỏi với vụ việc

Xin đăng nguyên văn và cả hình thức trình bài của fbker Hoàng Hưng, kể cả cách “lói ngọng”
—————– 

Đọc thêm: http://giadinh.net.vn/giao-duc/me-gs-ngo-bao-chau-cam-thay-tiec-khi-bo-sach-cua-gs-ho-ngoc-dai-bi-ngung-day-vao-nam-sau-20190920141150267.htm?fbclid=IwAR0nzDBqHK5109WUITjgtalwKJf-w0Fexdox0oUY5PeYiI2Z9plXBGJFg3M


Tôi đã viết nhiều rồi, nhưng ko nhịn được, vẫn phải “NHỜI CUỐI”. Năm 2019, trong 1 buổi vui với bạn bè văn-báo ở Mỹ, được hỏi về vụ Hồ, khi nghe tôi thuật đầu đuôi Hồ học ở LX về tư tưởng Gíao dục (GD) cấp tiến, 1 bạn chủ báo lớn đã nói thẳng: Xin lỗi anh HH, nghe đến cái tên này là mắc ói, xin phép ra về!

MỚI BIẾT XÃ HỘI HIỂU VỀ HNĐ NHIỀU ĐIỀU QUÁ LẦM! Tiếp tục đọc

Những người Việt tên tuổi

Tác giả: Theo Fb Trần Văn Phương (nguồn: Fb Hà Nội Tri Thức – Connaissance De Hanoi – Knowledge Of Hanoi)

.KD: Đọc được một stt quá nhiều thông tin hay, xin đăng lên để bạn đọc chia sẻ và làm tư liệu

.Title bài, chủ Blog xin đặt

—————   Trong hình ảnh có thể có: 3 người, mọi người đang đứng, bộ vét và văn bản

Năm 1940:

– Đức quốc xã tràn vào Paris.

– Phát-xít Nhật tiến vào Đông Dương.

– Phan Bội Châu đang ốm nặng và chuẩn bị mất ở Huế.

– Nguyễn Văn Vĩnh vừa qua đời được 4 năm, để lại sự nghiệp trước tác đồ sộ bậc nhất.

– Phan Thanh và Tản Đà sắp qua “giỗ đầu”.

– Vũ Trọng Phụng sắp qua đợt cúng “trăm ngày”. Tiếp tục đọc