Mềnh đi “xem”…. giao hưởng

Tác giả: Kỳ Duyên

.Đã là văn hóa không nên có sự phân biệt. Đã là hòa nhạc ngoài trời, xin hãy là ngoài trời đúng nghĩa. Để rồi đây, Hà Nội còn diễn ra những sự kiện văn hóa đông – tây, và mỗi người dân ở Hà Nội được thưởng thức với niềm cảm kích, và ý thức sống- dựng xây một Hà Nội văn hóa hiện đại và tinh tế trong phép ứng xử.

————————-

Thú thật, nhiều năm nay, mình rất ít tham dự trực tiếp các sự kiện văn hóa của Hà Nội, sau cái đận năm 2000 đi bộ quanh Bờ Hồ để “chiêm ngưỡng” Đại Lễ hội 1000 năm Thăng Long- Hà Nội, đành bỏ về giữa chừng. Bởi quá thất vọng vì một quang cảnh quanh Hà Nội rác rưởi tràn ngập, các tranh cổ động cổ vũ cho Hà Nội một cách ồn ào và nhiều đến… rác mắt, làm xấu đi rất nhiều một Hồ Gươm vốn cần thanh bình, thơ mộng

Thế nhưng lần này, lại quyết đi xem đêm Hà Nội có buổi biểu diễn hòa nhạc ngoài trời của Dàn Nhạc giao hưởng London, một trong 05 dàn nhạc giao hưởng huyền thoại thế giới do nhạc trưởng trẻ tuổi và tài năng Niklas Benjamin Hoffman, người vừa chiến thắng cuộc thi Donatella Flick dành cho nhạc trưởng của Dàn nhạc Giao hưởng London. Theo các chuyên gia, Niklas còn là một nhà soạn nhạc với những sáng tác hướng tới sự tương tác giữa khán giả và nhạc công. Một Hà Nội đáng được có những sự kiện văn hóa đông- tây, để nâng tầm văn hóa Hà Nội trong con mắt bạn bè quốc tế, và trong chính người ở Hà Nội, dù họ đang sống hay chỉ tình cờ đến thăm một lần cho biết, dù họ là dân gốc hay chỉ ngụ cư, dù là mấy đời hay chỉ là khách vãng lai…

Nhưng đến tận nơi, thú thật, mình và các bạn đồng nghiệp có phần thất vọng. Cả hai con phố hai bên vườn hoa Lý Thái Tổ rào chắn “nghiêm trọng” vắng tanh vắng ngắt, chỉ thấy cảnh sát bảo vệ, và các cảnh sát cơ động, trông đã… hết hồn, chả thấy tâm thế đâu của buổi hòa nhạc sang trọng mang chất nghệ thuật đẳng cấp. Mon men đến bên hàng rào, mình hỏi các chú cảnh sát:

-Các chú CS ơi, chúng tôi muốn được vào nghe giao hưởng! Tiếp tục đọc

Tre Việt Nam

Tác giả: Nguyễn Duy

.KD: Kỷ niệm Ngày 17/2, xin đăng lại bài thơ nổi tiếng của nhà thơ Nguyễn Duy. Để thấy tố chất và khí phách của người dân nước Việt ra sao

————– 

anh-tre-xanhTre xanh
Xanh tự bao giờ?
Chuyện ngày xưa… đã có bờ tre xanh

Thân gầy guộc, lá mong manh
Mà sao nên lũy nên thành tre ơi?
Ở đâu tre cũng xanh tươi
Cho dù đất sỏi đất vôi bạc màu

Có gì đâu, có gì đâu
Mỡ màu ít chắt dồn lâu hoá nhiều
Rễ siêng không ngại đất nghèo
Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù
Vươn mình trong gió tre đu
Cây kham khổ vẫn hát ru lá cành
Yêu nhiều nắng nỏ trời xanh
Tre xanh không đứng khuất mình bóng râm Tiếp tục đọc

Đêm Sông Cầu và Tình yêu trên dòng sông Quan họ

Tác giả: Đỗ Trung Lai và Phan Lạc Hoa

.KD: Ngày mai là Ngày 17/2 lịch sử. Xin đăng lại một bài thơ nổi tiếng của nhà thơ Đỗ Trung Lai, và bản nhạc phổ thơ cũng nổi tiếng không kém của cố nhạc sĩ Phan Lạc Hoa khi còn sống để bạn đọc chia sẻ

—————

anh-hoa-sim-dep-11Anh qua sông Hồng, sông Đuống

Mùa mưa bọt nước đỏ ngầu

Không biết ở nơi em ở

Êm êm một khúc sông Cầu

.

Tiếng một con tôm búng nước

Vó bè ai cất sau lưng

Sao giời lọt qua mắt lưới

Rơi đầy xuống cả mặt sông

 

Con sông của người quan họ

Suốt đời nước chảy lơ thơ

Em ơi! Em là cô gái

Từ lâu anh đợi anh chờ

Tiếp tục đọc

Hà Nội Phố

Tác giả: Phan Vũ (theo FB Cẩm Tú Phan)

.KD: Tình cờ đọc được trên FB Cẩm Tú Phan bài thơ này, đã được nhạc sĩ Phú Quang phổ nhạc, thấy thú vị quá, xin được đăng lại. Cũng xin thưa, từ nay, Blog KD/KD sẽ đăng cả những bài thơ nổi tiếng của các nhà thơ có tên tuổi để bạn đọc chia sẻ. Do chuyên mục Blog còn có phần hạn chế, trước mắt các bài thơ hay xin đăng ở mục Văn hóa- xã hội. Bạn đọc thích thơ có thể tìm ở mục này  😀

———- 

Xin trích nguyên văn phần viết về bài thơ Hà Nội Phố của người sưu tầm Nguyễn Thục Phương: 

GỬI TẶNG NHỮNG NGƯỜI CON HÀ NỘI

Mấy năm trước, tôi được người bạn gửi cho bản đầy đủ của “Hà Nội phố”.

Thật bất ngờ, theo lời kể của bạn, bản đầy đủ của trường ca Hà Nội phố được vô tình tìm thấy trong một cuốn album cũ. Điều thú vị là bài thơ hay nhất viết về Hà Nội lại không tìm được ở Hà Nội.

Mặc dù “Hà Nội phố” từng tồn tại nhiều dị bản, nhưng câu trả lời của người đi tìm vẫn chỉ là: chẳng ở đâu có bản đầy đủ của bài thơ này, thậm chí còn không tìm được một xuất bản phẩm nào từng nhắc đến tên. Tất cả những gì tìm thấy chỉ là một vài tác phẩm kịch của Phan Vũ từ những năm 50.

Thế rồi, Hà Nội phố lại vô tình được tìm thấy ở Paris, cách Hà Nội của Phan Vũ tới nửa vòng trái đất.

HÀ NỘI PHỐ
(Phan Vu; 1972)

anh-hn-pho-1Chương I
1.
Em ơi! Hà Nội phố!
Ta còn em mùi hoàng lan,
Còn em hoa sữa.
Tiếng giày gọi đường khuya,
Thang gác cọt kẹt thời gian,
Thân gỗ…
Ta còn em màu xanh thật đêm,
Ngôi sao lẻ
Xào xạc chùm cây gió.
Chiếc lá lạc vào căn xép nhỏ,
Lá thư quên địa chỉ.
Quay về… Tiếp tục đọc

Hương tất niên

Tác giả: Kim Dung

.KD: Đây là bài viết cũ của mình trên Thư Hà Nội (báo VietNamNet) khi mình còn phụ trách mục “socola đặc biệt này” như lời nhà văn Nguyễn Quang Thiều từng thốt lên. Nay mùi thơm dường như đã lui vào quá khứ, nhưng hương vị thanh tao, sạch sẽ của nó vẫn ám ảnh tâm trí nhiều người mỗi năm Tết đến.

.Bông mùi bé xíu mà làm nên “chính nó”. Thật diệu kỳ!

————-  

hoamui_laco

Chợ Tết. Phiên cuối năm, náo nhiệt sắc màu. Đào e lệ, lay-ơn kiêu kỳ, cúc khiêm nhường, tầm xuân mướt mát, thanh tao… Người qua kẻ lại, ồn ã tiếng mặc cả bán mua. Chẳng ai chú ý đến một người đàn bà dáng vẻ quê mùa đứng bên chiếc xe đạp cũ kỹ như chủ nó.

Trên xe, chất đầy những bó mùi thơm, loại cây chỉ xuân về mới xuất hiện khắp phố phường, và người ta cũng chỉ mua nó vào dịp này, mang về đun nước tắm, gọi là tắm tất niên.

Dường như cũng biết thân, biết phận giữa cái chen lấn ồn ào của chợ phố thị buổi đương đông, người đàn bà đứng lặng lẽ, rụt rè bên chiếc xe cùng những bó mùi thơm, như cam chịu, như chờ đợi ai đó để mắt tới.

anh-me

Những bó mùi nhỏ được bó khéo léo bằng sợi rơm vàng óng, tựa chiếc nhẫn cưới xinh xắn lồng vào ngón tay áp út của người con gái mới về nhà chồng, xếp nằm đều chằn chặn. Những hạt mùi mẩy, căng tròn, xanh biếc, bên những bông hoa mùi nhỏ xíu li ti phơn phớt tím, hẳn không cam chịu cái lặng lẽ của kiếp hạt, đã chui khỏi vỏ, nở bung ra, nghiêng ngó, nói với đời bằng mùi hương ngây thơ, hăng hắc nồng say.

 

Tiếp tục đọc

Gặp gỡ cuối năm

KD: Nguyễn Khải có Gặp gỡ cuối năm, thì cánh nhà báo chúng mềnh cũng có Gặp gỡ cuối năm- vào đúng ngày ông Táo lên Trời.

————–

anh-ong-tao-2

Đó là khi nhà báo Trần Tiến Đức a lô mời mấy người bạn bè của anh: Anh Nguyễn Văn Vĩnh (cựu TBT báo Quốc tế,), anh Nguyễn Quang Dy, cựu chuyên gia ngoại giao kiêm nhà báo tự do, và mềnh… café sáng.

anh-ong-tao-9Bất ngờ nhất, là cuộc gặp này có Jonathan London, chủ Blog Xin lỗi ông khá quen thuộc ở Việt Nam. Dù trông … râu ria thế nhưng hóa ra, Jonathan London còn khá trẻ. Vào Google, thấy trích ngang lý lịch thế này: Jonathan London (sinh năm 1969) là một giáo sư người Mỹ đang dạy học môn xã hội học chính trị và sự phát triển học tại đại học thành thị Hong Kong (City University of Hong Kong)[1]. Hiện ông đã chuyển sang Đại Học Leiden, Hà Lan. Ông được nhiều người Việt biết tới vì những bài viết về Việt Nam bằng tiếng Việt trên blog Xin lỗi ông của ông ta. Ở nước ngoài, ông được xem là một chuyên gia về các vấn đề Việt Nam (Vietnam-Expert). Tiếp tục đọc

Loa… mẹ Đốp

Tác giả: Kim Dung (Kỳ Duyên)

.KD: Nhân việc ông Chủ tịch HN Nguyễn Đức Chung đề nghị xem xét việc tòn tại của Loa phường, xin đăng lại bài viết của mình đã lâu về chủ đề này trên Tuần Viêt Nam, để bạn đọc chia sẻ  😀

———————

Hiện tại, có rất ít trang web thay thế cho thông tin nghèo nàn và nghe tậm tịt của chiếc loa phường. Đó cũng là lý do để cho những chiếc loa phường – “mẹ Đốp” còn đất sống, vẫn “rải chiếu’ ngày ngày.

 Hông mẹ Đốp và loa… mẹ Đốp

Cách đây 2 năm, tôi cùng thằng con trai, một chàng kiến trúc sư, đi tìm mua nhà. Vào đúng căn nhà hiện nay (đang ở), mắt nó sáng lên khi bảo: “Nhà nở hậu mẹ ạ”. “Con thích à?”. “Con thích lắm. Dân kiến trúc mà!”. Thấy mắt con như cười, có người mẹ nào cầm lòng cho đặng, tôi quyết định mua ngay, dù không thật rẻ so với thời giá lúc đó.

Hình minh họa. Nguồn ảnh: Tiền Phong

Nhìn cái nhà, mặt tiền 4 m, mặt hậu nở 7 m, tôi bỗng thấy nó giống như cái hông mẹ Đốp, nhân vật trong tích chèo cổ nổi tiếng Quan Âm Thị Kính, khi nhoay nhoáy cái váy nâu sồng, vừa rải chiếu sân đình vừa cất tiếng bỡn cợt, đanh đá, đáo để, giễu cợt các quan viên…

Vừa dọn đến ở, tảng sáng hôm sau, còn đang mơ màng, cả nhà ai cũng giật bắn người vì tiếng nhạc loa phường đột ngột “hét” lên, phá vỡ sự yên tĩnh đến bất ngờ: “Dù có đi 4 phương trời, lòng vẫn nhớ về Hà Nội…” Cái bài hát yêu thích một thời qua giọng ca Hồng Nhung mượt mà, giờ âm lượng mạnh và dữ dội như tra tấn, nhức óc… Tiếp tục đọc

“Sử gia” Đặng Phong và thông điệp về tư duy…

Tác giả: Kim Dung

.KD: Còn đây là bài mình viết về Sử gia Đặng Phong, trên TVN, ngày 06/09/2010 06:00 GMT+7


Kính viếng anh hồn Sử gia Đặng Phong

250px-DangphongMới vậy, mà đã được gần nửa tháng- GS Đặng Phong- “sử gia kinh tế số 1” rời bỏ cõi nhân gian hỉ nộ ái ố để trở về với cát bụi. Tôi vẫn nhớ mãi cái cảm giác bàng hoàng, choáng váng của buổi tối 20-8, khi đọc bản tin trên VNN: “Sử gia kinh tế hàng đầu Đặng Phong qua đời” tại nhà riêng. Phải định thần một lúc, mới tin được đó là sự thật xót xa. Vì với tôi, ông không chỉ là một sử gia kinh tế sắc sảo, mà còn là một người bạn vong niên rất đáng quý.

Quen biết ông từ năm 1983- khi đó, ông viết một bài báo về giá điện trên Báo Nhân Dân, rất gây tiếng vang. Một cách nhìn về kinh tế, về giá điện cực kỳ sát thực tiễn và hóm hỉnh. Đọc vừa buồn cười vừa thâm thúy. Nhưng phải về sau, trên hành trình dài của kiếp nhân sinh, tôi mới hiểu ra ông, một tầm vóc trí thức lớn nhưng lại như ẩn dật. Tiếp tục đọc

Văn hóa và “phản” văn hóa

Tác giả: Kim Dung (Tuần Việt Nam-2010)

.KD: Làm sao một nền văn hóa mấy nghìn năm các bậc tiền nhân để lại, đến hôm nay, không tìm thấy sự tri kỷ ở những kẻ hậu thế chúng ta? Hay bởi thời buổi kim tiền, mà chữ tâm cũng chỉ có… hơi đồng? (Kim Dung)

Rất bất ngờ, vào trang Chungta.com, một trang web mình yêu thích, bắt gặp bài viết này. Tưởng bài của ai hóa ra bài của mình. Đọc lại bài về một chủ đề văn hóa mình vốn hay suy tư, ngẫm nghĩ, thấy thú vị. Xin đăng lại để bạn đọc chia sẻ  😀

————–

Tri kỷ- tiền nhân và hậu thế

Tôi bỗng thấy mình đứng ở Quảng trường của Tòa thánh Vatican (Quốc gia Vatican)- như một giấc mơ. Cái địa danh Tòa thánh vừa quyền uy vừa bí ẩn và hấp dẫn, nằm ngay ở chính thủ đô Roma của nước Italia, thuở nhỏ vừa thấy sợ, vừa thích thú khi bất ngờ được đọc và chiêm ngưỡng những bức ảnh về một kiến trúc trứ danh, với những bức tranh tường của danh họa Mikenlangielo gắn bó chìm nổi như sự vinh danh tột đỉnh tài năng một con người, lại như một định mệnh…

.

Khu Trung tâm Tòa thánh Vatican. Ảnh: Kim Dung
.
Vậy mà giờ đây quần thể kiến trúc ấy hiện ra sừng sững, uy nghiêm trong nắng hanh vàng của mùa thu châu Âu, khi những cành lá phong còn xanh xao phơ phất bởi gió thu về.Đúng là “mọi ngả đường đều dẫn đến Roma”.Rất thích thú, cũng đúng ngày chúng tôi đang ở Roma, Thư viện Tòa thánh Vatican mở cửa trở lại, sau 3 năm trùng tu. Đây được coi là một trong những thư viện cổ nhất thế giới- một kho tàng văn hoá- văn minh vô giá của nhân loại, nơi lưu trữ hơn 75 nghìn bộ kinh thánh chép tay, những bộ sách sưu tầm quan trọng về lịch sử, khoa học, văn hóa. Dĩ nhiên, không phải ai cũng đủ trình độ để được làm độc giả ở thư viện này.

Tiếp tục đọc

Có một ‘thiên đường nơi hạ giới’

Tác giả: Bài và ảnh Kỳ Duyên

.KD: Trung Quốc luôn là quốc gia có nền văn hóa vĩ đại rất đáng kính nể. Với mình, chính trị là chính trị, văn hóa là văn hóa. Xin đưa bài viết về chuyến đi thăm Cửu Trại Câu (Tứ Xuyên) để bạn đọc chia sẻ  😀

———–

Đó là câu nói phổ biến của người Trung Quốc về Cửu Trại Câu- “thung lũng chín làng”- khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia thuộc châu tự trị dân tộc Khương, dân tộc Tạng (Tứ Xuyên), khu bảo tồn sinh quyển thế giới được tổ chức UNESCO công nhận. Nghe có vẻ… ngoa ngôn, nhưng khi đến Cửu Trại Câu vào độ thu nhất, ngỡ ngàng thấy lá vàng, lá đỏ, lá xanh xen lẫn những dải mây trắng lượn lờ trên những ngọn núi cao 2000- 4000 m so với mặt biển, soi mình xuống hàng chục hồ nước xanh sẫm màu xanh kỳ lạ, hẳn người trần gian cũng phải tin đó là “thiên đường nơi hạ giới”. Chả thế, Cửu Trại Câu được xếp loại cảnh quan 5A- cao cấp nhất TQ, cần được bảo vệ.

Tạo hóa, con người, thiên đường, hạ giới, Cửu Trại Câu, dân tộc Tạng, dân tộc Khương, Tứ Xuyên

Nơi điện thờ Khổng Minh Gia Cát Lượng. Ảnh: Kim Dung

Núi ơ núi… hồ ơ hồ…

Tiếp tục đọc