Điều gì thúc đẩy Việt Nam tái cấu trúc Bộ Công an?

Tác giả: Lê Hồng Hiệp
.
KD: Phải nói rằng đây là động thái mạnh mẽ nhất, rất được XH ủng hộ và khen ngợi. Vì sao ủng hộ và vì sao khen ngợi, thì mỗi bạn đọc tự tìm lấy câu trả lời.
.
Sự tinh giản bộ máy công cụ, hạn chế nguồn tài lực phải đầu tư quá lớn, và quan trọng hơn, làm trong sạch và nâng cao chất lượng bộ máy công cụ quyền lực này mới là điều cốt tử. Kẻo những vụ như Trung tướng Phan Văn Vĩnh, thiếu tướng Nguyễn Thanh Hóa… – những đ/c hư hỏng bị lộ và còn chưa bị lộ, làm nhân dân ngao ngán, mất sạch niềm tin.
————–
.

 Bộ Công an (BCA) Việt Nam công bố hôm 02/04/2018 rằng Bộ Chính trị đã thông qua một đề án nhằm tái cấu trúc Bộ này. Kế hoạch chi tiết do chính BCA soạn thảo đề xuất bãi bỏ 6 tổng cục hiện có và giảm số đơn vị cấp cục từ 126 như hiện nay xuống còn 60. Cuộc cải cách lớn này ước tính có thể tác động tới khoảng 300 đến 400 tướng tá và quan chức cấp cao của Bộ. Các sĩ quan cấp dưới cũng có thể chịu tác động khi một số người có thể bị điều chuyển khỏi Bộ. Những cải cách cơ cấu tương tự cũng sẽ được áp dụng cho các sở công an tỉnh thành và các đơn vị ở các cấp thấp hơn.

Tiếp tục đọc

Thấy gì sau hai năm thảm họa Formosa ở VN’?

.
.KD: Sáng nay gặp mặt mấy bạn báo chí thân thiết, một nhà báo nhắc tới bài này, với sự chê trách rất nhiều về giới truyền thông, cả giới khoa học- rất thiếu một cuộc điều tra đến nơi đến chốn, để thấy sau hai năm diễn ra thảm họa Formosa, tình hình đang đứng ở đâu. Trong khi một nhà nghiên cứu độc lập kiêm XH học Pháp phải “điều tra chui”. Vội tìm đọc và đưa lên đây. Dù biết bạn nhà báo có lý, nhưng bỗng bật cười- ai cho phép báo chí, giới truyền thông điều tra và nói sự thật? Còn giới khoa học thì mình không biết.
Bản quyền hình ảnh Other

Tin xấu là nhiều ngư dân đánh được ‘rất ít cá so với trước đây’ khiến đời sống của nhiều ngư dân và gia đình của họ còn rất khó khăn, nhưng tin tốt là ở một số nơi ‘một lượng cá nhỏ đã trở lại biển’, một nhà nghiên cứu độc lập người Pháp từ Viện Xã hội học, Academia Sinica, Đài Loan, nói với BBC Tiếng Việt từ Paris về kết quả khảo sát về hậu thảm họa môi trường do Công ty TNHH Gang thép Hưng nghiệp Formosa Hà Tĩnh gây ra ở miền Trung Việt Nam sau hai năm. Tiếp tục đọc

Cung đàn của Lộc Vàng

 Tác giả: Nguyễn Văn Tuấn

KD: Bạn bè gửi cho bài viết này. Rất bất ngờ, hóa ra là bài của GS Nguyễn Văn Tuấn (Úc), viết về cuốn Cung đàn số phận, theo cách nhìn nhận và quan điểm của riêng ông. Chợt nhớ câu nhà báo Osin Huy Đức nhắn tin cho mình: “Cảm ơn chị đã góp phần lưu giữ một phần lịch sử của đất nước”.

Và nhà văn Lê Thanh Dũng- nhận xét: “Chừng mực nào đó có thể gọi là văn hài hước kiếu Azit Nexin, chỉ có khác là chuyện không bịa và cười thì ra nước mắt, lại cũng có thể là cuốn sách lịch sử vì tính xác thực, thậm chí thực hơn cả sách lịch sử xuất bản chính thống…Cho đến nay sách về đời sống âm nhạc trong một giai đoạn lịch sử đó chắc chỉ có một cuốn này”.

Cảm ơn những sự chia sẻ chí tình của bạn đọc gần xa nói chung, của GS Nguyễn Văn Tuấn nói riêng. Xin đăng lên để bạn đọc chia sẻ

—————-

Hôm trước, khi nghe tin cuốn sách “Cung đàn số phận” của Lộc Vàng bị cấm phát hành, tôi thấy tiếc quá vì chưa kịp mua thì đã bị cấm rút lại. Nhưng may mắn thay, vài hôm sau thì có một bạn đọc từ Sài Gòn sang tặng cho cuốn sách. Tôi đọc một mạch và có ghi lại đôi ba dòng cảm tưởng. Hôm nay có dịp chia xẻ cùng các bạn những ghi nhận của tôi về cuốn sách.

Tiếp tục đọc

Dân ghét cán bộ – Bi kịch từ đâu?

KD: Công thức này có thể lý giải “bi kịch” dân ghét cán bộ : Đặc quyền, đặc lợi + Pháp luật thiếu thượng tôn= Dân mất sạch niềm tin.

Dân đã mất sạch niềm tin thì nhìn đâu cũng thấy… ghét  😀

Cái sự đặc quyền đặc lợi không phải bây giờ mới có. Xin nhớ cho, từ thời bao cấp, đã có câu vè: “Mỗi người làm việc bằng hai/ Để cho cán bộ mua đài mua xe. Mỗi người làm việc bằng ba/ Để cho cán bộ xây nhà/ xây sân”. Nhưng có lẽ chưa bao giờ cái sự bất công giàu nghèo giữa dân và cán bộ nó kinh khủng như bây giờ- thời Kim Tiền. Các vụ đại án là một phép so sánh đau đớn.

Dù phải công bằng mà nói rằng, trong lịch sử chống tham nhũng thời hiện đại, chưa bao giờ, những loại sâu bọ lớn bị “lôi cổ” nhiều đến thế. Đó là một điều cần ghi nhận.

Nhưng sau chống phải là xây. Xây gì? Nếu không phải là xây một thiết chế kiểm soát quyền lực một cách hữu hiệu. Mà điều này, chả cần phải nghiền ngẫm, nghiên cứu để đưa ra mô hình. Các QG văn minh đã có đầy. Vấn đề là VN có muốn học và làm thật hay không

——————

Nhà báo Lê Thanh Phong viết trên trang cá nhân của mình rằng, bi kịch lớn nhất của quan chức thời nay là không được dân yêu. Không làm thì bị chửi vô tích sự, làm thì bảo mị dân hoặc làm để kiếm ăn. Không có bằng cấp thì bảo ngu dốt, có bằng cấp thì bảo lãnh đạo không cần giáo sư tiến sĩ.

Tôi nghĩ nhận định trên rất đúng. Nếu phân tích ra thì rất nhiều vấn đề để bàn, nhưng trong khuôn khổ bài viết này tôi chỉ nêu ra một vài khía cạnh để lý giải từ đâu và tại sao quan chức thời nay lại không được dân tin yêu và hay bị chửi, bị ghét.

Tiếp tục đọc