Chốt dự án thép nghìn tỷ Thái Nguyên: Thận trọng Trung Quốc

Tác giả: Nguyễn Hòa

KD: “Đã đến lúc nhà nước không thể bao cấp những dự án hoạt động không có hiệu quả như TISCO. Bây giờ càng đẩy nhanh giải pháp càng tốt, đừng để 8.000 tỷ trôi xuống sông xuống biển. Nếu để kéo dài rồi vài năm nữa thì không thể làm gì được cả (Nguyễn Hòa)

Khốn khổ. Dự án nào cũng lỗ chỏng vó thế này, dân cứ è vai mà gánh nợ cho tài năng kinh bang tế thế của các bác DNNN


GS TS Đặng Đình Đào cho rằng cần kêu gọi các nhà đầu tư trong nước góp vốn để tháo gỡ khó khăn cho dự án gang thép Thái Nguyên.

Huy động các nhà đầu tư trong nước

Liên quan đến Dự án đầu tư mở rộng sản xuất giai đoạn 2 của Công ty Cổ phần Gang thép Thái Nguyên (TISCO),Văn phòng Chính phủ vừa có thông báo kết luận của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.

Để giải quyết tình hình khó khăn hiện nay, Thủ tướng yêu cầu phải đưa ra được các giải pháp, gồm phương án bán dự án, phương án bán TISCO và phương án kêu gọi doanh nghiệp góp vốn đầu tư dự án, trong đó làm rõ khả năng đàm phán với đối tác Trung Quốc để có thể hoàn thiện nhà máy, vận hành và ra sản phẩm.

Trao đổi với Đất Việt xung quanh vấn đề này, GS TS Đặng Đình Đào – nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Phát triển, Đại học KTQD Hà Nội cho rằng cần nhanh chóng có những biện pháp thay thế nhằm cứu vãn sự trì trệ, kém hiệu quả của dự án TISCO. Tiếp tục đọc

Bài học Minamata

Tác giả: Nguyên Mẫn

KD: Đọc bài này thấy lo sợ cho Vũng Áng, cho người dân Việt chúng ta. Nếu sắt thép sản xuất ra mà dân tộc toàn đau ốm vì ô nhiễm thực phẩm và môi trường thì sắt thép đó để làm gì? Chính quyền Hà Tĩnh hẳn sẽ đi vào lịch sử đất nước với cái “dấu đen”  😦

____

Bà mẹ của Uemoko Tomura, bênh nhân Minamata, đang tắm cho con. Ảnh: Eugene Smith (3)

Bà mẹ của Uemoko Tomura, bênh nhân Minamata, đang tắm cho con. Ảnh: Eugene Smith (3)

Ngày chủ nhật, 1 tháng 5 năm 2016, thành phố Minamata đã làm lễ tưởng niệm các nạn nhân của chứng bệnh nhiễm độc thủy ngân Minamata, và kỷ niệm 60 năm ngày chứng bệnh này được chính thức công nhận (1).

Minamata nguyên là một làng nhỏ, thành lập vào cuối thế kỷ 19, cạnh vịnh Minamata, phía tây của đảo Kyushu, miền nam nước Nhật.  Dân chúng sinh sống bằng nghề nông và đánh cá.  Đến năm 1907, dân làng với hy vọng được hòa nhập vào tiến trình phát triển công nghiêp của nước Nhật vào thời kỳ ấy, đã thuyết phục công ty Chisso lập nhà máy tại làng. Chisso, thoạt đầu, là một công ty chuyên sản xuất phân bón và carbide, dần dần phát triển thành một công ty hóa dầu và plastic.

Tiếp tục đọc

VN: báo Thế giới Tiếp thị bị đình bản

Tác giả: BBC Tiếng Việt

.Hôm 14/5, Cục Báo chí của Việt Nam ra quyết định phạt tiền 140 triệu đồng đối với báo Nông thôn Ngày nay và tờ báo này ‘xin tự đình bản’ ba tháng ấn phẩm Thế giới Tiếp thị của họ, theo truyền thông Việt Nam

——————

Báo Thế giới Tiếp thị đăng nhiều bài viết của nhạc sĩ Tuấn Khanh bàn về thời cuộc. Ảnh: BBC chụp màn hình báo TGTT

Báo Thế giới Tiếp thị đăng nhiều bài viết của nhạc sĩ Tuấn Khanh bàn về thời cuộc. Ảnh: BBC chụp màn hình báo TTTG

Hôm 14/5, Cục Báo chí của Việt Nam ra quyết định phạt tiền 140 triệu đồng đối với báo Nông thôn Ngày nay và tờ báo này ‘xin tự đình bản’ ba tháng ấn phẩm Thế giới Tiếp thị của họ, theo truyền thông Việt Nam.

Thế giới Tiếp thị là một trong những ấn phẩm của báo Nông thôn Ngày nay, với một phần đội ngũ phóng viên chuyển từ báo Sài Gòn Tiếp thị từng bị đóng cửa từ trước.

Quyết định số 104/QĐ-XPVPHC xử phạt vi phạm hành chính của Cục Báo chí thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông cho hay hai bài viết đăng trên ấn phẩm Thế giới tiếp thị là ‘Mãi mãi là người đến sau’ và ‘Lời than thở của các loài cá’ đã “vi phạm quy định Điểm b Khoản 6 Điều 8 Nghị định số 159/2013/N D-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, xuất bản”.

Cả hai bài báo này hiện đã bị gỡ khỏi trang mạng của báo Thế giới Tiếp thị, nhưng vẫn có thể đọc được ở những trang mạng khác.

Tiếp tục đọc

Giám đốc thi công dự án Formosa ôm tiền tỷ bỏ trốn

Tác giả: theo ĐS& PL

.KD: Đến bao giờ Formosa… bỏ trốn khỏi VN?

—————

Nhận số tiền 2 tỷ của công ty để để trả tiền tạm ứng cho công nhân, vật tư, máy móc… thế nhưng ông Nguyễn Văn Nam, Giám đốc chi nhánh Thanh Oai bỗng nhiên mất tích.

Liên quan đến vụ việc một nhóm công nhân từ Hà Tĩnh, Ninh Bình… vạ vật bám trụ tại Công ty CP COMA 18 có trụ sở tại 135, đường Trần Phú, quận Hà Đông, Hà Nội để đòi lương. Họ là nhưng công nhân có HĐLĐ ngắn hạn với Chi nhánh Thanh Oai của Cty CP COMA 18, thi công tại công trường Formosa (Hà Tĩnh) trước đây, nhưng đang bị nợ lương.

Phóng viên đã liên hệ với lãnh đạo Công ty CP COMA 18 để làm rõ thông tin về vụ việc này.

Trao đổi với phóng viên, bà Dương Thị Thu Hà, Trưởng phòng tổ chức Công ty COMA18 cho biết, những người này không ký hợp đồng lao động với công ty COMA18, mà đây là hợp đồng lao động thời vụ.

Formosa, Giám đốc chi nhánh Thanh Oai, Công ty CP COMA 18, giám đốc thi công bỏ trốn

Công nhân vạ vật đợi công ty trả lương.

Tiếp tục đọc