Hà Nội, mùa sấu rụng lá

Tác giả: Nguồn trên mạng

.KD: Hóa ra, cuối tháng 04 là mùa lá sấu rụng. Nói đến cây ở HN, thì sấu là cây đẹp nhất, với mình.

Đẹp nhất về hình thể- tạo dáng cho phố phường, với những thảm lá rụng vàng rực con đường. Thân sấu mốc thếch, có gì đó cổ kính rất hợp với phong vị một HN thanh tao, xưa cũ.

Đẹp nhất về phẩm cách- cho người HN thưởng thức món quả đặc sản, mùa sấu xanh, mùa sấu chín đem lại cho những thiếu nữ “một trời kỷ niệm”. Hương hoa sấu thơm dịu mê hồn, phảng phất trong không gian sau cơn mưa,

Và đẹp nhất về… bản lĩnh. Rễ sấu ăn sâu, mặc cho mưa bão, vẫn đứng bình thản che chở cho con người, những khi mưa nắng thất thường…

anh 1a

Tiếp tục đọc

Cay đắng con mực nháy Vũng Áng

Tác giả: Cu Làng Cát
.
KD: Đọc bài này buồn muốn khóc  😦
—————–
 
.
Tôi cùng bạn bè thật mạo hiểm khi dùng món mực tươi sống với mù tạt, chắc chắn trước mắt sẽ không sao, nhưng về lâu dài không biết món ăn này có để lại di chứng gì không?

Một nhóm các nhà báo trẻ ở Quảng Bình và Hà Tĩnh hẹn về Vũng Áng để xem lại thương hiệu mực nháy ở đây thất bát như thế nào. Quả thật trong cơn dâu bể, người ở xã Kỳ Lợi, Kỳ Anh, Hà Tĩnh thốt lên cay đắng rằng con mực nuôi nấng phận người nơi đây từng được đón nhận nức tiếng thì nay bị khước từ vì hồ nghi có độc tố. Từ ngày cá chết đến nay, người ở Vũng Áng chưa có câu trả lời thỏa đáng nào từ cơ quan chức năng khiến họ càng đau lòng hơn.

Tiếp tục đọc

Việt Nam có trên 12.000 tiến sĩ tham gia nghiên cứu khoa học

Tác giả: S.H

.KD: Bài này có ý thanh minh thanh nga cho con số 24.000 TS là không chuẩn xác, nhưng cũng lại vẫn không đưa ra được những thông tin, có bao nhiêu công trình NCKH của các TS ứng duingj trong thực tiễn hiện nay

—————

 Theo thông tin từ Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ quốc gia (Bộ Khoa học và Công nghệ) thì hiện tại có khoảng 12.000 tiến sĩ tham gia nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ. Số lượng cán bộ nghiên cứu có trình độ tiến sĩ chủ yếu tập trung ở khu vực nhà nước.

 >> Đào tạo tiến sĩ Việt Nam: “Đừng lấy cớ để từ chối, trì hoãn hội nhập!”
 >> Việt Nam có lạm phát giáo sư?
 >> Tiến sĩ “dởm” càng làm lãnh đạo càng chết!

Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ quốc gia cũng cho biết, con số trên 24.000 tiến sĩ được nêu trong Sách Khoa học và Công nghệ Việt Nam 2013 là số liệu từ cuộc Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009 do Tổng cục Thống kê tiến hành. Tuy nhiên, đây là số lượng tiến sĩ trên cả nước, đang hoạt động trong mọi ngành nghề, lĩnh vực từ kinh tế, giáo dục cho đến khoa học và công nghệ và thậm chí cả những tiến sĩ không còn làm việc nữa.

Cũng trong cuốn sách này, năm 2012, số lượng tiến sĩ tham gia nghiên cứu và phát triển ở Việt Nam là 11.501 người.

Theo số liệu từ cuộc điều tra nghiên cứu và phát triển năm 2014 do Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia (Bộ Khoa học và Công nghệ) tiến hành cùng với Điều tra Doanh nghiệp 2014 của Tổng cục Thống kê, được công bố trong sách Khoa học và Công nghệ Việt Nam 2014, cho thấy, năm 2013 Việt Nam có 12.261 tiến sĩ tham gia nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ (chiếm 9% trong tổng số 128.998 cán bộ nghiên cứu).

 

Tiếp tục đọc

‘Bài học đắt giá vụ cá chết hàng loạt’

Nhận thức của người dân Việt Nam càng ngày càng rõ hơn về tác động của những nhà máy công nghiệp và đặc biệt là các nhà máy luyện kim, vì vậy Việt Nam phải rút ra bài học ‘không thể coi thường’ hoặc ‘hoàn toàn tin tưởng’ những số liệu báo cáo tài liệu mà nhà công nghiệp – sản xuất tự cung cấp, theo quan điểm của một chuyên gia đúc và luyện kim của Việt Nam.

Bài học là không được ‘lơ là kiểm soát’ những vấn đề hệ trọng như tác động đến môi trường khi vận hành nhà máy, Kỹ sư Phạm Chí Cường, Chủ tịch Hội Khoa học, kỹ thuật đúc – luyện kim Việt Nam nói với BBC một cuộc phỏng vấn nhân sự cố môi trường làm cá chết hàng loạt ở một số tỉnh duyên hải miền Trung của Việt Nam mới đây, mà nguyên nhân có thể do con người trong quá trình sản xuất, sinh hoạt gây ra. Tiếp tục đọc

Dựng tượng Vua Hùng: Đừng để hao hao giống vua Trung Quốc

Tác giả: Lam Lam

KD: Giám đốc Trung tâm bảo tồn nghiên cứu văn hóa dân tộc Hoàng Chương cho biết, Vua Hùng là một nhân vật, một vị vua chỉ tồn tại trong trí tưởng tưởng của người dân mà không có được một hình mẫu nào cụ thể, vì vậy dựng tượng Vua Hùng là rất khó (Lam Lam).

Chít cười vì vụ này. Nói chung, đời sống này có nhiều chuyện không biết nên cười hay khóc bởi thứ tư duy nửa hư nửa thực cho những mục đích riêng nào đó thì sẽ dẫn đến những cảnh ngộ như vầy 😀

Nó ngộ như chuyện đúc tim cho Ngựa Thánh Gióng, mà mình cho rằng kẻ nào tư vấn chuyện này rất …. đểu  😀

————–

Cần phải tổ chức một công trình nghiên cứu cấp quốc gia để nghiên cứu kỹ càng các cứ liệu lịch sử, khi đó mới dựng tượng Vua Hùng. 

GS Hoàng Chương – Giám đốc Trung tâm bảo tồn nghiên cứu văn hóa dân tộc tỏ ra bối rối khi được hỏi về 3 mẫu phác thảo dựng tượng Vua Hùng đang lấy ý kiến của dư luận.

Giám đốc Trung tâm bảo tồn nghiên cứu văn hóa dân tộc cho biết, Vua Hùng là một nhân vật, một vị vua chỉ tồn tại trong trí tưởng tưởng của người dân mà không có được một hình mẫu nào cụ thể, vì vậy dựng tượng Vua Hùng là rất khó.

Dung tuong Vua Hung: Dung de hao hao giong vua Trung Quoc
Phác thảo tượng Vua Hùng tại Phú Thọ

“Tượng Vua Hùng được dựng tại Thác Đa từ cách đây 10 năm, cũng chỉ là dựa trên trí tưởng tượng, không một nhà điêu khắc nghệ thuật nào giám khẳng định đó chính là Vua Hùng”, ông nói. Tiếp tục đọc