Nỗi ám ảnh của quá khứ

GS Trần Quốc Vượng

GS Trần Quốc Vượng

Nước Việt Nam ta hiện là một quốc gia kém phát triển về mọi mặt, vừa lạc hậu, vừa lạc điệu với một thế giới nhìn chung đã và đang phát triển rất nhanh, đặc biệt từ nửa sau thế kỷ 20.

Tạm bỏ qua một bên mọi sự “giải thích”, nào đổ tội cho phong kiến đế quốc, thực dân bành trướng, thiên tại, địch hoạ, chiến tranh, cách mạng, nào viện dẫn sai lầm chủ quan của những người cầm nắm vận mệnh quốc gia mấy chục năm qua, v.v… tình trạng ấy là không bình thường, gây nên một bức xúc tâm lý, một nỗi đau thân thể, một nhức nhối thân xác và tâm linh, buộc KẺ SĨ và NGƯỜI DÂN, vừa gian khổ kiếm sống, vừa suy nghĩ đêm ngày, tìm cách khắc phục và vượt qua tình trạng tủi nhục này…

Có ĐỘC LẬP rồi chăng, nhưng hoạ LỆ THUỘC vẫn luôn luôn mai phục, cả về mô hình chính trị và sự phát triển kinh tế…

Tiếp tục đọc

Việt Nam học thói xấu của Trung Quốc: Điều không thể khác

Tác giả: Lam Nguyễn

.KD: Thế tại sao không học được cái mạnh, cái tốt của TQ. Dẫu sao, TQ hiện cũng là một trong những nền kinh tế mạh nhất thế giới cơ mà. Và phải nói rằng, VN đi sau TQ về Đổi mới khoảng một thập kỷ, nhưng tốc độ sau TQ đến 1/2 thế kỷ

—————–

Do quá giống nhau nên hành vi của người VN không thể khác được hành vi của người TQ

Ở VN, Đại hội 4 diễn ra vào năm 1976 quyết định xây dựng CNXH. Biểu hiện cụ thể là cải tạo xã hội chủ nghĩa các nền kinh tế và đặt nền kinh tế hoàn toàn vào mô thức xô Viết. Thời điểm này đã xuất hiện sự khác biệt giữa VN và TQ. Trong khi TQ cải cách thì VN lại đi theo mô thức Xô Viết trên toàn nền kinh tế.

Mô hình này đã không giải quyết được vấn đề phát triển kinh tế của VN. Ngay lập tức nền kinh tế VN đã lâm vào trạng thái trì trệ, khủng khoảng, tăng trưởng thấp đi đáng kể, nền kinh tế lâm cảnh thiếu hụt, sản xuất không đủ ăn, phần lớn ngân sách để trang trải và chi tiêu, tích lũy chủ yếu dựa vào viện trợ từ nước ngoài. Do đó, nền kinh tế dần lâm cảnh suy thoái, thiếu ăn, nạn đói xuất hiện.

Sau đó, nền kinh tế VN bắt đầu có những chuyển đổi, VN phải đặt ra vấn đề cải cách quản lý, hay còn gọi là cải cách quản lý cơ chế kinh tế. Trong nông nghiệp thì thực hiện cơ chế khoán vụ. Thực chất đây là những cải cách mang tính thị trường, tức là tăng hiệu quả sản xuất, tăng lợi ích của người lao động. Lúc đó, nền sản xuất bắt đầu được khôi phục và từng bước có hiệu quả. Tuy nhiên, VN lại quay lại siết chặt trong nông nghiệp dẫn tới tình trạng khê đọng sản phẩm, không khuyến khích được sản xuất. Cải cách chưa thành. Tiếp tục đọc

Mất lòng tin là mất tất cả

Tác giả:  Tô Văn Trường

.KD: TS Tô Văn Trường vừa gửi cho mình bài viết này, xung quanh vụ cá chết, biển ô nhiễm. Trong đó, có đề cập tới bài của tác giả Phạm Quốc Phong về vấn đề Quy chuẩn VN về môi trường. Nay xin đăng lên để bạn đọc chia sẻ.

.Cảm ơn Ts Tô Văn Trường

——————

Người ta thường nói mất tiền là mất ít, mất danh dự là mất nhiều và mất lòng tin là mất tất cả.  Đất nước ta đang trong thời buổi chao đảo và khủng hoảng lòng tin của nhân dân đối với lãnh đạo, đối với giới khoa học và lòng tin giữa các thành phần trong xã hội. Riêng lòng tin của nhân dân đối với lãnh đạo và đối với hệ thống thông tin đại chúng chính thức, vốn đã lung lay thì trong thảm họa cá chết ở miền Trung đã có lúc suy giảm đến mức như không còn gì.

Lòng tin, xét cho cùng phụ thuộc về người được tin chứ không phải người tin. Cây có ngay thì bóng mới tròn. Nhân dân khi nào và ở đâu cũng vậy, rất công bằng.

Ở các nước phát triển, mỗi khi xảy ra thảm họa do tự nhiên hay con người, dân chúng đều bình tĩnh và vững tin vào các biện pháp xử lý của chính quyền. Nhà cầm quyền hiểu rõ nguyên lý được lòng tin của dân chúng tức là sẽ giải quyết được sự cố nên họ phản ứng rất nhanh và có trách nhiệm với các giải pháp trước mắt và lâu dài. Và khi nào cũng vậy, họ minh bạch thông tin với dân chúng.

Ở Việt Nam thì khác. Thảm họa cá chết ở duyên hải miền Trung vừa qua là ví dụ điển hình. Trong bài viết này, tôi chỉ nhấn mạnh vài vấn đề được nhiều người quan tâm. Tiếp tục đọc

Những người tình của Bạch công tử Hôn nhân bi thảm của NSND Phùng Há với Bạch Công Tử

Tác giả: Trần Chánh Nghĩa

.KD: Đọc để hiểu những số phận của giới giải trí SG


Qua khỏi cổng nghĩa trang nghệ sĩ đi thêm vài bước nhìn về bên phải, cổng chào “phần mộ NSND Phùng Há” như chào đón mọi người đến viếng. Bước vào bên trong, nấm mồ hình lục giác nằm trước nhà bia với ảnh chân dung vừa trang nghiêm vừa rực rỡ.

Cuộc tình của Bạch Công Tử với đệ nhất mỹ nhân Nam kỳ
Cuộc tình xa hoa của Bạch Công Tử với công chúa Nga
Đời bi kịch của Bạch Công Tử – tay chơi bậc nhất trời Nam

Mê cải lương, mê cả đào hát

NSND Phùng Há tên thật là Trương Phụng Hảo (1911-2009). Sống gần trọn một thế kỷ, bà là người được xem là một trong những vị tổ của bộ môn nghệ thuật cải lương Việt Nam.

Bạch công tử, người tình của bạch công tử, NSUT Phùng Há
Cổng chào vào mộ NSND Phùng Há
Bạch công tử, người tình của bạch công tử, NSUT Phùng Há
Mộ phần NSND Phùng Há ở nghĩa trang nghệ sĩ

Tiếp tục đọc

Tăng lương từ 1.5.2016: Đừng để giá cả lại tăng kiểu “té nước theo mưa

Tác giả: Anh Khoa- Hồng Quân
.
KD: Tin này có lẽ mừng nhất là các cụ về “hiu”. Các cụ có biết đâu, có lần nào tăng lương mà không tăng giá?  😀
.
Nhưng quan trọng nhất, tăng lương không gắn với CCHC thì rút cục nuôi một bộ máy hành chính khổng lồ mà hiệu quả công việc rất thấp, có tác dụng gì?
—————
Từ 1.5.2016, lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang, chính thức tăng từ 1.150.000 đồng/tháng lên 1.210.000 đồng/tháng (tăng 5%). Mức tăng này căn cứ theo Nghị quyết số 99/2015/QH13 về dự toán ngân sách nhà nước năm 2016 được Quốc hội thông qua tháng 11.2015. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng mức tăng này chỉ là hình thức và không tác động nhiều đến đời sống công chức, viên chức nhưng lại trở thành gánh nặng của ngân sách và nhiều doanh nghiệp, trong khi giá cả có thể tăng kiểu “té nước theo mưa” trong thời gian tới.

Nghịch lý lương tối thiểu vùng và lương cơ bản

Với những nỗ lực của Tổng LĐLĐVN và các bộ ngành, việc tăng lương tối thiểu vùng đã có những kết quả rõ rệt ở mức tăng trên trong khoảng 10%. Hiện lương tối thiểu 2016 vùng 1 đạt 3.500.000 đồng/tháng, lương tối thiểu vùng 2 đạt 3.100.000 đồng, vùng 3 đạt 2.700.000 đồng và vùng 4 đạt 2.400.000 đồng. Trong khi đó, lương cơ bản (còn gọi là lương tối thiểu chung) lại tăng khá ỳ ạch, thậm chí từ năm 2013 tới trước thời điểm 1.5.2016 “giậm chân tại chỗ” ở mức 1.150.000 đồng/tháng Tiếp tục đọc

Xây đập ngăn sông Hồng: Không thực tế, tiền đem đổ biển

Tác giả: Thành Luân

.KD: Thú thật, bây giờ cứ nói đến sông đến biển là mình thấy sợ. Không hiểu sao ở nước Việt này, dự án nào cũng có vấn đề và dự án nào cũng thành ít bại nhiều. Như Vinashin, bauxite, rồi nay Formosa cũng đang bức tử biển. Rừng thì phá sạch. Còn biển thì bẩn.

Nay lại đặt vấn đề xây đập ngăn sông Hồng. Nếu các dự án thành công, hẳn XH và báo chí không phải nhọc nhằn mổ xẻ. Hết sông Hồng, còn hồ Tây ở HN nữa, xem có dự án nào thì đem ra làm nốt đi.

—————–

Các đập dâng trên sông Hồng chỉ phục vụ được cho một số địa phương ở trung lưu trong vòng 15 ngày, đó là cái nhìn phi khoa học. 

Ông Nguyễn Ty Niên, nguyên Cục trưởng Cục Đê điều và Phòng chống lụt bão (Bộ NN&PTNT) nhận xét như vậy trước đề xuất xây dựng một số đập dâng trên sông Hồng.

Thiếu cái nhìn tổng thể, khoa học

Là người làm thủy lợi, đê điều hàng chục năm, ông Nguyễn Ty Niên đã đúc rút ra một điều xương máu, đó là con sông Hồng có sức sống và hồn thiêng của nó. Chính vì thế, khi làm bất cứ công trình gì trên sông Hồng đều đòi hỏi phải có cái nhìn tổng thể và phải tuân theo quy luật.

Ông Niên nhắc lại kinh nghiệm lịch sử khi xây dựng công trình đại thủy nông Bắc Hưng Hải: “Trước khi làm Bắc Hưng Hải ít năm, ta đã đào kênh Hưng Thái Ninh có quy mô khá lớn chỉ cách cửa vào sông Bắc Hưng Hải sau này chừng vài trăm mét nhưng nước không chảy vào. Sau này các chuyên gia nước ngoài vào nghiên cứu rất kỹ quy luật của dòng sông để chọn đúng điểm rơi của thế sông làm cho dòng nước chảy vào thuận ít bị bồi lắng nhất. 

Xay dap ngan song Hong: Khong thuc te, tien dem do bien
Về mùa khô nước sông Hồng ngày càng cạn kiệt. Ảnh: Dân trí

Tiếp tục đọc

Cá chết: Gửi trứng cho ác và nhiều dấu hỏi

Tác giả: Nam Nguyên – phóng viên RFA

.KD: Bài trả lời phỏng vấn của TS Lê Đăng Doanh. Quản lý là một lĩnh vực mà người dân trông vào các quan chức, để bảo đảm XH bìh an. Vậy những trong vụ này dường như thả nổi. Xin hãy đọc:  Chúng ta đã hoàn toàn không thực hiện việc giám sát. Điều này tương đương như thành ngữ Việt Nam ‘gửi trứng cho ác’. Đấy là lý do các cơ quan ở Hà Tĩnh không trả lời được là Formosa đã nhập mấy chục tấn hóa chất về để súc rửa đường ống, nó thải ra biển bao giờ, thải ra bao nhiêu và không đo đạc được.

——————–

Cá chết trên sông Châu Giang. Courtesy of antoangiaothong.gov.vn

Cá chết trên sông Châu Giang. Courtesy of antoangiaothong.gov.vn

Chuyên gia kinh tế Tiến sĩ (TS) Lê Đăng Doanh, thành viên Ủy ban Chính sách phát triển Liên Hiệp Quốc, nguyên Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương nhận định rằng, năm 2016 trong khi đồng bằng sông Cửu Long bị nhiễm mặn thiệt hại 6.000 tỷ, thì lại xảy ra vụ cá chết hàng loạt ở 5 tỉnh miền Trung gây thêm khó khăn. TS Lê Đăng Doanh đã mở đầu câu chuyện về khả năng tác động xấu cho nền kinh tế, nhấn mạnh là đến nay chưa có báo cáo tường minh về nguyên nhân gây ra cá chết, mà chỉ có ý kiến thống nhất là do chất độc cực mạnh, nhưng cũng chưa rõ nơi xuất phát. Từ Hà Nội, TS Lê Đăng Doanh tiếp lời:

TS Lê Đăng Doanh: Hiện nay có những thông tin không thống nhất với nhau, một luồng thông tin trên báo chí và do các quan chức đưa ra thì nói là tình hình đã trở lại bình thường và người dân đã bắt đầu đi đánh cá và cá đã bán được, một số quan chức đã đi tắm biển để chứng tỏ chỗ đó không có hại gì. Tuy vậy luồng thông tin khác cho biết, trong những ngày nghỉ lễ vừa qua thì rất ít, không có khách du lịch đến đấy và cá vẫn không bán được.

Tiếp tục đọc