Hai tạp văn của Vương Tiểu Ba (TQ)

Tác giả: Vương Tiểu Ba (Trung Quốc)  – Lê Thanh Dũng (dịch)

..KD: Nhà văn Lê Thanh Dũng gửi cho Blog KD/KD bản dịch văn học này của ông với lời giới thiệu về tác giả:

. Vương Tiểu Ba sinh ngày 13/5/1952, trong một gia đình trí thức. Năm 1968, trong Đại cách mạng văn hóa vô sản, ông phải về lao động ở vùng nông thôn tỉnh Vân Nam. Năm 1971 ông được chuyển đến tỉnh Sơn Đông và trở thành giáo viên. Năm 1972 về Bắc Kinh, Vương Tiểu Ba làm việc ở một nhà máy nhỏ. Những giai đoạn này về sau đều được phản ánh trong các tác phẩm của ông.

Sau Cách mạng văn hóa, từ năm 1978, Vương Tiểu Ba giảng dạy tại ĐH Nhân dân Trung Hoa. Năm 1988, ông nhận bằng Thạc sĩ tại ĐH Pittsburgh, Mỹ và quay về giảng dạy tại ĐH Bắc Kinh, ĐH Nhân dân Trung Hoa. Năm 1992, ông nghỉ việc để có thể tự do theo đuổi việc viết văn. Năm 1997, ở tuổi 45, ông qua đời đột ngột sau một cơn đau tim tại nhà riêng, bên bàn viết của mình.

Sau khi ông mất, tác phẩm của ông càng trở nên nổi tiếng hơn, thực sự tạo nên một cơn sốt khắp Trung Quốc, ảnh hưởng rất nhiều đến những người viết văn trẻ. Ông đã tạo ra một văn phong Vương Tiểu Ba.
Một số tạp văn và tiểu thuyết của ông đã được dịch sang tiếng Việt và được đón nhận nồng nhiệt. Cuộc tọa đàm về tác phẩm “Thời Hoàng Kim” (Lê Thanh Dũng dịch) đã được Cty Phương Nam tổ chức tại TP HCM với sự tham gia của hơn bốn mươi nhà văn.

Xin giới thiệu hai tạp văn của ông

———- 

Ảnh chỉ mang tính minh họa

I- CÂY DỪA VÀ SỰ BÌNH ĐẲNG

Hơn hai mươi năm trước, tôi đi lao động ở Vân Nam. Khí hậu ở đây nóng nực, các loài cây trái vùng nhiệt đới không thiếu thứ gì; chỉ dừa là không thấy có. Theo ghi chép của dã sử, chuyện này có căn nguyên của nó. Nghe nói trước Tam quốc, Vân Nam trồng đầy dừa, dân tộc ít người sống yên vui dưới tán lá rừng dừa. Ai cũng biết, mọi bộ phận của cây dừa đều dùng được, cùi dừa ăn thay cơm, nước dừa để uống, dầu dừa làm thức ăn, thân dừa cho gỗ, tơ lá dừa làm sợi dệt quần áo thô. Cây dừa thỏa mãn hầu hết nhu cầu hàng ngày, dân ở đây cũng không cần làm nông, sống rất an nhàn. Tiếp tục đọc

Diễm xưa- Nàng Bích Diễm của Trịnh Công Sơn

Tác giả: Phan Nguyên Luân (thực hiện)

.KD:  Bạn bè gửi cho bài viết này về bà Bích Diễm- nhân vật của “Diễm xưa” của Trịnh Công Sơn. “Diễm xưa” nay đã trở lại Huế tháng 3/ 2017  vừa qua. Và câu chuyện về những nhân vật đời thực nhưng phủ đầy vẻ đẹp của Tình yêu vượt qua không gian, thời gian khiến ai cũng phải trân quý. “Diễm xưa” là một người đàn bà rất… Hạnh phúc! Hẳn vậy  😀

.Xin đăng lên để bạn đọc chia sẻ

———————

“..ta mang cho em một chút tình…”

 

“Diễm xưa” của Trịnh Công Sơn lần đầu tiên xuất hiện :

– Được cho là người tình đầu tiên của cố nhạc sĩ tài hoa Trịnh Công Sơn, nhân vật “bí ẩn” đã đi vào huyền thoại trong sáng tác “Diễm xưa” của chàng thi sĩ họ Trịnh, lần đầu tiên xuất hiện trước công chúng.

Xuất phát cho ý tưởng độc đáo này là giáo sư Thái Kim Lan, hiện đang công tác tại CHLB Đức. Qua lời mời của cô Lan, Ngô Thị Bích Diễm (Diễm) đã đồng ý về Huế gặp gỡ một buổi duy nhất với công chúng. Tuy nhiên khách được mời hạn chế qua điện thoại, chỉ những người thân quen, một thời gắn bó với Trịnh.

Cuộc gặp gỡ quá đặc biệt không được thông báo trước đã diễn ra tại trung tâm văn hóa Liễu Quán, TP Huế, tối 12/3 vừa qua. Tiếp tục đọc

Cá chép vượt vũ môn

Tác giả: Bùi Quang Minh (nick CaChep)
.
Không lâu sau, những con cá chép được hóa rồng ấy bấy giờ mới phát hiện ra một điều là tất cả cá chép đều hóa rồng, cũng chẳng có gì khác so với lúc tất cả đều chưa phải là rồng. Thế là, cả bầy cá lại đi tìm Long vương nói lên điều ngờ vực khó nghĩ trong lòng. (Bùi Quang Minh)
.
KD: Bạn bè gửi cho bài viết này. Đọc xong thấy buồn cười. BỞi tất cả những con cá chép hóa rồng (bằng rởm) ấy có tầm và tư duy của loài… liu điu  😀
—————– 
Cá chép là biểu tượng cho sự kiên trì, bền chí. Trong truyền thuyết thường có câu chuyện cá chép hoá rồng, vì thế cá chép được coi như rồng – một con vật linh thiêng cao quý.
Cả bầy cá chép, con nào cũng muốn vượt qua cửa rồng. Bởi chúng biết, hễ vượt được qua cửa rồng, thì chúng sẽ từ những con cá chép tầm thường trở thành những con rồng siêu phàm thoát tục.

Tiếp tục đọc

Hải Dương: Mượn bằng cấp 3 của người khác vẫn lên được Trưởng phòng bảo vệ chính trị nội bộ

Tác giả: Tiến Nguyễn

.KD: Bạn bè gửi cho bài viết này. Chết mất thôi  😀   Nhưng nghĩ cho cùng, hẳn vị này lòng trung thành thật đáng quý vì cố sống cố chết để được lên cái chức mơ ước. Cũng phải thầm… khen  😀

—————- 

Ban Tổ chức Tỉnh ủy Hải Dương, nới ông Thành công tác.

Không có bằng cấp 3, ông Phạm Trung Thành – Trưởng phòng Bảo vệ chính trị nội bộ, Ban Tổ chức Tỉnh ủy Hải Dương đã mượn bằng cấp 3 của người khác để dự thi Đại học Luật Hà Nội. Vụ việc chỉ bị phát hiện khi có phản ánh của người dân.

Chiều 6.6, bà Vũ Thị Phương – Phó Ban thường trực, Ban Tổ chức Tỉnh ủy Hải Dương – xác nhận với báo Lao Động: Giữa tháng 5.2017, Ban Tổ chức Tỉnh ủy nhận được đơn của một công dân phản ánh về việc ông Phạm Trung Thành (Trưởng phòng Bảo vệ chính trị nội bộ, Ban Tổ chức Tỉnh ủy Hải Dương), không có bằng cấp 3 và sử dụng bằng cấp 3 của người khác để dự thi Đại học Luật Hà Nội.

 

Tiếp tục đọc

Hà Tĩnh: “Triệu” dân lên nộp “phí nuôi ong”, bị phản ứng lại đổ… lỗi đánh máy

Tác giả: Xuân Sinh- Nguyễn Hiền

.KD: Các vị ăn của dân tàn tệ đến mức không còn biết nhục, “không từ một thứ gì”!  😦

—————-  

Những ngày vừa qua, nhiều hộ dân nuôi ong lưu động trên địa bàn xã Kỳ Tây, huyện Kỳ Anh hết sức bức xúc khi bị chính quyền xã này yêu cầu mỗi hộ nuôi phải nộp phí từ 2 đến 3 triệu/mùa.

Phát giấy mời nộp phí nuôi ong

Họ cho rằng việc địa phương đặt ra khoản thu “lệ phí nuôi ong” ở đây bất hợp lý.

Người nuôi ong lưu động tại xã Kỳ Tây đang bị chính quyền địa phương thu khoản phí vô lý
Người nuôi ong lưu động tại xã Kỳ Tây đang bị chính quyền địa phương thu khoản phí vô lý

Anh Nguyễn Minh Tường nuôi ong ở Kỳ Tây cho biết: “Cách đây khoảng 1 tuần tôi có nhận được giấy mời của Trưởng Công an xã Kỳ Tây yêu cầu tới UBND xã để nộp phí nuôi ong. Tôi làm nghề nuôi ong lưu động này đã nhiều năm và đi qua nhiều tỉnh nhưng chưa thấy địa phương nào lại đề ra khoản thu phí này”

Tiếp tục đọc

Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái nói về “biệt phủ” rộng 1,3 ha đứng tên vợ Giám đốc Sở TNMT

Tác giả: Hoàng Đan

.KD: Trả lời báo chí về vấn đề này, bà Trà khẳng định việc bổ nhiệm ông Quý (em trai bà- KD) không có gì để gọi là ưu ái. Đây là quyết định của tập thể Thường trực Tỉnh uỷ và Thường vụ Tỉnh uỷ Yên Bái, theo quy trình cực kỳ chặt chẽ. (Hoàng Đan).

Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái nói về "biệt phủ" rộng 1,3 ha đứng tên vợ Giám đốc Sở TNMT
Khu “biệt phủ” của gia đình giám đốc sở. Ảnh: Báo Thương hiệu và công luận.

Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái Phạm Thị Thanh Trà cho biết đã yêu cầu UBND tỉnh thành lập đoàn thanh tra liên ngành kiểm tra rõ khu “biệt phủ” rộng 1,3 ha của gia đình Giám đốc Sở TNMT.

 Dư luận đang xôn xao về một quần thể bao gồm biệt thự, nhà sàn, cầu treo, hồ nước và nhiều hạng mục khác được cho là tư gia của gia đình ông Phạm Sỹ Quý (Giám đốc Sở Tài nguyên Môi trường Yên Bái) tọa lạc tại vị trí đắc địa ở tổ 42, phường Minh Tân, TP Yên Bái.

Tiếp tục đọc

Trong 1 ngày, 13.000m2 đất rừng thành đất ở cho Giám đốc Sở Tài nguyên Yên Bái

Tác giả: Hải Ninh

.KD: Ông Phạm Sỹ Quý, Giám đốc Sở TN & MT tỉnh Yên Bái, người có biệt thự đang được báo chí truyền tải, theo thông tin báo chí, cũng là em bà Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Yên Bái.

—————–

Chỉ trong 1 ngày, 06 quyết định có số liên tiếp nhau được cấp dưới ký để chuyển hàng ngàn mét vuông đất rừng sang đất ở cho vợ ông Phạm Sỹ Quý.

Ngày 20/7/2015, ông Nguyễn Yên Hiền, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Yên Bái đã “vung bút” ký liên tiếp 06 quyết định chuyển đổi hơn 13 ngàn mét vuông đất rừng sản xuất, đất trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thủy sản sang… “đất ở” cho gia đình ông Phạm Sỹ Quý, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Yên Bái.

Đó là các Quyết định số 2356, 2357, 2358, 2359, 2360 và 2361, tổng diện tích của 06 quyết định “siêu tốc” này là 13 ngàn 272 mét vuông đất rừng, đất trồng cây lâu năm, đất thủy sản “biến” thành đất ở.

Đến ngày 02/6/2016, lại chính ông Nguyễn Yên Hiền ký tiếp Quyết định số 1639/QĐ-UBND để chuyển đổi 308 mét vuông cho gia đình ông Quý.

Tháng 9/2016, ông Phạm Sỹ Quý được bổ nhiệm làm Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Yên Bái. Ảnh Báo Tài nguyên Môi trường

Tiếp tục đọc