Tác giả: Fb Trần Mạnh Hảo
… Tôi xin nói thẳng, anh Thi và chúng tôi ngồi đây, xét cho cùng đều là bồi bút của đảng. Thân phận chúng ta lầm than lắm, nhục nhã lắm. Anh viết bao tác phẩm nịnh đảng, có bao giờ anh dám mang gương mặt thật của anh ra viết đâu. Anh là kịch sĩ vĩ đại của đảng, đã đóng bao nhiêu vai kịch kẻ khác trừ bản thân mình. Anh không có gương mặt thật trong văn chương, anh là một tên hề cho kẻ cầm quyền mà thôi! (Trần Mạnh Hảo)
KD: Hiếm có một văn nghệ sĩ lớn nào trong nước Việt thời chưa xa, hội tụ đủ những ưu thế trời cho và tài năng đa dạng như Nguyễn Đình Thi: Đẹp trai, phong độ Tây phương, hấp dẫn, có thể coi như một nhà Triết học, bên cạnh một nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ, kịch tác gia… Chả thế mà đàn bà lao vào ông như thiêu thân, từ con nhà khá giả, văn nghệ sĩ trong ngành, đến cả cô công nhân…
Rất có thể ông là một nhà văn hóa lớn, được cả XH ái mộ và cả ghen tỵ
Nhưng ông cũng lại mê quyền lực, ham quyền lực, yếu đuối trước quyền lực như trước đàn bà, và cả bị quyền lực “tha hóa”
Đó là bi kịch tự ông ham hố và lựa chọn.
Có lần, trò chuyện với nhà văn Nguyễn Đình Chính, mình đã xin lỗi và thẳng thắn nói hết tất cả những nhận xét về ông. Con trai ông, nhà văn Nguyễn Đình Chính bảo: Ko sao, KD nói thẳng thế là tốt. Khi còn sống, có lần ông cũng bảo mình thế này, KD này: “Cậu đừng bao giờ đi theo con đường của tôi. Cậu có biết đó là gì không? Đó là máu + với c.u.t
Mình trố mắt, sửng sốt, không nói nổi câu nào. Hai bên im lặng rất lâu
Xin đăng lên để bạn đọc chia sẻ
————–
Mùa thu năm 1988, chúng tôi đang học tại học viện Goocky, khóa tại chức 4 tháng tại Matxcơva thì hay tin ông Nguyễn Đình Thi, tổng thư ký hội nhà văn Việt Nam từ năm 1958 đến thăm và nói chuyện.
Anh chị em rất hồi hộp chờ đợi thần tượng văn học này từ lâu, nay được mãn nhãn. Tin một nhà văn, một nhà thơ, một nhà nghiên cứu triết học, một nhà viết kịch xuất sắc, một nhạc sĩ thiên tài chỉ với hai bản nhạc là ông Nguyễn Đình Thi đến nói chuyện được sứ quán thông báo cho mấy chục anh chị em đang làm luận án thạc sĩ, tiến sĩ văn học tại Liên Xô cùng đến khoa viết văn trường Goocky tham dự. Tiếp tục đọc →
Bạn phải đăng nhập để bình luận.