Câu chuyện tình của “Ở HAI ĐẦU NỖI NHỚ”(Lời: Trần Hoài Thu. Nhạc: Phan Huỳnh điểu)

Tác giả: KD/KD.
.
KD: Bất ngờ, bắt gặp bức ảnh này trong album cũ của gia đình- nhà báo Trần Đình Chính, tác giả bài thơ Ở hai đầu nỗi nhớ (ký Trần Hoài Thu), được nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu phổ nhạc. Ca khúc nổi tiếng đó cũng là một trong những ca khúc mình yêu thích nhất.

Hôm đó, báo ND kỷ niệm Ngày thành lập 11/3 thì phải. Trần Đình Chính mời mình nhảy điệu Lăm vông. 

Chính đã trở về với cát bụi cách đây mấy năm vì biến chứng của bệnh tiểu đường

Ca khúc “Ở hai đầu nỗi nhớ” của Chính cũng có số phận thật đặc biệt

Dạo đó, Blog Hang Cua của Hiệu Minh là nơi bọn mình thường quây quần với nhau trên mạng ảo mỗi tối. Mình đưa bài viết này (đã đăng trên An ninh Thế giới cuối tháng), lên Hang Cua. Và thế là câu chuyện trở nên rôm rả. Bất ngờ nhất, mấy hôm sau mình nhận được thông tin của Chính, cho biết Chính đang mắc bệnh tiểu đường rất nặng, không có tiền cứu chữa. Chính có í nhờ mình rao bán bản quyền bài thơ đã được phổ nhạc.

Dạo đó, chưa có FB, và mình cũng chưa có Blog riêng. Sau khi bàn bạc với Hiệu Minh, với các bạn còm sĩ trong Hang Cua (trước đó, Hang Cua chúng mình cũng quyên góp với nhau chút ít và mình đại diện mang số tiền đó đến thăm Chính).
Nhưng làm thế nào để bán được bản quyền bài thơ đã trở thành ca khúc?

Mình bèn nhờ trang Anh BaSam (TTX Vỉa hè), và Blog Quê Choa của Bọ Lập- lúc đó là hai trang Web cá nhân rất nổi tiếng, đông bạn đọc “chào hàng”.

Rất may, ít bữa sau, một doanh nhân trong Sài Gòn lên tiếng, muốn mua bản quyền bài thơ đã phổ nhạc của Chính với giá 300 triệu đồng

Dù Trần Đình Chính đã không qua khỏi căn bệnh rất nặng, nhưng có lẽ khi trở về với cát bụi, Chính cũng cảm giác ấm lòng vì tình người, vì những gì lan tỏa và cuốn hút mọi con tim, mà ca từ Ở hai đầu nỗi nhớ, với nét nhạc da diết, đắm say của nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu, khiến bài thơ thêm thăng hoa

Xin đăng lại bài viết về sự sinh nở “Ở hai đầu nỗi nhớ”, dù tác giả của nó đã không còn nữa
—————-  


Có một ca khúc, ngay khi lần đầu được nghe, lập tức trở thành nỗi ám ảnh với tôi, bởi những cung bậc quá da diết. Nhưng còn bởi nó có một số phận riêng. Tiếp tục đọc

Cứu rừng

Tác giả: theo FB Lý Hồng Bảo

KD: Mình đã không thể chịu đựng nổi câu chuyện “Vụ Đồng Tâm”, không muốn nhắc đến nữa. Tại sao mạng dân và mạng lính lại nhẹ như lông hồng thế nhỉ? Tận diệt nhau chỉ vì mấy mét đất “chó ỉa”- theo cách nói của cư dân mạng

Kinh sợ sự tàn bạo của người Việt

Bắt gặp stt này và những hình ảnh này, muốn khóc.

Tại sao sống để yêu thương con người, con vật, thiên nhiên… , lại cứ phải chứng kiến những đau thương trên mảnh đất S quá nhiều máu và nước mắt này. Tại sao người Việt không thể bình an để kiếm tìm hạnh phúc, dù chỉ là rất bình dị???  😦

Title bài, chủ Blog xin được đặt

——————  

Trong hình ảnh có thể có: một hoặc nhiều người, món ăn và ngoài trời
Trong hình ảnh có thể có: ngoài trời
Trong hình ảnh có thể có: một hoặc nhiều ngườiTrong hình ảnh có thể có: ngoài trời
Không có mô tả ảnh.

Chính quyền bang New South Wales (NSW) đã thả hàng ngàn kg khoai lang và cà rốt từ trên cao xuống để cứu đói cho động vật hoang dã gặp nạn trong cuộc khủng hoảng cháy rừng ở Úc. Tiếp tục đọc

Điều đáng sợ nhất…

Tác giả: 

KD: Tình cờ đọc được những câu này của thiếu úy Dương Đức Hoàng Quân- một trong ba người CSCĐ đã ngã xuống tại Đồng Tâm. Em còn trẻ quá, nhưng câu nói của em đầy suy ngẫm của một người trẻ ý thức được sự sống, chết của một người lính. Thật xót lòng. Xót xa, đau đớn nhất là gia đình em. Xin chia buồn với gia đình em và gia đình hai người “lính”- sĩ quan CSCĐ đã cùng tử nạn tại Đồng Tâm

“Chiến tranh bảo vệ tổ quốc không đáng sợ. Nhưng đáng sợ là máu đổ chính vì người dân mình” (Thiếu úy Dương Đức Hoàng Quân)

Bài học Thái Bình năm xưa và nước mắt Đồng Tâm hôm nay

Tác giả: FB nhà báo Trần Quang Vũ

Khi tất cả mọi khía cạnh lộ sáng: cán bộ lãnh đạo chuyên quyền, tham nhũng và cấu kết đề nghị TW dùng chuyên chính, bắt người tố cáo là muốn đè bẹp ý chí phản kháng của dân nhằm che dấu tội lỗi của những người có chức, quyền nhưng hư hỏng… BCT ban hành một văn bản: Không có vấn đề địch-ta. Chỉ có mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân mà nguồn gốc là cán bộ hư hỏng. (TQV)

KD: Bài học Thái Bình còn nóng hổi, trước hết là xác định đúng bản chất vụ việc. Để từ đó, có hành động phù hợp. Đó là tư duy có tầm và khôn ngoan của lãnh đạo khi đó trong vụ việc này

Tiếc thay, Đồng Tâm đi sau nhưng “cái xảy nảy cái ung”. Đồng Tâm, trở thành một khái niệm đau thương, đầy tổn thương, và khiến XH càng thêm phân ly

  • Xin trích lại cái còm của chủ Blog trên một stt của một fbker: đề nghị điều tra độc lập vụ này, từ thông tin cơ sở. Giữa sự cố chấp của một lão nông- (mà người nông dân thì cực nặng lòng với đất đai), cho dù có là sai trái, quyết giữ đất, với âm mưu phản động, khác nhau về bản chất, và đương nhiên khác nhau về hành xử, xử lý tình huống của c/q, dù hiện tượng có vẻ giống nhau. Nhưng nhìn ra được bản chất vấn đề, gỡ ra được kíp nổ nguy hiểm mới là tầm lãnh đạo tỉnh táo. Nó rất khác với việc đổ thêm dầu vào lửa như ở vụ ĐT. Tai hại nhất, quốc tế rất ngỡ ngàng về hành vi của c/q ở vụ này.

Title bài, chủ Blog xin đặt lại

———————  

1997,tôi làm nghiệp vụ báo chí trong tổ công tác của Bộ Chính trị giải quyết điểm nóng Thái Bình. Nay viết lại kinh nghiệm xử lý điểm nóng của các bậc tiền bối.
Ban đầu là vài xã của Quỳnh Phụ lan dần ra Vũ Thư, Hưng Hà, Thái Thụy, Đông Hưng…
Bốn sự kiện chuyển từ đấu tranh theo kiểu khiếu kiện sang khiếu kiện đông người và bắt đầu nhuốm màu bạo lực:
Tiếp tục đọc