Tôi đã từng là đối tượng điều tra của CA Yên Bái và … tôi đã chửi ầm lên

Tác giả: FB Nhà báo Nguyễn Huy Toàn (Truyền hình Công an Nhân dân).

.KD: Bạn bè FB gửi cho bài viết này trên mạng XH của nhà báo Truyền hình CAND viết nhân vụ việc nhà báo Duy Phong. Đọc bỗng thấy rất… xấu hổ, mà chả biết bình ra sao. Xin đăng câu chuyện của nhà báo CA Nguyễn Huy Toàn- người trong cuộc. Chỉ biết mình nể trọng những người đàng hoàng, ngay thẳng như nhà báo CA này.

—————–

Chuyện xảy ra đã lâu lắm rồi, nhưng hôm nay nhân chuyện Nhà báo Lê Duy Phong bị Công an Yên Bái bắt, nên xin kể để các bạn thấy tài chỉ đạo điều tra của Giám đốc Công an tỉnh Đặng Trần Chiêu.

Ngày 18 tháng 5 năm 2013, đoàn công tác của Bộ Công an do Thượng tướng Đặng Văn Hiếu dẫn đầu ra thăm quân dân huyện đảo Trường Sa. Tham gia đoàn có lãnh đạo Công an nhiều tỉnh thành trong cả nước, trong đó có Đại tá Đặng Trần Chiêu, Giám đốc Công an tỉnh Yên Bái (lúc đó chưa lên thiếu tướng). Hôm đó tôi cùng quay phim Nông Văn Phòng và lái xe Nguyễn Quốc Khánh đi làm ghi nhanh hoạt động này. Sau khi ghi hình các hoạt động tại bến cảng, thu phát biểu của Thượng tướng Đặng Văn Hiếu và một số thành viên, tàu nổi còi rời cảng thì chúng tôi cũng thu xếp ra về.

Tiếp tục đọc

Bản full tường trình của nhân chứng vụ nhà báo Duy Phong bị bắt.

Tác giả: NN Long Nguyễn

.KD: Bạn bè trên FB gửi cho Stt này.  Xin đăng những thông tin bước đầu rút ra từ những văn bản viết tay tường trình vụ việc để bạn đọc rõ

————–
 Nếu những văn bản này là thật, có thể tóm tắt như sau:

Phong lên Yên Bái chơi, được Công – người bạn học cũ thời ở Cao đẳng PTTH Hà Nam mời ăn cơm. Bữa cơm có thêm sự xuất hiện của Thực, giới thiệu là công an về hưu, hiện kinh doanh vận tải ở YB. Đây là LẦN ĐẦU TIÊN Thực và Phong gặp nhau, cả 2 không ân oán, hận thù trước đó.
Sau khi cơm rượu no say, Thực cố dúi vào túi Phong 50 triệu, và tiền đã nằm gọn trong túi Phong. Sau đó, Công giả vờ nghe điện thoại, cũng là lúc công an TP YB ập vào bắt tất cả.

Bộ Công an điều tra sẽ khách quan hơn

Tác giả: Nguyễn Sĩ Dũng

.Rút hồ sơ về Bộ Công an điều tra sẽ gửi đi một thông điệp hết sức có ý nghĩa cho các nhà báo đang tích cực đấu tranh chống tham nhũng. Thông điệp đó là: Đảng và Nhà nước không chỉ kêu gọi các nhà báo tích cực đấu tranh chống tham nhũng, mà còn thật sự bảo vệ họ. Nếu họ không phạm tội, họ sẽ không thể bị trừng phạt! (Nguyễn Sỹ Dũng)

KD: Nhưng vụ việc bất ngờ này cũng khiến các nhà báo phải nhìn lại mình, và rút ra một bài học thấm thía- đã dấn thân đấu tranh chống tham nhũng, bản thân mình phải luôn tỉnh táo, và phải sạch- không còn cách nào khác!

—————- 

Một phóng viên đang điều tra và viết bài về những vụ việc “nóng” liên quan đến các quan chức cao cấp của tỉnh Yên Bái, thì có đủ ngây thơ để tống tiền và nhận tiền của một doanh nghiệp ở Yên Bái hay không? Câu trả lời, tất nhiên, là không! Mọi lô gíc đều dẫn chúng ta đến câu trả lời là không, trừ trường hợp thần kinh của phóng viên đó có vấn đề. Tuy nhiên, nếu phóng viên đó có đủ ngây thơ để tự tra tay vào còng như vậy, thì sợ rằng công chúng vẫn sẽ không bao giờ có đủ ngây thơ để tin rằng đó là sự thật.

Chính vì vậy, việc rút hồ sơ vụ án phóng viên Lê Duy Phong tống tiền doanh nghiệp ở Yên Bái về Bộ Công an để tiếp tục điều tra (theo như đề nghị của Tổng biên tập của Báo điện tử Giáo dục Việt Nam) là rất quan trọng.

Tiếp tục đọc

Báo Giáo dục VN có cứu được Duy Phong và…

Tác giả: Hoàng Dũng (theo FB Sơn Vũ) và FB Nguyễn Như Phong

.Phía bên cho là bị Duy Phong ép đưa tiền đã chứng minh được với CA là tiền trong người DP là của họ bằng cách đọc số series tiền. Điểm chết người này đã nói lên tất cả: Gài bẫy và bị gài bẫy. Nếu doanh nghiệp kia cho tặng tiền DP không có ẩn ý đằng sau thì không thể thuộc được series tiền như vậy. Nếu đó là tiền của DP thì “doanh nhân” kia cũng không thể thuộc dãy số được (Hoàng Dũng)

.KD: Bất ngờ đọc được hai stt này trên FB Sơn Vũ và FB của nhà báo Nguyễn Như Phong từng ở trong ngành CA. Không phải thông tin báo chính thống, nên chủ Blog chỉ đưa lên để theo dõi xem độ chính xác của thông tin ra sao, khi mọi chuyện được điều tra, kết luận

—————- 

 Hình ảnh này là anh bạn Cong Do – người mời Duy Phong lên YB.
.
Trong hình ảnh có thể có: 1 người, đang cười, đang đứng
 

Chuyện của Duy Phong (người khui ra một loạt các biệt phủ) trong vụ Yên Bái là (tất nhiên là cần kiểm chứng thêm, mời đọc với thái độ dè dặt):

Anh ta được anh bạn quê Phúc Yên, hiện đang sống và làm việc ở Yên Bái (Đài TH tỉnh) mời lên YB với đề nghị cung cấp thêm thông tin YB, thế là lên.

Duy Phong dẫn cô bạn gái lên và ăn uống cùng bạn trong nhà hàng như báo chí đã viết. Việc xuất hiện ông bạn doanh nghiệp cùng lúc hay đến trễ thì không rõ. Nhưng ông bạn doanh nghiệp này đã dúi tiền vào tay DP trong tình trạng DP không còn tỉnh táo (đã xỉn). Cần lưu ý rằng DP và doanh nghiệp kia chưa từng có mối liên hệ nào trước đó.

Tiếp tục đọc

Vợ đại gia Cao Toàn Mỹ nộp đơn ly hôn, chia một nửa gia tài

Bà Võ Thị Sáu rất thiêng, có khi vặt cổ như chơi đó. Sao có thể viết “ngu dốt” đến vậy!
————– 

 Theo chúng tôi được biết, chị là người không đẹp. Nhưng rất thông minh, và học giỏi, đã từng du học sinh tại nước ngoài, chị có học hàm, học vị, và là một người uyên thâm, nhưng đã từ bỏ tất cả, để ở bên gia đình, chăm sóc con cái. Vẻ bề ngoài, Đại gia Mỹ rất yêu thương, chiều chuộng vợ con trước mặt mọi người. Nhưng từ khi sinh con, anh không còn thường xuyên về nhà. Đi làm từ sáng sớm, đến tối, đôi khi quá 12h đêm mới về. Ban đầu, chị nghĩ, đó là tính chất công việc của chồng (một mình anh phải xử lý hàng loạt các dự án, từ tin học, bất độc sản, môi trường –rút hầm cầu, vinagame, cho đến diễn đàn hẹn hò trên mạng…). Nhưng sau phiên toà diễn ra. Chị hoàn toàn có thể hiểu bản chất vấn đề.

Tiếp tục đọc

Vụ hoa hậu Phương Nga: Bí ẩn Mai Phương và điều tra viên bị tố

Tác giả: Linh An
.
KD: Chiến tranh Nga- Mỹ xuất hiện “kịch tính”- không phải là chuyện của đôi giai- gái nồng nặc tiền- tình mà là sự can thiệp của tư pháp VN. Chợt nhớ câu của ông Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Đình Quyền cách đây mấy năm: Cơ quan điều tra VN thuộc hàng giỏi nhất thế giới  (!!!)
.
Còn có người nói toạc móng heo: tiền mua tiên cũng được cơ mà!.

Thật ê chề

————–   

Một người đàn bà tên Mai Phương và một điều tra viên tên Nguyễn Thanh Tùng bị hoa hậu Phương Nga và bạn thân Thùy Dung “tố” tại tòa là đã tham gia “đạo diễn” vụ án lừa Cao Toàn Mỹ bằng việc mua nhà.
.

Mai Phương – Người đàn bà bí ẩn

Qua 2 ngày đầu tiên của phiên xét xử sơ thẩm thứ 2 vụ án hoa hậu Trương Hồ Phương Nga bị cáo buộc cùng đồng phạm lừa đảo chiếm đoạt 16,5 tỷ đồng của đại gia Cao Toàn Mỹ, vẫn xoay quanh việc xét hỏi những tình tiết không mới nhưng được HĐXX xoáy sâu. 

Nhưng bất ngờ hàng loạt tình tiết mới được các bị cáo, người liên quan khai báo và luật sư tung ra, làm cho dư luận hoài nghi về việc có bàn tay “đạo diễn” vụ án.

Trương Hồ Phương Nga, Hồ Phương Nga, Cao Toàn Mỹ, Hợp đồng tình ái
Bị cáo Phương Nga, Thùy Dung và 1 người bị triệu tập đã khai báo về nhân vật Nguyễn Mai Phương mà họ cho rằng “đạo diễn” vụ án lừa đảo?. Ảnh: Văn Châu

Tiếp tục đọc

Tỏi với sức khỏe

Tác giả: Bác sĩ Nguyễn Ý Đức (Texas-Hoa Kỳ)
.
KD: Bạn bè gửi cho bài viết này. Thật bổ ích. Xin đăng lên để bạn đọc chia sẻ và vận dụng để bảo vệ sức khỏe
——————-
Kết quả nghiên cứu công dụng tỏi với bệnh tật

Qua nhiều nghiên cứu khoa học và qua kinh nghiệm xử dụng của dân chúng, thì tỏi không những là một thực phẩm ngon mà còn có nhiều công dụng gíup việc trị bệnh. Xin nhắc lại là vào năm 1951, hai nhà hóa học Thụy sĩ Arthur Stoll và Ewald Seebeck đã tìm ra hóa chất chính của tỏi là chất Alliin và men Allinase. Hai chất này được giữ riêng rẽ trong tế bào tỏi và đóng góp vai trò quan trọng trong các công dụng y học của tỏi.

1-Tỏi và cholesterol.

Quan sát dân chúng vùng Địa Trung Hải, các nhà nghiên cứu thấy họ rất ít bị các bệnh về tim mạch mặc dù họ ăn nhiều thịt động vật và uống nhiều rượu vang. Nhiều người cho là do ảnh hưởng của rượu vang. Nhưng các bác sĩ ở địa phương thì cho là do uống rượu và ăn nhiều tỏi. Sự kiện này thúc đẩy các chuyên viên của Đại Học Western Ontario, Canada, để tâm nghiên cứu và họ kết luận rằng một dân tộc càng ăn nhiều tỏi thì bệnh tim mạch càng ít. Bằng chứng là dân Triều Tiên ăn nhiều tỏi và họ cũng ít bị bênh tim. Nhiều khoa học gia bèn nghiên cứu tương quan giữa tỏi và bênh tim ở súc vật trong phòng thí nghiệm. Họ đều thấy là tỏi làm chậm sự biến hóa của chất béo trong gan, khiến gan tiết ra nhiều mật, đồng thời cũng lấy bớt mỡ từ thành động mạch.

Tiếp tục đọc

Giáo sư Ngô Bảo Châu được phong Viện sĩ danh dự Viện Hàn lâm Khoa học Pháp

Tác giả: Thảo Vy (Theo Academie-sciences)

.Ngày 20/6 vừa qua, Giáo sư Ngô Bảo Châu chính thức trở thành thành viên của Viện Hàn lâm Khoa học Pháp. Sự kiện này là niềm vui và cũng là niềm tự hào to lớn của người Việt Nam nói chung và nền toán học nước nhà nói riêng.

Kể từ khi được thành lập đến nay, Viện Hàn lâm Khoa học Pháp luôn là một tổ chức có uy tín hàng đầu trên thế giới trong lĩnh vực khoa học. Giáo sư Ngô Bảo Châu là người Việt Nam thứ hai trở thành thành viên chính thức của viện này.

Trước đó, vào năm 1995, cố giáo sư Bùi Huy Đường là viện sĩ người Việt đầu tiên trở thành thành viên của Viện Hàn lâm Khoa học Pháp nhờ những thành tích vượt bậc trong ngành cơ học chất rắn (Thảo Vy).

—————————-

Theo thông tin được đăng tải trên trang web chính thức, trong cuộc họp diễn ra vào ngày 20/6 vừa qua, Viện Hàn lâm Khoa học Pháp đã công bố danh sách những nhà khoa học nước ngoài trúng cử trở thành Viện sĩ danh dự mới của tổ chức này, trong đó có giáo sư Ngô Bảo Châu của Việt Nam.


Biểu tượng của Viện Hàn lâm Khoa học Pháp

Biểu tượng của Viện Hàn lâm Khoa học Pháp

Cụ thể danh sách viện sĩ danh dự của đợt kết nạp này bao gồm: giáo sư Lan Affleck (Canada), giáo sư Hans cleVers (Hà Lan), giáo sư Michael Brady (Anh), giáo sư Max cooper(Mỹ), giáo sư Véronique Dehant (Bỉ), giáo sư Avelino Corma (Tây Ban Nha), nhà vật lý học Fabiola Gianotti (Thụy sĩ), giáo sư Sandra Diaz (Argentina), nhà sinh học phân tử Svante Paabo (Đức), giáo sư Adi Shamir (Isarel), giáo sư Subra Suresh (Mỹ), giáo sư Shinya Yamanaka (Nhật Bản) và giáo sư Ngô Bảo Châu của Việt Nam.

Tiếp tục đọc

Tác giả Đặng Hoàng Giang nói thật về đề thi Văn

Tác giả: Hoài An

Với đề bài về sự thấu cảm và lòng trắc ẩn, tôi chắc rằng không ai có thể học tủ được.. (Đặng Hoàng Giang)

.KD: Đọc trên FB, thấy stt này của Hoàng Tuấn Công rất đáng chú ý. Xin copy về để coi như một bình luận nữa của những người khá am hiểu sự cảm thụ văn chương:

.CÓ “THẤU CẢM” KHÔNG?
Mấy hôm nay bận, nên chỉ đọc loáng thoáng vụ “thấu cảm”. Mà cũng không quan tâm lắm, vì chuyện câu chữ trong đề thi văn năm nào cũng “có chuyện”, ở đủ mọi cấp học.
Lướt qua vài bài, rồi đọc kĩ mới biết có rất nhiều người kịch liệt phản đối, cho rằng không có cái gọi là “thấu cảm”, vì “nó không có trong từ điển tiếng Việt”. Dĩ nhiên, đó là một kết luận vội vàng và quá giản đơn. Vì thực tế, “Từ điển tiếng Việt” (Trung tâm từ điển học Vietlex) có thu thập và giải nghĩa từ “thấu cảm”, và lấy ví dụ từ tác phẩm “Những nỗi lòng” của Bùi Hiển: “tôi muốn cho linh giác thẳng căng, để mà thấu cảm, một cách lẹ làng tế nhị, sự thầm kín ủ trong những nỗi lòng.”
Dĩ nhiên, trong trường hợp không tìm thấy từ “thấu cảm” trong bất cứ cuốn từ điển tiếng Việt nào, thì đó cũng không phải là lí do để đưa ra kết luận từ này hoàn toàn không tồn tại trong tiếng Việt.
Bước đầu, chỉ mới viết được có vậy.

——————.

Đề thi chính thức môn Ngữ Văn trong kỳ thi THPT quốc gia 2017, có nội dung xoay quanh “Lòng trắc ẩn có nguồn gốc của sự thấu cảm”, một đoạn trích trong tác phẩm “Thiện, ác và Smartphone” của tác giả Đặng Hoàng Giang.

Tac gia Dang Hoang Giang noi that ve de thi Van
Đề thi môn văn kỳ thi THPT quốc gia năm 2017

Dù khi đánh giá về đề thi vẫn có hai luồng dư luận, một cho rằng đề thi quá dễ, không kích thích tính tư duy, tuy nhiên cũng lại có ý kiến cho rằng đề thi mang đậm chất nhân văn, dễ làm nhưng khó đạt được điểm cao.

 

 

Tiếp tục đọc

Thấu cảm- lạ nhưng đủ hiểu

Tác giả: Nông Hồng Diệu
.
KD: Đề văn tốt nghiệp THPT lấy một đoạn viết của Ts Đặng Hoàng Giang, trong đó có chữ “thấu cảm” bị ném đá tơi bời mấy ngày nay. Có rất nhiều bài viết mổ xẻ phê phán. Về học thuật, thì chữ “thấu cảm” theo các chuyên gia ngôn ngữ là không chính xác. Tuy nhiên, quan điểm cá nhân của mình là trong văn chương, sự cảm lại rất quan trọng. Đặng Hoàng Giang không muốn đi lối mòn, và anh đã vấp một “núi đá” to tướng. Mổ xẻ ngôn ngữ theo kiểu chẻ sợ tóc làm tư trong văn học về ngôn từ không hẳn lúc nào cũng đem lại hiệu quả. Ví như từ “cứu cánh” cũng vậy thôi. Nên về quan điểm cá nhân, mình thấy bài viết này lại có cách nhìn gần với quan niệm của mình. Xin đăng lên để bạn đọc chia sẻ
————- 
Có lẽ, từ được truy ráo riết nhất trong mấy ngày qua chính là “thấu cảm”, xuất phát từ đề thi Ngữ văn THPT cấp Quốc gia 2017 vừa qua. Điều đáng nói, khi các sĩ tử còn đang bận bịu, chưa kịp lên tiếng thì dư luận đã vào cuộc với bình luận đa chiều: “Thấu cảm” là gì? “Thấu cảm” có hay không trong từ điển tiếng Việt, liệu nó có là sự đánh đố, thách thức thí sinh? v.v…

Rất nhiều lời khen cho đề thi Ngữ văn THPT cấp Quốc gia năm nay: Đề mở, đề hay, đề hướng đến vấn đề nhân văn… Nhưng có khá nhiều câu hỏi đặt ra quanh từ “thấu cảm” được dùng trong đoạn trích cuốn sách “Thiện, Ác & Smartphone” của tác giả Đặng Hoàng Giang, vị tiến sỹ kinh tế đã từng gây bão trong cộng đồng mạng quanh vấn đề làm từ thiện.

'Thấu cảm' - lạ nhưng đủ hiểu ảnh 1Bìa cuốn sách mới ra mắt của tác giả Đặng Hoàng Giang.

Còn xa lạ

“Thiện, Ác và Smartphone” là một cuốn sách được phát hành chưa lâu (24/1/2017), do  Nhã Nam liên kết với NXB Hội Nhà Văn thực hiện. Đây là tập tiểu luận thứ hai, sau “Bức xúc không làm ta vô can”, ra mắt năm 2015 gây tiếng vang của tác giả. “Thiện, Ác và Smartphone” được “chào hàng” như sau:

Tiếp tục đọc