Tại tòa án của “cái nước Việt này nó thế”

Tác giả: FB Tô Lan Hương

HĐXX của TAND Tp Hoà Bình ngày hôm nay ko buồn quan tâm đến những chứng cứ chứa quá nhiều dấu hiệu làm giả đó, dù đó là những chứng cứ dùng để kết tội một con người, liên quan đến sinh mệnh chính trị và số phận của cả một con người.
HĐXX của Tand TP Hoà Bình nói như này: “sẽ điều tra về việc làm giả giấy tờ , nguỵ tạo chứng cứ trong một vụ án khác, vì xét thấy nó ko ảnh hưởng đến việc định tội các bị cáo trong vụ án này”.
Thế là sao hở các mẹ, các ông, các bà, các anh, các chị?! 
Tại sao chứng cứ chính để kết tội một con người có dấu hiệu bị làm giả, mà ông Chủ toạ dám nói rằng nó ko ảnh hưởng gì đến việc định tội????!!!!!  (Tô Lan Hương)

.KD: Tại tòa án của “cái nước Việt này nó thế”  😦

.Title bài chủ Blog xin đặt

———————   

Trong hình ảnh có thể có: 3 người
Trong hình ảnh có thể có: văn bảnKhông có mô tả ảnh.Không có mô tả ảnh.
Đây có lẽ là hình ảnh ám ảnh nhất với tôi ngày hôm qua: bố của Bs Hoàng Công Lương lặng lẽ đứng đó, nghe người ta tuyên bản án dành cho con trai mình. 

Tôi vẫn nhớ Lương là con trưởng của một dòng họ người Mường. Lương là người thứ 2 trong dòng họ đỗ đại học. Người đầu tiên là chú của Lương – ông Hoàng Công Tình – Phó Trưởng Khoa Hồi sức Cấp cứu BV Hoà Bình.

Chiều hôm qua, Lương bị tuyên 42 tháng tù giam trong một vụ án mà bằng chứng VKS đưa ra để buộc tội anh là một tờ biên bản đầy dấu tích của sự sửa chữa, làm sai lệch hồ sơ mà mắt thường cũng có thể nhìn thấy.

Chiều hôm qua, Hoàng Công Tình – chú của Lương cũng bị liên đới khi HDXX đã khởi tố vụ án Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng, đề nghị xem xét trách nhiệm của ông Tình- dù cái biên bản mà người ta viện dẫn để làm căn cứ đề nghị khởi tố ông ấy – tiếc thay cũng là một biên bản có đầy dấu hiệu bị làm giả để nguỵ tạo chứng cứ.
Tiếc thay, HĐXX của TAND Tp Hoà Bình ngày hôm nay ko buồn quan tâm đến những chứng cứ chứa quá nhiều dấu hiệu làm giả đó, dù đó là những chứng cứ dùng để kết tội một con người, liên quan đến sinh mệnh chính trị và số phận của cả một con người.
HĐXX của Tand TP Hoà Bình nói như này: “sẽ điều tra về việc làm giả giấy tờ , nguỵ tạo chứng cứ trong một vụ án khác, vì xét thấy nó ko ảnh hưởng đến việc định tội các bị cáo trong vụ án này”.
Thế là sao hở các mẹ, các ông, các bà, các anh, các chị?! 
Tại sao chứng cứ chính để kết tội một con người có dấu hiệu bị làm giả, mà ông Chủ toạ dám nói rằng nó ko ảnh hưởng gì đến việc định tội????!!!!!
Phiên toà diễn ra 12 ngày, với nhiều chứng cứ mới được đưa ra, nhưng khi Tuyên án, Toà án Tp Hoà Bình chỉ dành 4 dòng trong phần kết luận kéo dài gần 2 tiếng của mình để nói về các chứng cứ đó. Nhận định của họ về vụ án giống đến 96% cáo trạng VKS đưa ra. 
Nhờ lương tâm của Chánh án Toà Tp Hoà Bình, mà ngày hôm nay, hai người đàn ông có bằng Đại học duy nhất trong một dòng họ người Mường suốt bao đời đang đối mặt với tù tội.
Cả dòng họ đấy sẽ nhớ ông Nghiêm Hoài Anh từ đời này sang đời khác.
Các bạn chắc sẽ có người nói tôi cảm tính và ko kiềm chế cảm xúc khi nói những lời này. 
Vậy thì tôi sẽ nói đến những lời có lý tính hơn:
Trong QUY CHẾ BỆNH VIỆN do Bộ Y tế ban hành năm 1997, áp dụng với tất cả các BV trong cả nước, Bộ Y tế đã ghi rất rõ về trách nhiệm, về nhiệm vụ của Bs Khoa Lọc máu.
Tôi đính kèm văn bản ở dưới này để các bạn đọc. Để các bạn thấy một điều : BÁC SĨ LỌC MÁU CÓ RẤT NHIỀU TRÁCH NHIỆM VỀ CHUYÊN MÔN, NHƯNG KHÔNG CÓ TRÁCH NHIỆM PHẢI GIÁM SÁT NGUỒN NƯỚC CHẠY THẬN, KHÔNG CÓ TRÁCH NHIỆM PHẢI LO VỀ VĂN BẢN GIẤY TỜ.
Tôi hỏi thật, liệu các bạn có thể làm khác bác sĩ Lương trong tình huống tương tự? 
Cả một hệ thống Y tế vận hành với bao bộ phận liên quan chính là những bộ phận phải có nhiệm vụ đảm bảo việc đó, để bác sĩ tập trung chữa bệnh!
Bác sĩ Lương đã đi tù vì đã làm đúng trách nhiệm của bác sĩ lọc máu do BYT quy định. Và vì làm đúng, Lương bị kết án 42 tháng tù giam.
Với vai trò công tố trong vụ án này, bà Thu Hằng – Đại diện VKS nói rằng “với lương tâm và trách nhiệm của một người bác sĩ, bác sĩ Hoàng Công Lương lẽ ra phải cầm trong tay biên bản bàn giao đó trước khi ký y lệnh chạy thận”.
Chị Hằng ấy lẽ ra cũng nên hiểu, với lương tâm và trách nhiệm của người giữ vai trò công tố, chị ấy cần nhìn vào cái chứng cứ buộc tội người ta để xem chứng cứ đó có bị làm giả không chứ?

Tôi đề nghị vứt cái Quy chế Bệnh viện của Bộ Y tế đi, vì hoá ra cái Quy chế đó – dù là một dạng văn bản dưới luật, hoá ra chẳng có tác dụng qué gì trong việc giúp các sĩ biết được nghĩa vụ, trách nhiệm của họ; giúp họ phân xử đúng sai, trừng phạt họ hay bảo vệ họ trước công lý!
Trên thế giới, với những vụ án tương tự, người bị đưa ra Toà là những người cung cấp vật tư, là những người chịu trách nhiệm quản lý quy trình an toàn trong bệnh viện. Có những vụ án, cả gia đình và bác sĩ cùng làm đơn kiện công ty cung cấp hoá chất. Không một vụ án nào người ta đưa bác sĩ ra xét xử.
Nhưng vì việc đó đã có tiền lệ ở Việt Nam, tôi khuyên chân thành các bạn bác sĩ của tôi, từ giờ nếu không nhìn thấy đủ các loại văn bản thì nhất định không ra y lệnh. Đi tù như chơi í.