Thảm họa môi trường miền Trung và câu hỏi về một số Quy chuẩn VN

Tác giả: theo FB Phạm Hồng Phong
.
KD: Bạn bè nhắn tin có bài viết này.  Một bài viết nghiêm chỉnh phân tích các thông số khoa học theo quy chuẩn VN. Và cũng điếng người. Xin đăng lên ở đây để bạn đọc chia sẻ. Và rất mong các nhà khoa học đọc để có thể phản biện lại vấn đề này. Nếu không đúng thì phản biện. Nếu đúng thì phải sửa. Bởi những sai lầm, dốt nát như thế này giết chết không chỉ biển, tôm cá, mà di lụy kinh hoàng cho cả dân tộc.
——————————-
.
.
Những ngày qua, cả nước lên đồng vì cá chết ở miền trung với nhiều suy đoán, thuyết âm mưu và cả “thủy triều đỏ” định hướng.
Hầu như không có báo nào khai thác theo hướng các quy chuẩn và quy định Việt Nam mà Bộ Tài nguyên áp dụng cho việc cấp phép xả thải cho Formosa. Và chưa ai đặt câu hỏi Quy chuẩn đó liệu có… chuẩn hay không và dựa trên cơ sở nào.
Có 2 Quy chuẩn Việt Nam dụng để áp dụng cho trường hợp xả thải của Fomosa:
1- Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước biển: QCVN 10-MT: 2015/BTNMT ban hành năm 2015 thay thế Quy chuẩn QCVN 10-MT: 2008/BTNMT

Giá trị giới hạn của các thông số chất lượng nước biển. QCVN 10-MT:2015/BTNMT
2- Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về nước thải công nghiệp sản xuất thép: QCVN 52: 2013/BTNMT ban hành năm 2013

Tiếp tục đọc

Nhớ Sài Gòn mưa

Tác giả: Kim Dung/ Kỳ Duyên
.
Ao dai hoaHôm nay là Ngày 30/4. Với mình, 30/4 bao giờ cũng gắn với hoa loa hèn (huệ tây), với những kỷ niệm đẹp sâu sắc của cuộc đời, và với những kỷ niệm đẹp về SG, từ lúc mình còn rất trẻ, mới là cô nhà báo bước chân vào nghề, cho đến sau này, ở tuổi đẹp nhất của người đàn bà.

SG có gì đó gợi mình nhớ HN cũ xa xưa đến kỳ lạ, lại như một t/p phảng phất chút tây phương, vừa huyền hoặc vừa đậm đặc chất phương nam. Không biết bao nhiêu địa danh mình yêu thích: Nhà thờ Đức Bà, nhà thờ Cha Tam, quán cafe Givral xưa cũ…, và cả những thời khắc được nhâm nhi cafe, nghe nhạc Trịnh và ngắm những cơn mưa SG trong một buổi chiều vô tư lự….
.

Chiều giông bão Hà thành sao nhớ thế

Những sợi mưa tơ nhện giăng giăng

Ly café nồng đượm Sài thành

Khúc nhạc Trịnh hồn thu một thuở

Bình yên, giữa náo động phố đông
..

Givral nay chỉ còn hồi ức (*)

Nhân cách người lớn giữa bão giông

Yêu và thương đều phải mang mặt nạ

Chữ tín- đâu ngờ đoạn đành trả giá

Người với người sắc sắc không không

Tiếp tục đọc

Thảm họa cá chết miền Trung: Nguồn độc có khả năng lan xuống tận Phú Quốc

Tác giả: Lê Quỳnh (thực hiện)

.Qua tính toán dòng chảy đáy biển, KS Doãn Mạnh Dũng, phó Chủ tịch – Tổng thư ký Hội Khoa học kỹ thuật và kinh tế Biển TP.HCM, cảnh báo: nếu không cắt ngay nguồn độc đang gây cá chết tại 4 tỉnh ven biển miền Bắc Trung Bộ, và mới ngày hôm nay 29.4 là Đà Nẵng, thì nguy cơ chất độc sẽ còn lan xuống tận Phú Quốc! Đặc biệt, cần nhìn nhận Sơn Dương – Vũng Áng là một yếu huyệt bảo vệ sự an ninh lãnh thổ Việt Nam từ hướng biển!

.

Cá chết ở vùng biển Đà nẵng sáng ngày 29.4. Ảnh: Tuổi Trẻ

Phỏng vấn của Người Đô Thị với KS Doãn Mạnh Dũng, phó Chủ tịch – Tổng thư ký Hội Khoa học kỹ thuật và kinh tế Biển TP.HCM, nguyên trưởng ban Cơ sở hạ tầng cảng biển thuộc Cục Hàng hải Việt Nam.

KS Doãn Mạnh Dũng. 

Thưa ông, với thảm họa cá chết hàng loạt trong thời gian dài, chủ yếu là cá tầng đáy, ở 4 tỉnh ven biển miền Trung gồm Hà Tĩnh, Quãng Bình, Quãng Trị, Huế, và mới hôm nay ngày 29.4 là Đà Nẵng, thì liệu tình trạng cá chết này có khả năng còn lan rộng nữa không?

Tiếp tục đọc

Từ hiểm họa đến vực thẳm

Tác giả: theo Người Lao động

.KD: Đây là bài trả lời phỏng vấn báo Người Lao động của Ts Tô Văn Trường về vụ cá chết. Ông vừa gửi cho Blog KD/KD. Xin đăng lên để bạn đọc chia sẻ.

.Cảm ơn Ts Tô Văn Trường

————-

Sau hơn 20 ngày diễn ra thảm cảnh cá chết hàng chục tấn từ Hà Tĩnh lan qua các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thưa Thiên Huế gây nên thảm cảnh tiêu điều về môi trường và tác động lớn đến ngành đánh bắt thủy sản, du lịch và đảo lộn cuộc sống vốn đã rất khó khăn của người dân. Phóng viên báo Người lao động phỏng vấn Ts Tô Văn Trường chuyên gia tài nguyên nước và môi trường xung quanh vấn đề nói trên

 

Ảnh : TS Tô Văn Trường

.PV: Theo ông nhìn nhận chung về nguyên nhân cá chết hàng loạt ở các tỉnh duyên hải miền Trung vừa qua?

TVT: Nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước đã phân tích, đánh giá cá chết hàng loạt, nguyên nhân từ điều kiện tự nhiên rất ít hoặc không đáng kể bởi vì không phát hiện có động đất, núi lửa phun trào, sóng thần. Không có hiện tượng mưa lụt vùng ven bờ. Kết quả nghiên cứu từ ảnh viễn thám và điều kiện tự nhiên, quan sát điều tra của một số nhà khoa học và người dân không thấy hiện tượng thủy triều “đỏ” tức là tảo độc. Chỉ còn nguyên nhân duy nhất là do hoạt động của con người, chất thải có độc tố cao. Khu vực xung quanh nơi xả thải (Kỳ Anh-Hà Tĩnh và Quảng Bình) nơi có hàm lượng độc tố cao nên cá tự nhiên bị chết nhiều nhất, gồm cả cá nuôi lồng, bè. Nhưng người ta vẫn loay hoay chưa chỉ ra được nguồn xả thải từ đâu. Tiếp tục đọc

Minh bạch không gây ‘tổn hại cho đất nước’

Tác giả: Hồng Phúc
.
KD: Nhưng sẽ gây tổn hại cho các …. lợi ích nhóm
————-
.
.
Minh bạch là cách tốt nhất để người dân hiểu chính quyền và cùng chính quyền giải quyết vấn đề. Ngược lại, kém minh bạch chỉ làm dấy thêm những hoài nghi, làm sụt giảm lòng tin vào cơ quan công quyền.

Câu trả lời của ông Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường với một nhà báo: “Câu hỏi của em tổn hại cho đất nước”, tại cuộc họp báo ở bộ này tối 27.4 (*) làm tôi nhớ đến việc một quan chức ngành ngân hàng lớn tiếng nạt nộ một nhà báo khi anh hỏi ông về các vấn đề liên quan đến vài người Việt và Úc được quốc tế nêu lên trong chuyện đổi tiền Việt Nam từ đồng tiền giấy cotton sang tiền chất liệu polymer cách đây gần 10 năm. Vị quan chức đỏ mặt, lớn tiếng đập bàn nói anh là ai mà dám hỏi câu hỏi đó? Anh ở báo nào? Rồi ông ta lấn át đi bằng những lý lẽ kiểu như các anh chị phải biết đây là vấn đề quốc tế, quốc gia và đại ý nhà báo không cần biết. Sau cuộc họp tôi còn biết ông yêu cầu nhân viên gạch tên nhà báo kia không cho tham gia các cuộc họp báo của cơ quan ngang bộ của ông.

Tiếp tục đọc

Sự thật “cá ngậm cười” và chuyện người cười kẻ khóc

 Tác giả: Kỳ Duyên (*)

.Chẳng biết, trước những thực hư này, hàng tấn “cá ngậm cười” nơi chín suối có… siêu thoát được không?

.Chỉ có biển mới hiểu/ Cá chết bởi cái gì/ Chỉ có cá mới biết/ Thép hay… biển xanh rì?

—————————-

“Thép đã …. tanh thế đấy”?

Xin mượn tên một cuốn tiểu thuyết của nước ngoài khá nổi tiếng mà bạn đọc trên FB đã dùng để định danh cho vụ việc đang gây chấn động lớn cho cả XH suốt nhiều tuần qua

Đó là hiện tượng cá chết hàng loạt- từ bờ biển Vũng Áng (Hà Tĩnh), (nơi công ty TNHH gang thép Hưng Nghiệp Formosa, có hạng mục sản xuất gang thép vào loại lớn nhất nước, tọa lạc)- kéo dài suốt dọc bờ biển các tỉnh miền Trung. Chiều ngày 27/4, 07 Bộ Tài nguyên và Môi trường, Y tế, Khoa học và Công nghệ, Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Công thương, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ VN phải họp về vụ này.

Cá chết nhưng người sống thì vô cùng hoang mang.

Không hoang mang sao được, nếu lượng cá chết là hàng mấy chục tấn,sẽ kéo theo bao hệ lụy: Ngư dân sinh sống ra sao? Phát triển thủy sản thế nào? Du lịch biển các tỉnh sẽ phá sản nếu bãi biển ô nhiễm, trong khi mùa hè đang sồng sộc tới. Nhưng quan trọng hơn cả, việc cá chết, nằm trong bối cảnh ô nhiễm môi trường sống, ô nhiễm thực phẩm đến mức báo động, đe dọa sức khỏe của cả dân tộc, từ trẻ đến già. Tiếp tục đọc

Chỉ đạo sớm trả lời nguyên nhân gây chết cá hàng loạt

Tác giả: Nguyên Nga- Chí Nhân- Lê Quân
.
KD: Các bác thành viên của CP nhiệm kỳ mới đang phải đôn đáo thể hiện vai trò tích cực của mình. Vì thời hạn thử thách chỉ có 03 tháng thôi, mà ác liệt nhất lại xảy ra vụ cá chết  😀
.
Và không biết ông Bộ trưởng TN-MT cũ, giai đoạn cấp phép cho Formosa nghĩ gì. Sao báo chí không tìm phỏng vấn ông í nhỉ?  Hoặc phỏng vấn ngay BT mới này, vì khi đó, hình như ổng là…. Thứ trưởng???
——————-
.
Bộ trưởng Bộ TN-MT Trần Hồng Hà kiểm tra, làm việc với lãnh đạo Nhà máy Formosa /// Ảnh: Tuấn Dũng
Liên quan đến vụ cá chết hàng loạt tại vùng biển 4 tỉnh miền Trung, chiều hôm qua 29.4, tại buổi họp báo, Văn phòng Chính phủ cũng truyền đạt chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.
Theo đó, Thủ tướng nhận định hải sản chết hàng loạt trong thời gian qua là vụ việc hết sức nghiêm trọng. Thủ tướng đã chỉ đạo một phó thủ tướng cùng các bộ, ngành T.Ư và 4 tỉnh địa phương thực tế xem xét.
Tuy nhiên, phải khẳng định đây là vụ việc khá phức tạp, xảy ra trên diện rộng, lần đầu tiên xảy ra và lớn thế này. Các cơ quan chức năng cố gắng nhưng tiến độ xác minh chưa đáp ứng bức xúc của các hội, người dân.
Thủ tướng chỉ đạo: Bộ TN-MT, Bộ NN-PTNT, Bộ KH-CN, Viện hàn lâm, Bộ Công an và các cơ quan cùng 4 tỉnh tập trung khẩn trương trên tinh thần cao nhất để làm rõ các vấn đề liên quan, thông báo đến người dân biết.

Giao cho Bộ KH-CN chủ trì huy động các nhà khoa học trong nước cùng nghiên cứu tìm hiểu, thậm chí tìm chuyên gia nước ngoài để tìm được nguyên nhân gây chết hải sản, đảm bảo khách quan, khoa học. Giao Bộ Công an nếu phát hiện vi phạm hình sự, kiên quyết làm đến cùng.

Tiếp tục đọc

Tôi cũng đang mong đợi sự minh bạch và ứng xử văn minh”

Tác giả: Phạm Chi Lan

.KD: Bạn nên dành sự cảm thương cho những người dân Hà Tĩnh phải hy sinh đất đai, mặt biển, nguồn sống nhiều đời cho dự án mà chưa chắc đã hưởng lợi bao nhiêu, thì hơn là cảm thương cho Formosa không có thu nhập trên 2.000 ha đất liền và 1.300 ha mặt biển mà họ được sử dụng!

.Tôi đồng ý với đoạn cuối tác giả viết về yêu cầu minh bạch, nhưng không nên chỉ đòi hỏi sự minh bạch từ phía nhà nước Việt Nam. Nhà đầu tư Formosa cũng cần minh bạch không kém, nếu như họ không muốn có cái mà bạn gọi là “các cuộc tấn công truyền thông”. (Phạm Chi Lan)

.Đây là bài viết của bà Phạm Chi Lan trao đổi với tác giả Hoàng Anh Minh về vụ cá chết

.Thật sự kính trọng trí tuệ và tấm lòng Bà


Xin đọc thêm: Bài viết của Hoàng Anh Minh: http://vneconomy.vn/doanh-nhan/nhin-tu-chuyen-formosa-nhu-cau-minh-bach-va-ung-xu-van-minh-2016042707273157.htm

Đôi điều trao đổi của chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan về bài viết “Nhìn từ chuyện Formosa: Nhu cầu minh bạch và ứng xử văn minh”…

“Tôi cũng đang mong đợi sự minh bạch và ứng xử văn minh”

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan.

Sau khi đăng tải bài viết “Nhìn từ chuyện Formosa: Nhu cầu minh bạch và ứng xử văn minh”, VnEconomy đã nhận được rất nhiều phản hồi của độc giả, trong đó có ý kiến của chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan. VnEconomy xin giới thiệu tới độc giả nội dung ý kiến này, như góp thêm một góc nhìn đa chiều xung quanh vụ việc.

Đôi điều trao đổi về bài viết “Nhìn từ chuyện Formosa: Nhu cầu minh bạch và ứng xử văn minh” của tác giả Hoàng Anh Minh.

Trong khi vấn đề cá chết dọc bờ biển 4 tỉnh từ Hà Tĩnh trở vào đang là đề tài phủ đầy báo chí trên cả nước, thì tiêu đề trên của bài viết của tác giả Hoàng Anh Minh trên VnEconomy đã lập tức khiến tôi chú ý.

Tiếp tục đọc

Nguyễn Tấn Đời – “Vua” không ngai của giới tài phiệt Sài Gòn trước năm 1975

Tác giả: Duy Tường
.
KD: Sắp đến ngày 30/4, xin đăng lại một vệt 04 bài viết về Nguyễn Tấn Đời-  ông Vua không ngai của giới tài phiệt SG trước năm 1975, để thấy tài năng của một nhân vật, một nhà kinh doanh lớn, được ghi nhận và bái phục trong lịch sử phát triển thời VNCH

————-

Không bằng cấp, không kinh nghiệm, nhưng với khả năng kinh doanh thiên phú, ông đã làm cho giới tài phiệt và chính quyền Việt Nam Cộng hòa trước năm 1975 nhiều phen phải ngả mũ bái phục.
.

                Kỳ 3: http://antg.cand.com.vn/Tu-lieu-antg/Nguyen-Tan-doi-Vua-khong-ngai-cua-gioi-tai-phiet-Sai-Gon-truoc-nam-1975-ky-3-390050/

                Kỳ cuối: http://antg.cand.com.vn/Tu-lieu-antg/Tu-mat-trang-den-thanh-cong-tren-dat-khach-ky-cuoi-390389/

Từ tay trắng ông trở thành tỷ phú, trở thành “ông trùm” cao ốc, “ông vua” ngân hàng miền Nam. Tuy nhiên, do “vua” không chiều lòng Tổng thống nên ông bị Nguyễn Văn Thiệu vô cớ tống giam và niêm phong toàn bộ tài sản tại Sài Gòn. Gần 1 tỷ  tiền của Việt Nam Cộng hòa gửi tại ngân hàng Thụy Sĩ cũng bị lấy sạch. 

Ra tù với hai bàn tay trắng, ông lang thang vạ vật tìm đường sang Canada. Tại đây, cũng từ tay trắng, một lần nữa ông trở thành tỷ phú với hàng loạt cửa hàng ăn uống tại Canada và Mỹ. Ông là Nguyễn Tấn Đời – một “hiện tượng” của xã hội miền Nam giai đoạn 1954 – 1975.

KỲ I: TAY TRẮNG LÀM NÊN SỰ NGHIỆP

Vua gạch ngói Nam kỳ

Nguyễn Tấn Đời sinh năm 1922 tại làng Bình Hòa, tổng Định Thành, tỉnh Long Xuyên (nay là thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang). Ông nội Nguyễn Tấn Đời là một trong những người giàu có và tiếng tăm ở làng Bình Hòa thời bấy giờ. Vì vậy, từ nhỏ Nguyễn Tấn Đời được gia đình cho ăn học khá đàng hoàng.

Tỷ phú Nguyễn Tấn Đời.

Có một chi tiết thú vị là thời gian ở Long Xuyên, Nguyễn Tấn Đời vừa học vừa lùa bò thuê cho Nguyễn Ngọc Thơ. Khi đó Nguyễn Ngọc Thơ (sau này là Phó Tổng thống dưới thời Ngô Đình Diệm) đang làm quận trưởng Châu Thành, Long Xuyên kiêm luôn lái buôn… trâu bò từ Campuchia về Long Xuyên.

Tiếp tục đọc

Vụ cá chết: Thủ tướng yêu cầu Bộ Công an tập trung thu thập chứng cứ, xử lý nghiêm theo đúng quy định nếu vi phạm pháp luật hình sự

Tác giả: theo FB Thông tin Chính phủ

.KD: Thủ tướng đã vào cuộc, chỉ đạo cụ thể vụ cá chết, hỷ hoại môi trường biển, môi trường sống, kéo theo bao hệ lụy liên quan đến sức khỏe con người, phát triển nghề cá, du lịch … Đây là điều XH mong đợi. Cần làm sáng tỏ nguyên nhân. Không thể cứ để u u minh minh mãi mà không có kết luận rõ ràng.

Ảnh của Thông tin Chính phủ.

Tại trụ sở Chính phủ, sau khi chủ trì cuộc họp về xử lý các vấn đề liên quan đến việc hải sản chết bất thường tại một số tỉnh ven biển miền Trung, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc có ý kiến như sau:

Việc hải sản chết tại một số tỉnh miền Trung trong những ngày vừa qua đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống người dân. Thủ tướng Chính phủ đã quyết liệt chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương nghiên cứu, xác định nguyên nhân và thực hiện các giải pháp phù hợp để hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng. Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng và một số Bộ trưởng đã đến làm việc, kiểm tra trực tiếp vùng bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, đây là sự cố môi trường biển trên diện rộng, phức tạp, lần đầu tiên xảy ra ở nước ta, mặc dù các cơ quan chức năng đã khẩn trương vào cuộc nhưng đến nay vẫn chưa làm rõ được nguyên nhân, chưa đáp ứng được yêu cầu, gây bức xúc xã hội. Trước tình hình đó, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo:

Tiếp tục đọc