Bạt ngàn hoa và thanh tao hương

Tác giả: KD/KD. Ảnh: NAG Nguyễn Sơn Hải

KD: Một chút vui. Bất ngờ fbker Lương Lan, công tác ở tờ Người Làm Báo Bà Rịa Vũng Tàu gửi cho bài thơ của mình đã đăng trong số Xuân 2020 của báo. Bỗng cảm giác như một sự an ủi để sống an nhiên hơn giữa những ảm đạm kéo dài của đất nước suốt từ trước Tết đến giờ.
.
Cảm ơn em Lương Lan đã đồng cảm với chị 

Chúc mừng Ngày sinh của một người bạn quý- 15/2. Mạnh khỏe, an lành và may mắn  😀
————————-


Câu như thơ anh viết cho em
Giữa một ngày giá lạnh
Dịu dàng ánh mắt
Thanh sạch lời yêu thương

Bạt ngàn hoa và thanh tao hương
Là những gì hai ta có được
Giữa ấm lạnh nắng mưa được mất
Của một phương mang đến một phương

Tiếp tục đọc

Có một…. Thuở môi mềm

Tác giả: KD/KD

KD: Đang cơn dịch bệnh virus, XH đầy âu lo nên mình cũng không muốn đưa ảnh chụp hôm Tết, hay thơ. Nhưng hôm nay, FB gửi lại cho mình những “kỷ niệm cũ”- cách đây đã 3-4 năm. Bỗng thấy vui vui, như chút an ủi, cho tâm lý được bình an hơn

——————–

Xin đăng nguyên văn:

Hi…hi… Hôm nay VietNamNet đăng cho mình hai bài thơ. Có ảnh kèm và Lời giới thiệu:
“Nhà Báo Kim Dung/ Kỳ Duyên là cây bút chuyên viết trên trang TuanVietNam. Bạn đọc yêu mến tác giả với những bài chính luận sâu sắc. Ngoài viết báo, tác giả còn làm thơ để ghi lại những cảm xúc, những rung động của đời sống thường nhật. Nhịp cầu thơ xin giới thiệu 2 bài thơ mới viết của chị”.

————————————- 

Bài 1: 

CÓ MỘT

Có một mùa xuân đã rất gần
Mưa lay phay gió bụi phân vân
Tầm xuân thức hé màu mắt biếc
Hoa gạo ngủ vùi chờ phút mở xuân

Tiếp tục đọc

“Sử gia” Đặng Phong và thông điệp về tư duy…

Tác giả: KD/KD

Với một dân tộc, “tư duy nào, số phận đó”. Tư duy một dân tộc nếu bất biến, không chịu thay đổi chính là cái chết âm thầm. Đó cũng là một thông điệp khác, từ phía ông muốn nhắn nhủ… người đương thời và hậu thế, dưới góc độ sử gia kinh tế. Không phải ngẫu nhiên, ông đặt vấn đề tư duy như một điều cốt tử của sự sống còn của một dân tộc, một quốc gia (KD/KD).

KD: Hôm nay, tự nhiên nhớ tới bài viết này, về một Sử gia Kinh tế. Hành trình của Đất nước- qua ghi chép và cái nhìn của ông- một nhà nghiên cứu khách quan, trung thực và rất có tầm tư duy. Trong một cuộc trò chuyện, tôi hỏi ông: Cuốn nào anh viết khó nhất? Trả lời: Cuốn viết về Kinh tế Việt Nam Công hòa! Đó cũng là một sự trung thực khác.

Báo chí rập rạp nhắc tới việc chuẩn bị ĐH 13, với những tiêu chuẩn, chức danh các cán bộ lãnh đạo cao cấp, đăng lại bài này (đã đăng trên VietNamNet) cách đây khá lâu, lưu í các vị có trách nhiệm XH, rằng Tư duy trẻ, tiếp cận thực tiễn XH và xu thế phát triển của thời cuộc chính là một thước đo trí tuệ, giúp các vị đảm đương được nhiệm vụ trọng đại của đất nước, chứ ko phải vì vài tiêu chí vê học bao nhiêu lớp chính trị cao cấp, với mấy cái bằng GS, TS đâu

—————————-  

Mới vậy, mà đã được gần nửa tháng- GS Đặng Phong- “sử gia kinh tế số 1” rời bỏ cõi nhân gian hỉ nộ ái ố để trở về với cát bụi. Tôi vẫn nhớ mãi cái cảm giác bàng hoàng, choáng váng của buổi tối 20-8, khi đọc bản tin trên VNN: “Sử gia kinh tế hàng đầu Đặng Phong qua đời” tại nhà riêng. Phải định thần một lúc, mới tin được đó là sự thật xót xa. Vì với tôi, ông không chỉ là một sử gia kinh tế sắc sảo, mà còn là một người bạn vong niên rất đáng quý. Tiếp tục đọc

Năm mới Canh Tý: Sức khỏe và Bình an

Tác giả: KD. Ảnh: NAG Bùi Ngọc Lâm

Năm mới Canh Tý sắp về. Mưa rét như chưa từng vào ngày năm cùng tháng tận. Xin hãy coi, đó là Trời Đất muốn rửa bớt những cái ác, cái tàn bạo, cái bất an bất ổn lòng người.

Xin chúc mọi bạn đọc, bạn bè luôn cộng tác, đồng cảm và chia sẻ với mình những vui buồn nhân thế- một năm mới Sức khỏe, sự Bình an, Bình an và Bình an

Và chúc cho những người ruột thịt thương yêu của mình những điều tốt đẹp nhất khi năm mới về

Tết quê

Tác giả: theo FB Thuong Nguyen

KD: Mình ko có quê, nên khi nhìn những bức ảnh này của fbker Thuong Nguyen chụp quê nhà của em (xã Liên Lộc, Hậu Lộc- Thanh Hóa) mà cứ ngẩn ngơ vì tuyệt quá. Nhưng bức ảnh quê nhà thật đầy sắc xuân. Hệt những bài học trong SGK năm xưa và khung cảnh mình hay tưởng tượng, mộng mơ một cách thích thú

Chủ nhân ngôi nhà, Cha và Mẹ của Thuong Nguyên người 96, người 86 tuổi, nhưng theo em Thương Nguyen, còn rất minh mẫn và chăm sóc khu vườn vô cùng cẩn thận, nên hoa trái bốn mùa

Nghe chuyện, thấy Thuong Nguyen thật may mắn

Quê nhà dịp Tết, hệt một bức tranh Xuân

Xin đăng lên để bạn đọc chia sẻ:

—————– 

Tiếp tục đọc

Một bông lộc vừng đậu xuống vai ta

Tác giả: KD/KD

.KD: Xuân sắp về. Không còn muốn nghĩ ngợi về Đồng Tâm nữa. Vì rất nặng nề. Mong năm cũ qua đi với một XH lòng người quá nhiều bất an, ly tán

————–  


Một bông lộc vừng đậu xuống vai ta
Hoa đã nở và lòng ta đã khép
Xưa khao khát một chân trời không chật hẹp
Con gió đòng đòng thổi lộng cánh đồng hoa

Hoa không nở và gió thì vô cảm
Vẩn vơ bay như ong bướm vật vờ
Cánh đồng hoang một màu buồn dĩ vãng
Nhạt mầu mây nhạt đến cả câu thơ

Tiếp tục đọc

Câu chuyện tình của “Ở HAI ĐẦU NỖI NHỚ”(Lời: Trần Hoài Thu. Nhạc: Phan Huỳnh điểu)

Tác giả: KD/KD.
.
KD: Bất ngờ, bắt gặp bức ảnh này trong album cũ của gia đình- nhà báo Trần Đình Chính, tác giả bài thơ Ở hai đầu nỗi nhớ (ký Trần Hoài Thu), được nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu phổ nhạc. Ca khúc nổi tiếng đó cũng là một trong những ca khúc mình yêu thích nhất.

Hôm đó, báo ND kỷ niệm Ngày thành lập 11/3 thì phải. Trần Đình Chính mời mình nhảy điệu Lăm vông. 

Chính đã trở về với cát bụi cách đây mấy năm vì biến chứng của bệnh tiểu đường

Ca khúc “Ở hai đầu nỗi nhớ” của Chính cũng có số phận thật đặc biệt

Dạo đó, Blog Hang Cua của Hiệu Minh là nơi bọn mình thường quây quần với nhau trên mạng ảo mỗi tối. Mình đưa bài viết này (đã đăng trên An ninh Thế giới cuối tháng), lên Hang Cua. Và thế là câu chuyện trở nên rôm rả. Bất ngờ nhất, mấy hôm sau mình nhận được thông tin của Chính, cho biết Chính đang mắc bệnh tiểu đường rất nặng, không có tiền cứu chữa. Chính có í nhờ mình rao bán bản quyền bài thơ đã được phổ nhạc.

Dạo đó, chưa có FB, và mình cũng chưa có Blog riêng. Sau khi bàn bạc với Hiệu Minh, với các bạn còm sĩ trong Hang Cua (trước đó, Hang Cua chúng mình cũng quyên góp với nhau chút ít và mình đại diện mang số tiền đó đến thăm Chính).
Nhưng làm thế nào để bán được bản quyền bài thơ đã trở thành ca khúc?

Mình bèn nhờ trang Anh BaSam (TTX Vỉa hè), và Blog Quê Choa của Bọ Lập- lúc đó là hai trang Web cá nhân rất nổi tiếng, đông bạn đọc “chào hàng”.

Rất may, ít bữa sau, một doanh nhân trong Sài Gòn lên tiếng, muốn mua bản quyền bài thơ đã phổ nhạc của Chính với giá 300 triệu đồng

Dù Trần Đình Chính đã không qua khỏi căn bệnh rất nặng, nhưng có lẽ khi trở về với cát bụi, Chính cũng cảm giác ấm lòng vì tình người, vì những gì lan tỏa và cuốn hút mọi con tim, mà ca từ Ở hai đầu nỗi nhớ, với nét nhạc da diết, đắm say của nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu, khiến bài thơ thêm thăng hoa

Xin đăng lại bài viết về sự sinh nở “Ở hai đầu nỗi nhớ”, dù tác giả của nó đã không còn nữa
—————-  


Có một ca khúc, ngay khi lần đầu được nghe, lập tức trở thành nỗi ám ảnh với tôi, bởi những cung bậc quá da diết. Nhưng còn bởi nó có một số phận riêng. Tiếp tục đọc