Trịnh Xuân Thanh ra đầu thú

Tác giả: Trần Hợp

Cơ quan An ninh điều tra – Bộ Công an đã làm thủ tục tiếp nhận người phạm tội ra đầu thú theo đúng qui định pháp luật

.KD: Sau Trịnh Xuân Thanh, là đến ai? Xin đợi hồi sau sẽ rõ  😀  . Chắc đêm nay có những vị mất ăn mất ngủ

——————–

Theo cáo buộc của cơ quan tố tụng, trong thời gian Trịnh Xuân Thanh làm Chủ tịch HĐQT của Tổng Công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC) cùng các đồng phạm Vũ Đức Thuận, nguyên Uỷ viên HĐQT, cựu Tổng GĐ PVC và 3 thuộc cấp Nguyễn Mạnh Tiến – Phó tổng Giám đốc; 
Trương Quốc Dũng – nguyên Phó tổng Giám đốc; Phạm Tiến Đạt – nguyên Kế toán trưởng Tổng công ty PVC, đã để công ty này thua lỗ gần 3.300 tỷ đồng.

Tiếp tục đọc

03 tỷ đô la mua nhà ở Mỹ- tại sao?

Tác giả: theo FB Nguyễn Sỹ Dũng (Viết cho VTCNews)

.KD: Tại họ quá giàu. Bằng kinh doanh bất động sản thông qua những con đường “thân hữu”. Bằng việc các quan chức làm chổi đót, nuôi lợn, gà ba lăng nhăng  😀

..Còn nói một cách nghiêm chỉnh, với tâm lý số đông, tại sao người ta muốn rời bỏ nước Việt này. Xin hãy đọc phân tích của TS Nguyễn Sỹ Dũng: “Môi trường sống của Việt Nam có thể đang thua kém. Môi trường sống bao gồm cả chuyện làm ăn, nhưng lớn hơn rất nhiều. Đó trước hết là môi sinh, là phúc lợi và an toàn xã hội, là sự hài hòa và gắn kết xã hội… là rất nhiều thứ khác bao bọc cuộc sống của chúng ta. Những thứ này không khác gì mấy so với không khí và nước, đang ngày càng bị ô nhiễm nhiều hơn. Điều chúng ta cần lưu tâm nhất ở đây là căng thẳng xã hội và rủi ro của bất ổn xã hội đang tích tụ ngày một nhiều hơn. Ai cũng thấy là tranh chấp đất đai diễn ra hàng ngày; sự chênh lệch giàu nghèo đang ngày càng trở nên quá đáng; sự bất bình của công chúng đối với thái độ cử xử và lối sống xa hoa của các quan chức ngày càng tăng cao…”

.Lịch sử hình như đang lặp lại. Một XH phong kiến hiện đại lại tiếp tục ra đời???  😦

———————- 

Theo báo cáo của Hiệp hội Địa ốc quốc gia Mỹ, từ tháng 4/2016 đến tháng 3/2017, người Việt Nam đã bỏ ra 3,06 tỷ đô la để mua nhà ở Mỹ. Trong 5 năm liên tiếp vừa qua, Việt Nam đều đứng trong số 10 quốc gia mua nhà nhiều nhất ở xứ sở Hoa Kỳ.

Những ai đã và đang mua nhà tại Mỹ và vì sao họ lại làm như vậy? Đây quả thực là những câu hỏi đang treo lơ lửng. Ở mức độ suy đoán thì những câu trả lời có vẻ sẽ như sau:

1. Môi trường kinh doanh của Việt Nam đã được cải thiện, nhưng chưa ở mức có thể thu hút được đầu tư của rất nhiều người Việt. Sức hút của môi trường kinh doanh ở Mỹ vẫn lớn hơn. Đầu tư vào Mỹ có sự bảo đảm pháp lý tốt hơn: quyền tài sản luôn luôn được bảo vệ; tranh chấp xảy ra được giải quyết nhanh chóng và hiệu quả. Chi phí giao dịch về bất động sản ở Mỹ thấp hơn và mọi giao dịch đều minh bạch hơn. Rủi ro về đầu tư thấp hơn: rủi ro về việc thị trường thay đổi thì ở đâu cũng có, tuy nhiên, rủi ro về chính sách thì chắc chắn ở Mỹ thấp hơn rất nhiều. Tiếp tục đọc

Cán bộ thiếu đạo đức, cải cách bao nhiêu cũng vô ích

Tác giả: Luân Dũng (thực hiện)

Ở đây chúng ta thường có quan niệm sai lầm, coi những công việc hành chính là đơn giản, ai làm cũng được, ai không làm được việc thì nhét vào đó. Nhưng người ta không biết rằng, đã nằm trong bộ máy hành chính, dù ở cấp nhỏ nhất cũng phải là chuyên nghiệp, phải được huấn luyện tử tế, phải có cả đạo đức và kỹ năng.

Có tình trạng này vì bộ máy rất cồng kềnh, không ai giám sát được. Cũng vì dựa vào quan hệ rất nhiều nên những người ngồi đấy họ chẳng chịu sức ép với ai cả, ngoài cái gọi là chịu ơn với chính người đưa họ vào. Vì thế họ làm việc chủ yếu là chịu trách nhiệm với những người đưa họ vào chứ không phải chịu trách nhiệm trước người dân. (PGS. TS Phạm Bích San- Viện nghiên cứu và Tư vấn phát triển)

.KD: Nên nhớ, đội ngũ cán bộ này là sản phẩm của một thể chế, một XH. Và họ đã trải qua không biết bao nhiêu các nguồn đào tạo đủ các kiểu. Vậy tại sao vẫn … thiếu đạo đức? Các bác nghiên cứu về vấn đề này phải là người trả lời được cho dân mới đúng

—————–

Vụ việc người dân bị “hành” khi xin giấy chứng tử ở phường Văn Miếu gây bức xúc dư luận nhiều ngày qua. Ảnh: HQ.
Vụ việc người dân bị “hành” khi xin giấy chứng tử ở phường Văn Miếu gây bức xúc dư luận nhiều ngày qua. Ảnh: HQ.

“Một nền hành chính muốn gì thì muốn cũng phải đặt trên nền tảng đạo đức. Những người nằm trong bộ máy hành chính cần phải có đạo đức và được rèn luyện kỹ năng, nếu không dù có cải cách bao nhiêu cũng vô ích”, PGS.TS Phạm Bích San (Viện Nghiên cứu và Tư vấn phát triển) trao đổi với PV Tiền Phong nhân sự việc người dân bị “hành” khi làm giấy chứng tử vừa diễn ra tại UBND phường Văn Miếu, Hà Nội.

Niêm phong camera phường Văn Miếu vụ bị “hành” xin giấy chứng tử

Vụ cấp giấy chứng tử: ‘Anh Hiếu quá vô cảm’

Vụ chậm cấp giấy chứng tử: Cán bộ vô cảm, bố trí sai người

Việc người dân ở phường Văn Miếu (Hà Nội) bị “hành” khi đi xin giấy chứng tử gây bức xúc cho xã hội những ngày qua. Là người nghiên cứu về cải cách bộ máy hành chính, ông thấy sao về điều này?

Tiếp tục đọc

Không có dân tộc Kinh (?)

Tác giả: Nguyễn Văn Mỹ
.
Người Việt, ai cũng phải khai là dân tộc Kinh một cách vô lý. “Kinh” nghĩa là gì? Tự tìm hiểu tôi mới nghiệm ra không có dân tộc nào là dân tộc Kinh cả (Nguyễn Văn Mỹ)
.
KD: Đọc bài này thấy bật cười. Đăng lên, mong các nhà dân tộc học vào vào cuộc, viết phản biện để dư luận XH hiểu được “đầu cua tai… Kinh” ra làm sao  😀   
.
Trước đây thường thấy phải khai thế này: “Dân tộc: Kinh. Tôn giáo: Lương”. Lương là tôn giáo gì, cũng chả hiểu nốt.  😀
—————– 
Người Việt phải khai là ‘Dân tộc Việt’ trong cộng đồng ‘Người Việt Nam’ gồm 54 dân tộc anh em mà dân tộc Việt là đông nhất
 Người Việt, ai cũng phải khai là dân tộc Kinh một cách vô lý. “Kinh” nghĩa là gì? Tự tìm hiểu tôi mới nghiệm ra không có dân tộc nào là dân tộc Kinh cả (Nguyễn Văn Mỹ)
 
​Nhiều người lớn đang vò đầu bứt tai than vãn: “Xã hội bây giờ nhiễu nhương quá, chẳng còn tôn ti trật tự”. Ai cũng biết vậy. Cái gì cũng có căn nguyên, nhân nào thì quả đó. Xã hội nền nếp vì mọi thứ đều có quy chuẩn rõ ràng, ngô khoai minh bạch. Việt Nam lắm chuyện khác người, từ những việc rất nhỏ.

Tiếp tục đọc

Lưu Trọng Văn – Vấn đề là Thủ Tướng có nghe không…

Tác giả: FB Lưu Trọng Văn

.Thời thủ tướng nào có nhiều cải cách thay đổi tích cực hay nền kinh tế bết bát đi, suy sụp đi phụ thuộc ở lỗ tai, khả năng nghe và cái tâm nghe của thủ tướng ấy mà thôi.

.Đấy cũng chính là điều ông Trương Đình Tuyển từng gay gắt nói trong cuộc tọa đàm của các nhà kinh tế chiến lược hàng đầu bàn thảo về chiến lược phát triển kinh tế cho đất nước trong một khu rừng ở Đắc Lắc cách đây gần chục năm mà gã có may mắn tham dự: Chúng ta nói để làm gì? Quan trọng nhất là ai nghe? (LTV)

————–  

Gã rủ tiến sĩ Đặng Kim Sơn lên Vân Hồ để lấy thực tiễn đề nghị chính sách kinh tế cho vùng đồng bào dân tộc ít người. TS Sơn và gã rất thống nhất, chính sách kinh tế này nên tập trung ưu tiên về thuế, giải phóng mặt bằng, hạ tầng cơ sở cho các doanh nghiệp đầu tư ở vùng có đồng bào dân tộc để họ làm ăn phát triển, từ đó hỗ trợ bền vững về lao động, thu nhập, giáo dục, văn hóa cho cộng đồng bà con các dân tộc.
Một thời gian sau, gã hỏi TS Sơn, chính sách ông đề đạt đến đâu rồi? Ông TS nguyên viện trưởng Viện Chiến lược Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, nguyên thành viên Tổ tư vấn Kính tế của thủ tướng Dũng cười…cười…
Hiểu.
TS Sơn kể gã nghe, thủ tướng Phúc, thay thủ tướng Dũng có ý thành lập Tổ tư vấn Kinh tế cho mình sau khi Tổ tư vấn của thủ tướng Dũng tự giải thể cùng chức thủ tướng của thủ tướng Dũng. Thủ tướng Phúc muốn mời nguyên bộ trưởng Thương mại Trương Đình Tuyển thành lập lại tổ tư vấn cho ông và mời ông Tuyển làm thủ lĩnh. TS Sơn nói với ông Tuyển ý muốn của thủ tướng Phúc. Ông Tuyển từ chối với lý do đưa ra là mình đã giúp cho ông Dũng rồi.

Tiếp tục đọc

Chân dung 15 thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ

Tác giả:  Mai Anh

.KD: Đọc danh sách Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng CP, xin được trích cái còm của bạn Le Van Anh, vì mình thấy khá xác đáng phù hợp với quan niệm của mình- không nên chọn những vị quản lý, vì quản lý chưa chắc đã giỏi chuyên môn (am hiểu lĩnh vực để làm tốt tư vấn), dù họ có đầy đủ chức danh  😀

.Em thì nghĩ thế này: Thứ nhất, Tổ tư vấn cho Chính phủ nên là những người không trong vị trí lãnh đạo cơ quan nhà nước hiện tại. Là tư vấn cần khách quan, ko bị ràng buộc bởi quyền lợi sinh ra từ CP, có như vậy ý kiến của tư vấn mới chính xác. 

Thứ hai: Tư vấn CP phải là những người am hiểu, rất giỏi, được trong nước và quốc tế công nhận, họ nhìn thấy bất cập phát sinh trong tiến trình PT của đất nước, kịp thời kiến nghị CP để ra quyết sách. Vậy có cần đến tận 14-15 người ko ạ? ( tổ gì mà to thế ạ?)
Có câu ngạn ngữ: “Quá nhiều đầu bếp sẽ làm hỏng nồi cháo”. Với hơn một tiểu đội như vậy e là rườm rà, mất thời gian để thống nhất ý kiến trình lên thủ tướng (Le Van Anh).
·

———————–

Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ có 15 thành viên, trong đó có các chuyên gia, nhà khoa học đến từ các trường đại học nước ngoài

Việc Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định 1120/QĐ-TTg thành lập Tổ Tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ để tư vấn cho Thủ tướng Chính phủ về các vấn đề phát triển kinh tế cho thấy, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ luôn trân trọng ý kiến của các chuyên gia.

Như nhiều lần phát biểu tại các hội nghị, diễn đàn gặp gỡ các chuyên gia, nhà trí thức Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, Chính phủ luôn lắng nghe với tinh thần cầu thị các ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học “lắng nghe hơi thở cuộc sống hiện nay, những vấn đề bất cập để có giải pháp ứng phó để phát triển bền vững”.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc làm việc với tổ tư vấn và lắng nghe các ý kiến, phân tích toàn diện của các nhà tư vấn. ảnh: VGP.

Tiếp tục đọc

Mẹ cháu bé bị cấm biểu diễn trên phố đi bộ đăng đàn xin lỗi

Tác giả: Ngọc Cường- Trần Hoàng (Tiền Phong)
.
KD: Ngay sau khi đăng bài viết về vụ em bé 15 tuổi biểu diễn nghệ thuật trên phố đi bộ Hoàn Kiếm bị cơ quan chức năng cấm đoán được đưa lên FB, chủ Blog cũng nhận được nhiều thông tin, ý kiến đa chiều rất khác nhau, dần dần làm sáng tỏ bản chất vụ việc. Để rộng đường dư luận, tôn trọng tính thông tin đa chiều nhưng nhất là tôn trọng sự thật khách quan, xin đăng lời xin lỗi của chị Hằng, mẹ cháu bé và ý kiến của một số bạn đọc khác xung quanh vụ này.
—————– 
Chiều 30/7, tài khoản facebook của chị Hằng, nơi đã đăng tải thông tin về vụ việc cơ quan chức năng cấm con chị biểu diễn nghệ thuật trên phố đi bộ Hồ Hoàn Kiếm đã gỡ bài viết và chính thức đưa ra lời xin lỗi.

Me chau be bi cam bieu dien tren pho di bo dang dan xin loi - Anh 1

Theo đó, lời xin lỗi được gửi tới Trưởng Công an quận Hoàn Kiếm Hà Văn Hùng và các cán bộ Quận Hoàn Kiếm.

Facebook chị Hằng có ghi: “Tôi đăng dòng trạng thái này kính gửi lời xin lỗi sâu sắc tới các anh vì sự việc tôi đưa lên Facebook cá nhân tối ngày 28 tháng 7 năm 2017. Do nóng vội và thương con một cách mù quáng, tôi đã đăng tải thông tin xúc phạm lực lượng an ninh các anh về sự việc diễn ra khi mà tôi là người không có mặt ở đó. Điều đó đã gây ảnh hưởng không nhỏ tới các anh, làm ảnh hưởng uy tín và danh dự của các anh.

Tiếp tục đọc

Chuyện xưa – chuyện nay: Con đường nay em đi, ngày xưa có tên gì?

Tác giả: Lê Văn Nghĩa

Tiếp thu “truyền thống” đặt tên đường theo đặc điểm địa phương, không quan tâm đến tên gọi có “hộ khẩu”, người dân gọi những con đường dành riêng cho quan chức, cán bộ là đường “Trần Dư” – nói lái là trừ dân.

Biết đâu sau này ở tỉnh Yên Bái có con đường mang tên “Chổi Đót”, Đắk Lắk có con đường mang tên “Xe Ôm” hay đường “Chăn Lợn” để ghi nhớ những quan xây biệt phủ bằng con đường lao động đặc thù có một không hai của các quan khi khởi nghiệp làm… quan- (Lê Văn Nghĩa).

😀  😀  😀

———————– 

Dù chính quyền đã đặt tên đường chính thức, có cắm bảng đề tên chính chủ nhưng người Sài Gòn vẫn gọi theo thói quen của họ cho… dễ gọi và dễ nhớ.

Con đường nay em đi, ngày xưa có tên gì?
Đường Duy Tân được đổi thành Phạm Ngọc Thạch, xưa có tên Tây đọc là Lan Si Bê (Blansubé) – Ảnh: T.T.D.

Nhiều khu cư dân hình thành tự phát từ một nhóm cư dân rồi dần dần thành một khu phố nhỏ và nhiều khu phố nhỏ. Một khu đất trống nhờ xây dựng, có dân đến ở, chia thành những con đường chưa được đặt tên.

Những cái tên “mắc cười muốn chết

Tiếp tục đọc