Phẩm cách Việt Nam và vụ việc Đồng Tâm, nhìn từ Singapore

Tác giả: 

Đối chứng với bộ tiêu chí VIETNAM trình bày ở trên, với sự thành tâm tự đáy lòng của một trí thức bình thường, tôi thấy quyết sách về vụ việc Đồng Tâm của chính quyền đạt chuẩn rất thấp. Vì mỗi quyết sách quan trọng đều có tác động đến công cuộc phát triển không chỉ trong ngắn hạn mà cả dài hạn.

Đối chiếu với bộ phẩm cách Việt Nam này, mỗi người có thể tự đánh giá xem môt quyết sách quan trọng đưa đất nước đi lên hay đi xuống; đi lên bao xa và đi xuống đến mức nào.

Để đất nước vươn tới tầm nhìn khát vọng mà ngàn đời hằng mong đợi, đất nước cần hơn bao giờ hết những quyết sách có phẩm cách Việt Nam rất cao và không chấp nhận sự lặp lại của những quyết sách tầm thấp như Đồng Tâm. (Vũ Minh Khương)

KD: Tác giả Vũ Minh Khương có thời công tác với Tuần VN, và ông từng có một bài viết rất hay, chấn động dư luận XH khi đó, nhan đề: “Chặt cầu để tiến lên”.

Nay, ông có một bài viết với cách phát hiện rắt hay, và cũng rất đáng nghĩ ngợi về bộ tiêu chí VIETNAM.

Xin đăng nguyên bài viết này để bạn đọc chia sẻ

——————-    

Dân Đồng TâmBản quyền hình ảnhFB CONG LE
Image captionNgười dân Đồng Tâm sau một cuộc họp thường kỳ năm ngoái

Dù đã ở trước thềm của năm mới Canh Tý, có lẽ mỗi chúng ta đều vẫn trăn trở với cảm xúc u uất khi nghĩ đến vụ việc Đồng Tâm xảy ra hôm 9/1/2020.

Sẽ là đường đột nếu vội phán định ai đúng, ai sai trong khi rất thiếu thông tin và sự minh bạch về một vấn đề phức tạp, đã kéo dài nhiều năm. Hơn thế nữa, việc dùng một tiêu chí nhị phân về đúng-sai không còn phù hợp trong bối cảnh vấn đề quyết định bởi nhiều thành tố mà mỗi bên có thể đúng ở thành tố này nhưng sai ở thành tố khác.

Tiếp tục đọc

Đồng Tâm, đừng để oan oan tương báo

Tác giả: FB Nguyễn Ngọc Chu

“Đất đai là mâu thuẫn phức tạp nhất trong xã hội mà nông nghiệp, nông thôn, nông dân quan trọng như ở Việt Nam. Người lãnh đạo khi đụng đến đất đai, nông dân bao giờ cũng phải cân nhắc, phải tình nghĩa, đừng đòi hỏi người nông dân học hành ít phải giỏi luật, hiểu tất cả. Xử lý người ta cứ kiểu ngồi cửa quyền là không được mà phải dùng điều hay, lẽ phải thuyết phục. Nông dân đã thù là thù rất lâu, rất dai, hết đời này qua đời khác. Tôi ở làng tôi biết chuyện nếu mày đánh tao đến đời con tao cũng còn ghi tội. Khổ thế!” (Nguyễn Công Tạn)

KD: Đây là câu nói thấm thía, bản chất nhất, hiểu sâu sắc nhất tâm lý cố chấp, và máu tư hữu của người nông dân trong mâu thuẫn đất đai của một quan chức cấp cao thời đó. Nhờ vậy mà vụ Thái Bình đã không đổ máu

Còn vụ Đồng Tâm, hình như chính quyền hiểu rất sâu sắc “quyền lực vũ lực của mình”. Máu đổ, và lòng dân đau đớn, phân ly tơi bời

Nhưng họ có khâm phục, khẩu phục thực sự không? Trời biết. Và Đất biết  😦  😦  😦

————

Trong hình ảnh có thể có: 1 người
Không có mô tả ảnh.

Mấy lần ngồi xuống để viết về Đồng Tâm mà không thể. Nghẹn ngào trào lên. Đau xót. Phải để lắng đi một tuần mới lấy lại được chút tĩnh tâm.

Tiếp tục đọc