Sim tím…

Tác giả: Kim Dung/ Kỳ Duyên

KD: Nhân đưa bài về Hữu Loan, bỗng muốn tìm lại bài thơ này, mình viết trong một đêm đông khó ngủ, miên man nghe ghi ta Vô Thường độc tấu bản nhạc không lời Những đồi hoa sim.

Khi đó, có bạn đọc đã email, sao thơ KD buồn thế? Mình không biết trả lời sao 😀   . Và mới đây, cô bạn gái thân cũng nhắn tin: Thơ hay mà buồn quá  😀 

Xin đưa lại để bạn đọc chia sẻ.

———– 

Bỗng rung lên trong đêm đông giá lạnh

Ghi ta buồn Màu tím hoa sim

Gió cùng mưa như dừng như tạnh

Ngỡ ngàng nghe thao thức con tim

. 

Hoa sim tím những chiều biền biệt (*)

Hương xưa loang cho đời nay da diết

Gặp gỡ chia ly mảnh dẻ xuân thì

Để cây đàn cũng cất tiếng tình si Tiếp tục đọc

Vụ Nhân văn- Giai phẩm từ góc nhìn của Đại tá công an

* KD/KD: Hôm qua, sau khi đăng bài của nhà văn Cung Tích Biền, bạn đọc nhắc tới bài này, mình vội tìm lại bài viết về nhóm Nhân văn Giai phẩm của nhà văn Lê Hoài Nguyên, tức Thái Kế Toại, cựu Đại tá An ninh, người trực tiếp theo dõi vụ việc. Khi đọc được bài viết của anh Thái Kế Toại, mình chưa kề quen biết anh, nhưng đã thấy rất nể trọng, kính trọng. Vì tư cách cầm bút đòi hỏi con người phải trung thực, công tâm và khách quan trước con người, trước số phận rủi ro của đồng loại. Điều đó đòi hỏi một tư duy có trí tuệ, một phương pháp luận đúng đắn, và một tấm lòng nhân bản. 

Xin đăng lại bài viết của anh Thái Kế Toại, làm tư liệu, cũng là để bạn đọc chia sẻ. Và bức ảnh gần nhất mới gặp anh (người ngồi giữa) trong một cuộc giao lưu…

——————

Tác giả:  Lê Hoài Nguyên

KD: Rất bất ngờ, bạn bè iu quý gửi cho bài viết này copy từ Blog của nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo, về một vụ án văn nghệ nổi tiếng và cả… “tai tiếng”.

Thời gian liệu đã làm cho những vết thương đau sâu sắc rỉ máu đã thành sẹo?  Không biết, nhưng việc một cựu Đại tác CA theo dõi văn nghệ sĩ và văn hóa công khai viết, dưới một phương pháp tiếp cận, gắng sao cho trung thực, và khách quan, cũng đã là đáng đọc và suy ngẫm. Như lời nhà thơ NTT giới thiệu, “các bạn hãy đọc nó như đọc một “góc nhìn” về sự thật!

Nhận thức bao giờ cũng là cả một hành trình, nhiều khi đau đớn vô cùng, đến tứa máu.

Với một con người, và với một dân tộc  😦

———–

NTT: Nhà văn Lê Hoài Nguyên tên thật là Thái Kế Toại, nguyên Đại tá công an, công tác tại A25 (chuyên theo dõi văn nghệ sĩ và văn hóa) đã gửi tới NTT.ORG một chuyên luận dài về Nhân Văn Giai Phẩm, và chúng tôi đã đăng làm 5 kỳ từ đầu tháng 8/2010, được nhiều trang mạng đăng lại. Nay tác giả đã chỉnh sửa lại bài viết của mình và nhờ NTT.ORG đăng lại trọn vẹn bài viết này. Các bạn hãy đọc nó như đọc một “góc nhìn” về sự thật.

VỤ NHÂN VĂN – GIAI PHẨM MỘT TRÀO LƯU DÂN CHỦ, MỘT CUỘC CÁCH TÂN VĂN HỌC KHÔNG THÀNH 

.
I – Mấy vấn đề có tính phương pháp luận

Hiện nay còn tồn tại nhiều cách đánh giá về vụ Nhân Văn-Giai Phẩm. Có người cực đoan cho rằng cốt lõi đây là vụ án chính trị phản động không dính líu gì đến văn học, mà chỉ có một số anh em văn nghệ sĩ bị lôi kéo vào, Đảng và nhà nước đã không xử án văn nghệ sĩ (1). Người thì cho là một vụ án văn học, thuần túy oan sai về văn học, để đàn áp văn nghệ sĩ, nhà nước đã biến một vụ việc văn học thành một vụ án chính trị. (2).Tât nhiên là để bảo vệ các khuynh hướng, để đánh giá đúng thực chất của Nhân Văn Giai Phẩm không phải dễ dàng, mà phản bác hoàn toàn cũng cần hết sức thận trọng.

Tiếp tục đọc

Chuyện về “Út trọc” Đinh Ngọc Hệ

.
Út Trọc và Vũ Nhôm có nhiều điểm giống nhau. Cả hai đều không măc áo lính, không được đào tạo vả rèn luyện trong LLVT, mà nghiễm nhiên đeo lon… thượng tá. Phía sau họ là “bóng dáng” của các quan chức, cả trung cấp và cao cấp.

Dùng tiền để mua chuộc, câu kết ăn chia với những kẻ có chức quyền. Tiền bạc và tham vọng quyền lực đã gắn “nhóm lợi ích” trở thành công cụ và “chống lưng” nhau. Mượn văn bản và các cú phone của kẻ quyền lực cao cấp để làm “lá bùa” đe doạ và chiếm đoạt. Cả Út Trọc và Vũ Nhôm đều là những tay “mafia”.

Cả hai lợi dụng danh dự, uy tín của quân đội và công an để “làm mưa làm gió” từ nam ra bắc, lấy đó làm “khiên” che chắn cho hoạt động sai trái, lũng đoạn kinh tế, phá vỡ những nguyên tắc cơ bản của chính sách xây dựng kinh tế, tổ chức cán bộ (Lê Hồng Hà).

KD: Tại sao chúng có thể tồn tại rất lâu trong thể chế chính trị này, hoành hành làm mưa làm gió? Câu trả lời- kiểm soát quyền lực không có, pháp luật thượng tôn không có- là nguyên nhân căn cốt. Nếu một thể chế, lấy ý chí làm công cụ duy nhất kiểm soát quyền lực- thì những vụ “mafia” kiểu này sẽ chưa phải vụ cuối cùng

Tác giả Lê Hồng Hà hẳn phải là người có nhân thân đặc biệt nên có những thông tin như trong bài viết này  😀

—————-

Út Trọc (giữa)

“Út trọc” (đứng giữa). Ảnh: internet

Ông “Út trọc” Đinh Ngọc Hệ (tên khác Đinh Ngọc Út) sinh năm 1971, quê xã Khánh An, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình. Cư trú tại 68/210 Trần Quang Khải, phường Tân Định, quận 1, TP.HCM.

Sở dĩ Út có “hỗn danh” Út Trọc vì đầu… nhẵn thín, không tìm đâu ra một sợi tóc. Út có một biệt danh “Út bộ trưởng”, lý do là muốn gặp được Bộ trưởng một số Bộ thì tìm đến Út là có đường đi.

Út cũng nổi danh… ngông cuồng. Có lần, ở sân bay Đà nẵng, Út yêu cầu… máy bay phải khoan lăn bánh để chờ vì Út đến trễ.

Tiếp tục đọc