Về Sex đen và văn học sex: Lý luận như Bọ…

Tác giả: Chu Mộng Long

Lý luận như bọ Lập thì khác nào nói tôi dọn mâm cơm, món nào cũng thơm ngon, lỡ có con chó ỉa trong mâm thì cũng chẳng ảnh hưởng gì. Hốt cục cứt chó ném ra ngoài rồi ăn thôi?
Cách ẩm thực kiểu ấy không thuộc “du côn văn hóa” thì cũng chỉ có thể là kiểu ẩm thực thô lỗ, bọ Lập ạ! (CML)

KD: Đ/c Chu Mộng Long lần này đưa đ/c Bọ Lập lên thớt  😀   😀   😀

.Nói như Bọ, mềnh cũng là “du côn văn hóa” vì mềnh cũng “chửi” BVS  😀  😀  😀

Dẫu sao mềnh vẫn nỏ đưa FB, chỉ sợ cư dân mạng “ném đá” Bọ, mà chân cẳng què thế thì Bọ chạy đi đâu  😀  😀  😀

————————–

Tôi đang viết một bài nghiêm túc về sex đen và văn học sex, nhưng phải chờ tư liệu đầy đủ. Đây là vấn đề nhạy cảm, cần nghiên cứu thận trọng, nói có sách mách có chứng chứ không thể phán bừa.
Bài này viết nhanh sau khi nghe bọ Lập chửi đổng.


Tiếp tục đọc

“Đêm Lộc Vàng”

KD: Đến hẹn lại lên, hôm nay thứ Tư, ngày 25/4, là “Đêm Lộc Vàng”.

.Xin mời quý khách, bạn đọc gần xa đến Nhà hàng Thác Bạc 46 An Dương (Yên Phụ- Hà Nội) thưởng thức cafe, giải khát và “Đêm Lộc Vàng”, nghe nghệ sĩ Lộc Vàng chia sẻ những bản nhạc tiền chiến thấm đẫm tình yêu con người, yêu xứ sở.

Tiếp tục đọc

Sao vạch đồng hoa

Tác giả: FB Nguyễn Hồng Lam

.KD: Xin hãy đọc bài này, để thấy một diện mạo khác của XH hiện nay

—————–

Mùa hè năm 2000, kỹ sư Trần Quốc Việt, một người bạn vai anh, đồng hương Phan Rang với tôi từ Mỹ về Việt Nam lập công ty viết phần mềm Ulysses tại TP Hồ Chí Minh. Thỉnh thoảng tôi cũng hay lên trụ sở của Ulysses, đóng tại cao ốc Diamond Plaza chơi.

Một hôm, khoảng sau 12h đêm, Việt điện thoại cầu cứu tôi. Hôm đó, Việt đi nhảy đầm ở Vũ trường Phi Thuyền, góc Hàm Nghi – Tôn Đức Thắng (nơi khởi phát mâu thuẫn dẫn đến vụ bắn Dung Hà), bị móc mất ví. Tiền mặt mất không nhiều, nhưng quan trọng là toàn bộ giấy tờ tùy thân, trong đó có cả Master Card, Visa Card, tài khoản tổng cộng chừng trên dưới 50.000 USD tiền trả lương cho công ty đã theo ví biến mất. Tiếp tục đọc

Nhà báo tại Sài Gòn ngày 30-4-1975

.Có biết bao tin, bài, băng, ảnh, phim kịp thời và trực tiếp ghi nhận sự kiện lịch sử ở Việt Nam ngày 30-4-1975. Thế nhưng, bản thân các phóng viên – tác giả những tác phẩm báo chí vô cùng giá trị ấy – lại hiếm được ghi nhận. Dẫu tư liệu còn hạn chế, chúng tôi vẫn cố gắng tái hiện hoạt động của một số nhà báo tại Sài Gòn vào nhật điểm đáng nhớ đó.

.Bài này công bố lần đầu trên tạp chí Thế Giới Mới 132 (5-1995), đăng lại trên tạp chí Tài Hoa Trẻ 207+208 (24-4-2002), bổ đính vào tháng 4-2015 (Phanxipang).

.KD: Bất ngờ đọc được bài này, một bài viết trung thực. Sự thật lịch sử bao giờ cũng là sự thật lịch sử- cần được tôn trọng, không thể bị bóp méo bởi những động cơ, ý đồ này nọ.

.Xin đăng lên để bạn đọc chia sẻ

——————–

to-lich-30-4-1975

Thứ tư 30-4-1975 nhằm ngày 19 tháng 3 năm Ất Mão / Mẹo mãi mãi đi vào lịch sử Việt Nam và thế giới.

Khi chiếc xe tăng đầu tiên của bộ đội xuất hiện trước cổng dinh Độc Lập, kim đồng hồ trên tháp chuông nhà thờ Đức Bà gần đó chỉ 11 giờ 15 phút (tức 12 giờ 15 tính theo giờ Hà Nội). Bà Francis Staner, phóng viên tạp chí Time của Hoa Kỳ, lập tức hướng ống kính máy ảnh lên và nhấn nút.

– Tôi nghĩ phải chụp ngay chiếc đồng hồ này để xác định giờ phút lịch sử trọng đại.

Tiếp tục đọc

30 Tháng 4: Tản mạn nhân vật lịch sử Dương Văn Minh

Tác giả: Trần Văn Chánh

.Trong lịch sử cận-hiện đại của Việt Nam nói chung và miền Nam Việt Nam sau Hiệp định Genève 1954 nói riêng, trường hợp nhân vật lịch sử Dương Văn Minh (1916-2001) có lẽ khá đặc biệt, và không ít người đã coi ông là một vị  tướng lãnh “có vấn đề”. Ông sống nói chung trong sạch, bề ngoài có vẻ luôn khiêm tốn hiền lành nhưng toàn tham gia những đại sự quân chính có tác dụng đảo chuyển hướng đi của lịch sử (Trần Văn Chánh)

KD: Bạn bè gửi cho bài viết này. Xin đăng lên để bạn đọc chia sẻ, khi mà ngày 30/4 sắp đến gần

——————-

Vào thời kỳ đầu của Việt Nam Cộng Hòa, dưới thời Ngô Đình Diệm, Dương Văn Minh đã từng được coi là anh hùng trong thành tích đánh dẹp lực lượng Bình Xuyên (năm 1954) ở khu Rừng Sác (ngoại vi Sài Gòn) và dẹp tan quân đội của giáo phái Hòa Hảo (năm 1956), được thăng chức Trung tướng (5.1.1956). Hai đại sự khác trong đời ông là việc năm 1963 với tư cách Chủ tịch Hội đồng Quân nhân Cách mạng ông cầm đầu nhóm tướng lãnh đảo chánh lật đổ chế độ Ngô Đình Diệm, và việc năm 1975 với tư cách Tổng thống đã quyết định đầu hàng không điều kiện “đối phương” miền Bắc để kết thúc gọn nhẹ cuộc chiến tranh thảm khốc 30 năm, lập lại hòa bình cho dân tộc Việt. Tiếp tục đọc