Người phụ nữ để lại nhiều dấu ấn cho nghệ thuật ở Hà Nội

Tác giả: theo FB Phùng Ngọc Khoa

Người Hà Nội ai cũng biết Bùi Xuân Phái, Lê Phổ, Tô Ngọc Vân hay Trần Bình Lộc. Điểm chung của các họa sỹ tài ba này là đã học trường Mỹ Thuật Đông Dương (mở ra bởi các cụ Tardieu và Nam Sơn), và tất cả đều là học sinh của Alix Ayme (A-li-x E-mê)

KD: Một bài viết có nhiều thông tin rất quý về Hà Nội. Một người đàn bà Pháp tài năng và có công lao. Xin đăng lên để bạn đọc chia sẻ  😀

———————–

Bà Alix Hava sinh năm 1894 tại Marseille (Pháp). Sau khi học nhạc, bà lại cảm thấy thích họa và dần dần chuyển sang học về các kỹ thuật đồ họa tại Toulouse (thầy của bà là họa sỹ nổi tiếng Maurice Denis). Thời đó bà đã tham gia trang trí mái của nhà Hát Champs Elysees, một trong số những nhà hát đẹp nhất ở Paris nằm ngay trên đại lộ nổi tiếng này. Năm 1920, bà kết hôn lần đầu và cùng chồng đến Hà Nội năm 1925.

Trong hình ảnh có thể có: 1 ngườiTrong hình ảnh có thể có: 1 người, đang ngồi, râu và trong nhà
Không có mô tả ảnh.Trong hình ảnh có thể có: 1 người
Không có mô tả ảnh.
…. v.v… v v…

Tiếp tục đọc

“Sử gia” Đặng Phong và thông điệp về tư duy…

Tác giả: KD/KD

Với một dân tộc, “tư duy nào, số phận đó”. Tư duy một dân tộc nếu bất biến, không chịu thay đổi chính là cái chết âm thầm. Đó cũng là một thông điệp khác, từ phía ông muốn nhắn nhủ… người đương thời và hậu thế, dưới góc độ sử gia kinh tế. Không phải ngẫu nhiên, ông đặt vấn đề tư duy như một điều cốt tử của sự sống còn của một dân tộc, một quốc gia (KD/KD).

KD: Hôm nay, tự nhiên nhớ tới bài viết này, về một Sử gia Kinh tế. Hành trình của Đất nước- qua ghi chép và cái nhìn của ông- một nhà nghiên cứu khách quan, trung thực và rất có tầm tư duy. Trong một cuộc trò chuyện, tôi hỏi ông: Cuốn nào anh viết khó nhất? Trả lời: Cuốn viết về Kinh tế Việt Nam Công hòa! Đó cũng là một sự trung thực khác.

Báo chí rập rạp nhắc tới việc chuẩn bị ĐH 13, với những tiêu chuẩn, chức danh các cán bộ lãnh đạo cao cấp, đăng lại bài này (đã đăng trên VietNamNet) cách đây khá lâu, lưu í các vị có trách nhiệm XH, rằng Tư duy trẻ, tiếp cận thực tiễn XH và xu thế phát triển của thời cuộc chính là một thước đo trí tuệ, giúp các vị đảm đương được nhiệm vụ trọng đại của đất nước, chứ ko phải vì vài tiêu chí vê học bao nhiêu lớp chính trị cao cấp, với mấy cái bằng GS, TS đâu

—————————-  

Mới vậy, mà đã được gần nửa tháng- GS Đặng Phong- “sử gia kinh tế số 1” rời bỏ cõi nhân gian hỉ nộ ái ố để trở về với cát bụi. Tôi vẫn nhớ mãi cái cảm giác bàng hoàng, choáng váng của buổi tối 20-8, khi đọc bản tin trên VNN: “Sử gia kinh tế hàng đầu Đặng Phong qua đời” tại nhà riêng. Phải định thần một lúc, mới tin được đó là sự thật xót xa. Vì với tôi, ông không chỉ là một sử gia kinh tế sắc sảo, mà còn là một người bạn vong niên rất đáng quý. Tiếp tục đọc

Hương Tất niên…

Tác giả: KD/KD
.
KD: Xuân sắp về. Xin đăng lại một bài tản văn mình viết cho VNN dạo còn Thư Hà Nội. Bỗng ước ao có một bó mùi thơm tẩy trần cho cả XH này, rửa sạch những bất ổn, bất an, những cái ác độc, gian tham đáng kinh tởm, để cái thiện, cái tử tế lên ngôi.

Và để lòng người bình an, ấm áp
———————————- 

Chợ Tết. Phiên cuối năm, náo nhiệt sắc màu. Đào e lệ, lay-ơn kiêu kỳ, cúc khiêm nhường, tầm xuân mướt mát, thanh tao… Người qua kẻ lại, ồn ã tiếng mặc cả bán mua. Chẳng ai chú ý đến một người đàn bà dáng vẻ quê mùa đứng bên chiếc xe đạp cũ kỹ như chủ nó.

Trên xe chất đầy những bó mùi thơm, loại cây chỉ xuân về mới xuất hiện khắp phố phường, và người ta cũng chỉ mua nó vào dịp này, mang về đun nước tắm, gọi là tắm tất niên. Tiếp tục đọc

Câu chuyện cảm động về lòng nhân và lịch sử Nhà Thờ Lớn HN!

Tác giả: Phong Lưu (theo FB Dư Bình)

Thưa các bạn, chuyện này do bạn Anna Nguyệt, một giáo dân nhà ở phố Ấu Triệu cạnh nhà thờ lớn Hà Nội, kể lại cho tôi. Gia đình bạn ấy nhiều đời tình nguyện vào phụng sự trong nhà thờ. Cụ tổ của bạn có một người con gái là là sơ Maria, người đã được đọc những dòng ghi chép trên và đã chứng kiến đêm hôm ấy, một đêm mùa đông lạnh buốt và ướt át, cha Leonardo Millot đi lang thang suốt đêm ngoài phố.

KD: Một câu chuyện về sự hy sinh lặng thầm của một người cha nghèo khó, vĩnh viễn câm lặng thân phận, để cho đứa con (may mắn lại gặp lòng nhân từ của hai người cha mẹ nuôi) được ấm êm và thành đạt trong hành trình của số phận

Bên cái ÁC vẫn luôn có cái Thiện. Bên sự loạn lạc lòng tin, vẫn có Đức tin. Đó là điều khiến con người ta có thể sống sót, mà không tuyệt vọng

Cảm ơn một câu chuyện lay động con tim giữa những ngày đông băng giá và quá nhiều tổn thương về số phận người nông dân nước Việt  😦

————–  

Tôi là một đứa trẻ mồ côi cả cha lẫn mẹ, nhưng ơn Chúa, Người đã cho tôi có một gia đình đầm ấm đầy ắp yêu thương. Đó là gia đình ba má nuôi của tôi. Papa tôi, ông Charles-Théodore Millot, một thương nhân người Pháp.

Tiếp tục đọc

Câu chuyện tình của “Ở HAI ĐẦU NỖI NHỚ”(Lời: Trần Hoài Thu. Nhạc: Phan Huỳnh điểu)

Tác giả: KD/KD.
.
KD: Bất ngờ, bắt gặp bức ảnh này trong album cũ của gia đình- nhà báo Trần Đình Chính, tác giả bài thơ Ở hai đầu nỗi nhớ (ký Trần Hoài Thu), được nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu phổ nhạc. Ca khúc nổi tiếng đó cũng là một trong những ca khúc mình yêu thích nhất.

Hôm đó, báo ND kỷ niệm Ngày thành lập 11/3 thì phải. Trần Đình Chính mời mình nhảy điệu Lăm vông. 

Chính đã trở về với cát bụi cách đây mấy năm vì biến chứng của bệnh tiểu đường

Ca khúc “Ở hai đầu nỗi nhớ” của Chính cũng có số phận thật đặc biệt

Dạo đó, Blog Hang Cua của Hiệu Minh là nơi bọn mình thường quây quần với nhau trên mạng ảo mỗi tối. Mình đưa bài viết này (đã đăng trên An ninh Thế giới cuối tháng), lên Hang Cua. Và thế là câu chuyện trở nên rôm rả. Bất ngờ nhất, mấy hôm sau mình nhận được thông tin của Chính, cho biết Chính đang mắc bệnh tiểu đường rất nặng, không có tiền cứu chữa. Chính có í nhờ mình rao bán bản quyền bài thơ đã được phổ nhạc.

Dạo đó, chưa có FB, và mình cũng chưa có Blog riêng. Sau khi bàn bạc với Hiệu Minh, với các bạn còm sĩ trong Hang Cua (trước đó, Hang Cua chúng mình cũng quyên góp với nhau chút ít và mình đại diện mang số tiền đó đến thăm Chính).
Nhưng làm thế nào để bán được bản quyền bài thơ đã trở thành ca khúc?

Mình bèn nhờ trang Anh BaSam (TTX Vỉa hè), và Blog Quê Choa của Bọ Lập- lúc đó là hai trang Web cá nhân rất nổi tiếng, đông bạn đọc “chào hàng”.

Rất may, ít bữa sau, một doanh nhân trong Sài Gòn lên tiếng, muốn mua bản quyền bài thơ đã phổ nhạc của Chính với giá 300 triệu đồng

Dù Trần Đình Chính đã không qua khỏi căn bệnh rất nặng, nhưng có lẽ khi trở về với cát bụi, Chính cũng cảm giác ấm lòng vì tình người, vì những gì lan tỏa và cuốn hút mọi con tim, mà ca từ Ở hai đầu nỗi nhớ, với nét nhạc da diết, đắm say của nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu, khiến bài thơ thêm thăng hoa

Xin đăng lại bài viết về sự sinh nở “Ở hai đầu nỗi nhớ”, dù tác giả của nó đã không còn nữa
—————-  


Có một ca khúc, ngay khi lần đầu được nghe, lập tức trở thành nỗi ám ảnh với tôi, bởi những cung bậc quá da diết. Nhưng còn bởi nó có một số phận riêng. Tiếp tục đọc

Lê Thị Lựu: Nữ họa sĩ đầu tiên của nền mỹ thuật hiện đại Việt Nam

Tác giả: Dương Đức (báo Văn nghệ Công an)

Bà là người phụ nữ thuộc tầng lớp tân tiến, tây học. Trong khi tuyệt đại bộ phận phụ nữ cùng thế hệ với bà vẫn còn nhuộm răng đen và bẽn lẽn ẩn mình trong những chiếc áo dài thâm thì bà đã mạnh dạn thi vào Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương và thuyết phục gia đình cho học lớp vẽ tranh… khỏa thân. Năm 1932, ra trường với tấm bằng thủ khoa, Lê Thị Lựu trở thành cái tên được nhiều báo nhắc tới.

KD: Người phụ nữ đẹp, tây học, văn minh và khoáng đạt tư duy, lại rất tài năng vẫn giữ vẻ trang nhã nữ tính, thật hiếm.

Sao bây giờ hiếm thế nhỉ- những tuýp người phụ nữ đẹp kiểu này?

Nếu bà nào nổi thì hoặc là trông rất nam tính, tạp, hoặc chữ “kim tiền” khắc trên mặt, chán chết!

———————

Bà được xem là nữ họa sĩ đầu tiên của nền mỹ thuật hiện đại Việt Nam. Thi đỗ và tốt nghiệp thủ khoa khóa 3 của Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, bà còn làm thơ và cộng tác với các tạp chí nổi tiếng một thời: Ngày nay, Phụ nữ tân văn, Đàn bà mới. Từ năm 1940, bà theo chồng sang sống tại Pháp và từ đó tới khi mất, bà đã có những hoạt động thiết thực ủng hộ phong trào kháng chiến trong nước (bà từng là thủ quỹ của Hội Văn hóa Liên hiệp Pháp cho đến ngày ký Hiệp định Geneve về Việt Nam).

Họa sĩ Lê Thị Lựu thời trẻ.Trong hơn nửa thế kỷ sáng tạo, mặc dù số tranh bà để lại không nhiều và không phải bạn trẻ nào cũng biết đến sự nghiệp hội họa của bà, song với những người hoạt động trong lĩnh vực này, khi nhắc đến tên tuổi bà, ai nấy đều có một thái độ vị nể.

Tiếp tục đọc

Cách đặt tên một số đường phố Hà Nội trước năm 1954

Tác giả: Nguồn Bảo tàng Lịch sử Quốc gia

KD: Cách đặt tên phố (và cả đánh số nhà của Hà Nội hiện nay), quả là ba chìm bẩy nổi chín lênh đênh, mà cũng chưa ra hình thù gì. Nhất là số nhà. Như đánh đố, như “quyền ông, ông thích”, chẳng hiểu nổi trí tuệ, năng lực quản lý của các vị c/q Hà Nội

——————-   

Sau khi đặt Hà Nội dưới sự bảo hộ, tháng 7/1888 Tổng thống Pháp ký sắc lệnh thành lập thành phố Hà Nội và đặt dưới quyền một Đốc lý người Pháp. Năm 1902, Hà Nội trở thành thủ đô của toàn Liên bang Đông Dương. Hà Nội được quy hoạch theo kiểu đô thị phương Tây. Đường phố được xây dựng theo các Nghị định của Toàn quyền Đông Dương và Thống sứ Bắc Kỳ.

Phố Hàng Bạc (rue des Changeurs) đầu thế kỷ XX Phố Hàng Đồng (rue des Tasses) Phố Hàng Hòm (rue des Caisses) Đường Trần Nhật Duật  (Quai Clémenceau) đầu thế kỷ XX Phố Hàng Lọng, thời Pháp gọi là đường Quan Lộ (route Mandarine), nay là đường Lê Duẩn

Tiếp tục đọc

Những người Việt tên tuổi

Tác giả: Theo Fb Trần Văn Phương (nguồn: Fb Hà Nội Tri Thức – Connaissance De Hanoi – Knowledge Of Hanoi)

.KD: Đọc được một stt quá nhiều thông tin hay, xin đăng lên để bạn đọc chia sẻ và làm tư liệu

.Title bài, chủ Blog xin đặt

—————   Trong hình ảnh có thể có: 3 người, mọi người đang đứng, bộ vét và văn bản

Năm 1940:

– Đức quốc xã tràn vào Paris.

– Phát-xít Nhật tiến vào Đông Dương.

– Phan Bội Châu đang ốm nặng và chuẩn bị mất ở Huế.

– Nguyễn Văn Vĩnh vừa qua đời được 4 năm, để lại sự nghiệp trước tác đồ sộ bậc nhất.

– Phan Thanh và Tản Đà sắp qua “giỗ đầu”.

– Vũ Trọng Phụng sắp qua đợt cúng “trăm ngày”. Tiếp tục đọc

A – men, lạy Đất Mẹ lòng lành

Tác giả: KD/KD

KD: Một Giáng sinh mới nữa sắp về. Xin được chúc bạn đọc của Blog KD/KD đón một Giáng sinh an lành, ấm áp, hạnh phúc. Và nụ cười luôn nở trên môi  😀  😀

* Bài tạp văn này, mình đã đăng trên mục Thư Hà Nội (VietNamNet) giữa những năm tháng giông bão của số phận. Đã bao lần, mình tìm đến các nhà thờ, đứng lặng lẽ quan sát các con chiên, ngắm kiến trúc diễm lệ của các nhà thờ, nghĩ về những khổ ải trước ngã ba đường cần chọn lựa. Và nghĩ về cả sự Dọn mình trước lương tâm.

Mỗi nhà thờ, như đều có tính cách, có số phận tựa như những con chiên trên hành trình đến nước Chúa.

Hôm nay, Giáng Sinh sắp về, xin được đăng lại bài viết như một sự chia sẻ lòng lành 
——————— 


Một người bạn, đang làm việc tại Tổ chức Ngân hàng Thế giới (WB), từ nước Mỹ xa xôi gửi cho tôi tấm ảnh Mùa Giáng sinh do anh chụp. Bức ảnh là cây thông Noel đặt ở phòng họp. Trên bức ảnh đó, thật thích thú và bất ngờ, tôi nhận ra giữa bao nhiêu lá cờ nhỏ xinh của các quốc gia trên thế giới, là kiêu hãnh một lá cờ đỏ sao vàng nổi bật trên nền lá thông xanh sẫm. Một mùa Giáng sinh nữa đã đến. 

Tiếp tục đọc

Áo dài và người Hà Nội

Tác giả: KD/KD. Ảnh: NAG Bùi Ngọc Lâm

KD: Chỉ biết, áo dài Việt Nam với người Hà Nội, cũng như một nhan sắc phương Đông- thuần khiết, dù trải bao dâu bể, phong trần, vẫn luôn đầy phong vị hấp dẫn và quyến rũ những người yêu cái đẹp. Phỏng ạ?

——————

Em gái con Dì ruột tôi báo tin: Mời các bác chuẩn bị vào SG đón dâu, ăn cưới nhé!

Dĩ nhiên, đi đám cưới là phải mặc áo dài. Vậy là tôi hí hủi mở tủ áo. Ngắm nhìn một lô một lốc, mà chiếc nào tôi cũng thích vì mỗi cái đẹp một kiểu, lại tự tay chọn vải, chọn mẫu  . Bỗng nghĩ miên man…

Chiếc áo dài Việt Nam, đẹp quyến rũ và đầy nữ tính hóa ra cũng thật… hồng nhan Tiếp tục đọc