Việt Nam gửi công hàm đến Liên Hợp Quốc phản đối lập trường của TQ về Biển Đông

Tác giả: Vũ Hân

Việt Nam khẳng định Công ước của Liên Hợp Quốc về luật Biển 1982 (Công ước) là cơ sở pháp lý duy nhất, quy định toàn diện và triệt để về phạm vi quyền được hưởng vùng biển giữa Việt Nam và Trung Quốc.
Theo đó, vùng biển của các cấu trúc luôn nổi tại quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa phải được xác định phù hợp với Điều 121 (3) của Công ước; các nhóm đảo tại Biển Đông, bao gồm quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, không có đường cơ sở được vẽ bằng cách nối liền các điểm ngoài cùng của các cấu trúc xa nhất; các bãi ngầm, hoặc cấu trúc lúc chìm lúc nổi không phải là đối tượng thụ đắc lãnh thổ và không có vùng biển riêng.
.
KD: Mịa cái bọn khốn kiếp. Đang lúc VN phải tập trung dồn sức cho chống dịch bệnh, lại tiếp tục giở trò

—————— 

Một tàu đánh cá của Quảng Ngãi vừa bị tàu hải cảnh của Trung Quốc đâm chìm mới đây

Ảnh Ngư dân cung cấp
Cụ thể, công hàm cho biết, liên quan đến Công hàm số CML/14/2019 ngày 12.12.2019 và nhằm phản hồi đệ trình cùng ngày của Malaysia gửi Ủy ban Ranh giới thềm lục địa; và Công hàm số CML/11/2020 ngày 23.3.2020 của Phái đoàn thường trực nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tại Liên Hợp Quốc gửi Tổng thư ký Liên Hợp Quốc, Việt Nam bày tỏ lập trường nhất quán như sau:

Tiếp tục đọc

114 Giáo sư, Tiến sĩ đầu ngành phản đối việc điều chuyển Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học Việt Nam

Tác giả: Thu Huyền- Công Luận

Việc lên tiếng này của những nhà nghiên cứu Ngôn ngữ học ở Việt Nam là hoàn toàn có căn cứ, dù quyết định chưa chính thức nhưng theo ý kiến này, nếu việc điều chuyển thực sự xảy ra thì sẽ mang nhiều hệ luỵ cho Viện Ngôn ngữ học Việt Nam và ngành Ngôn ngữ học…. Nếu việc điều chuyển GS.TS Nguyễn Văn Hiệp thực sự xảy ra thì hậu quả mà nó gây ra đối với việc phát triển ngành Ngôn ngữ học Việt Nam sẽ rất lớn do sự liên tục và ổn định trong hợp tác quốc tế và trao đổi nghiên cứu với các nhà Ngôn ngữ học hàng đầu thế giới sẽ bị đứt gãy.(Ngươiduatin)

KD: Một hiện tượng lạ trong giới nghiên cứu. Hiện tượng này phản chiếu Gs Nguyễn Văn Hiệp là người lãnh đạo có uy tín, và ảnh hưởng tốt. Ngôn ngữ học là chuyên ngành khá đặc biệt, chắc chắn không phải ông lãnh đạo nào của giới KHXHNV cũng có thể “chỉ đạo chuyên môn” được.

———— 

Thông tin về việc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam có ý định điều chuyển GS.TS Nguyễn Văn Hiệp – Viện trưởng Viện ngôn ngữ học Việt Nam sang một viện nghiên cứu khác đã khiến cho những nhà nghiên cứu ngôn ngữ học trong và ngoài nước đồng loạt lên tiếng phản đối. Bởi theo họ, nếu để xảy ra việc điều chuyển thì hậu quả đối với việc phát triển ngành Ngôn ngữ học Việt Nam sẽ rất lớn, cùng với đó, sẽ gây ra những hệ quả rất tiêu cực đối với kế hoạch trao đổi nghiên cứu giữa các nhà ngôn ngữ học quốc tế với các đồng nghiệp Việt Nam.

114 giáo sư, phó giáo sư đầu ngành trong nước lên tiếng phản đối

Trong thư ngỏ gửi đến lãnh đạo Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, 114 người làm công tác nghiên cứu, giảng dạy Ngôn ngữ học ở Việt Nam đã bày tỏ sự cấp thiết về việc cân nhắc dừng điều chuyển GS.TS Nguyễn Văn Hiệp – Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học sang một viện nghiên cứu khác.

Tiếp tục đọc

Ba kết luận từ đơn kêu cứu của Hội Nhà báo VN

Tác giả: theo Fb Nguyễn Ngọc Chu

Đọc tin “Hội Nhà báo đề nghị Chính phủ hỗ trợ báo chí vượt khó khăn do dịch Covid-19” mà bàng hoàng sửng sốt. Thật không ngờ “trí thức Xã hội Chủ nghĩa” và “đảng viên ưu tú” ở lãnh đạo Hội Nhà báo Việt Nam lại có Liêm Sỉ ở mức độ này! (NNC)

KD:Mạng mẽo dạo này lúc khép, lúc mở, cứ như bươm bướm mùa xuân í nhể. Khốn khổ  😀  😀  😀

Chưa kịp lên mạng, mở máy đã thấy í ới tin nhắn hỏi “Chị đã đọc tin này chưa. Chị nghĩ sao?”. Đọc tin nhắn của bạn bè mà thấy xấu hổ, hơn nữa, thấy rất nhục, vì mình cũng là cựu nhà báo.

Có thể hiểu, trong dịch Covid- 19 này, kinh tế đất nước sẽ gặp rất nhiều khó khăn, và một mảng lớn người lao động sẽ khốn đốn. Thì mọi sự trợ giúp của CP chắc chắn phải ưu tiên giúp cho người lao động trước tiên. Đó là Đạo lý làm người. Nhà báo chắc chắn cũng sẽ bị ảnh hưởng, số đông chưa phải giầu nhưng mình tin họ sống khá hơn người lao động lam lũ rất nhiều.

Chưa có Hội hè nào lên tiếng cầu cứu thì Hội Nhà báo lại “xung phong” làm cái việc “hành khất” này đầu tiên. Xấu hổ quá.

Có nghe thiên hạ mắng chửi cũng đáng!

Ba kết luận của TS NNC là thỏa đáng. Chỉ khi không làm “cây cảnh” thì mới khá được 

* Xin trích một cái còm của mình trả lời một bạn đọc trên FB: “Thời bao cấp, nhà báo chúng tôi sống nghèo cực vô cùng. Như gia đình tôi, phải ăn sắn trừ bữa, và đồng lương một tháng chỉ tiêu trong một tuần, ba tuần còn lại chưa biết kiếm đâu để sống. Đôi khi nghĩ lại tôi vẫn rơi nước mắt. Và phải làm đủ thứ để có chút đồng tiền nuôi con. Đôi lúc bàng hoàng, ko hiểu sao mình vẫn sống tử tế được, và chịu đựng đứng lên để đi tiếp. Tôi hiểu nỗi lo của các TBT các báo, nhưng phải nói thẳng đời sống nhà báo giờ dễ chịu hơn rất nhiều, trong đại dịch này, người nghèo, lao động chân tay lam lũ, kể cả công nhân có lương hưu (có 2 triệu đống/ tháng) là vất vả. Thì hãy chia sẻ với XH đi, đã chết đói đâu mà làm toáng lên như Hội Nhà báo VN? Quá xấu hổ. Thử thách này cho thấy “tài” các TBT đó 😀

Xin đăng lên để bạn đọc chia sẻ

————- 

I. LIÊM SỈ

1. Đại dịch virus Vũ Hán Trung Quốc đang mang đại họa đến cho toàn thế giới.

Tính vào thời điểm 9h sáng ngày 8/4/2020 cả thế giới có 1 431 691 ca nhiễm và 82 078 ca tử vong. Toàn thế giới đóng băng. Tất cả các nền kinh tế hùng mạnh nhất thế giới như Mỹ và châu Âu ngừng hoạt động. Tổn thất kinh tế lên đến hàng chục ngàn tỷ USD. Tiếp tục đọc