Thủ tướng: Sẽ có đường băng thứ 03 tại sân bay Tân Sơn Nhất

Tác giả: Lê Kiên- ĐH

.Tại cuộc họp của thường trực Chính phủ vào chiều tối nay (12-6), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã quyết định phương án: sẽ có thêm đường băng số 3 tại sân bay Tân Sơn Nhất…. Đồng thời Thủ tướng cũng giao Bộ trưởng Quốc phòng chỉ đạo dừng tất cả các công trình liên quan hạ tầng phụ trợ sân golf, như trường đào tạo năng khiếu golf, khu biệt thự, chung cư cao cấp cho thuê… để chờ các cơ quan tư vấn và các nhà khoa học xem xét trước khi quyết định (Lê Kiên- ĐH).

————–

Thủ tướng: Sẽ có đường băng thứ 3 tại sân bay Tân Sơn Nhất
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc – Ảnh: Tuổi Trẻ

“Sau khi nghe các bên báo cáo, Thủ tướng đã kết luận là sẽ có đường băng số 3, trên cơ sở nghiên cứu, đánh giá đầy đủ, khoa học và có thể thuê tư vấn nước ngoài” – Người phát ngôn của Chính phủ, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nói với phóng viên Tuổi Trẻ.

Ông Dũng cho biết Thủ tướng đã giao Bộ Giao thông vận tải chủ trì tiến hành nghiên cứu, thuê tư vấn nước ngoài, xây dựng thêm đường băng số 3 một cách tiết kiệm, hiệu quả và triển khai nhanh nhất.

Tiếp tục đọc

Sân bay và sân Golf

Tác giả: theo FB Huy Đức

Thời kinh tế thị trường, các ông lớn “dân sự hóa” đất vàng trong các thành phố lớn âm thầm và nhẹ nhàng như móc cái chìa khóa từ trong túi quần ra – ngay cả những căn cứ quân sự khổng lồ như trận địa pháo của F367 trong Tân Sơn Nhất, như Ba Son, Tân cảng và nhà máy đóng tàu Sông Thu (Đà Nẵng)…

Sân golf xây trong Tân Sơn Nhất cho công luận một cơ hội lớn để lên tiếng. Không chỉ là mở rộng TSN hay không mà vấn đề chính là cần buộc các cơ quan quyền lực phải tuân thủ quyền lực nhà nước- Huy Đức

KD: Hoàn toàn đúng. Chỉ vì một nhúm lợi ích nhóm khiến cả nước, cả XH khốn đốn bàn luận. Rất xấu hổ! Việc thay đổi chắc chắn phải từ… gốc

———————-

Ảnh chỉ có tính chất minh họa

Thanh Niên là tờ báo đầu tiên phản đối việc xây dựng sân golf trong sân bay nhưng Tuổi Trẻ đã chọn đúng điểm rơi để đưa vấn đề trở lại. Đây là nỗ lực tốt để “hệ thống chính trị” phải đánh giá đúng mức độ nghiêm trọng của nó. Tuy nhiên, theo tôi, sân golf và sân bay không phải lúc nào cũng chỉ là một vấn đề, nếu không tách bạch chưa chắc đã có thể đưa ra được chính sách đúng.

Sân golf là vấn đề tham nhũng và sự tích lũy hoang dã của các nhóm tư bản thân hữu, liên quan đến việc chuyển mục đích sử dụng đất quân đội. Sân bay là vấn đề dự báo chiến lược liên quan đến tương lai của vùng tam giác phát triển Sài Gòn – Đồng Nai – Vũng Tàu. Tôi không phải là một người nghiên cứu về hàng không để có thể đưa ra một đánh giá đúng về việc xây dựng sân bay Long Thành hay mở rộng Tân Sơn Nhất. Tôi chỉ xin nhắc lại vấn đề đất quân sự, đề tài mà tôi đã viết từ năm 1989 và dành hẳn một tiểu mục trong Bên Thắng Cuộc.

Tiếp tục đọc

Đốt đuốc mới tìm được ông Trương Quang Nghĩa

Tác giả: theo FB Nguyễn Ngọc Chu (Ts Toán học)

.KD: Trong thế giới đa chiều, và IT phát triển, dân trí XH đã nâng cao hơn trước nhiều. Ngay lập tức người ta sẽ hiểu quan chức nào là vì dân, hay cơ hội, hay khôn khéo che chắn cho lợi ích nhóm để giữ cái ghế của mình.

——————— 

Nói rằng mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất lên phía Bắc là hoàn toàn không khả thi, thì một vạn lần ông Trương Quang Nghĩa phải từ chức.

1. Thời còn tại vị chức Bộ trưởng Bộ GTVT, ông Đinh La Thăng đã phải nhắm mắt bịt tai, không đả động gì đến việc mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất, mà chì cổ suý cho Long Thành. Đó đã là tội lớn.

2. Nay ông Trương Quang Nghĩa lại còn to gan khẳng định rằng, mở rộng sân bay TSN lên phía Bắc là hoàn toàn không khả thi – thì đã vừa antonym của “quá thông minh”, lại còn kèm theo liều lĩnh. Đó là hai lần tội lớn.

3. Không có anh trai là ông Trương Quang Được – cựu UV BCT, thì ông có lên được chức Bộ trưởng Bộ GTVT không? Tưởng trong ông còn rơi vãi chút nghĩa khí của người Đất Quảng, ai ngờ ông đã “tù” lại còn không có dũng khí.

Tiếp tục đọc

Chỉ vì một cái sân golf mà làm phiền cả nước?

Tác giả: A.T
.
KD: Bạn bè gửi cho bài viết này. Xin đăng nguyên văn nhận xét xung quanh các bài về chủ đề sân Golf: Có lẽ bài viết/ lời bình của Đại tá – Phi công Nguyễn Thành Trung  là hay nhất: Chỉ vì một cái sân Golf mà làm phiền cả nước?.
Như ông đề nghị, hãy vì an toàn bay mà giải quyết dứt điểm vấn đề sân golf trong sân bay Tân Sơn Nhất. Xin lưu ý: Vì an toàn bay chứ không vì có mở rộng được sân bay ra phía Bắc hay không (như trình bày của ông Bộ trưởng Nghĩa: Không thể nới Tân Sơn Nhất lên phía bắc( (Nat).
 .
Khổ nỗi, vấn đề là trong sân Golf nó có… lợi ích các nhóm lợi ích. Vì vậy mà nó rình rang, né tránh khôn khéo. Đâu phải cách nghĩ thẳng thắn như của Đại tá phi công Nguyễn Thành Trung.
 .
Còn nếu đúng như Phát ngôn của Tướng Lâm Quang Đại, “Sẽ thu hồi sân golf Tân Sơn Nhất bất cứ lúc nào” thì vấn đề sẽ trở nên đơn giản hơn rất nhiều?
 Đại tá – Phi công Nguyễn Thành Trung đề nghị, hãy vì an toàn bay mà giải quyết dứt điểm vấn đề sân golf trong sân bay Tân Sơn Nhất và ông cũng băn khoăn “không hiểu tại sao chỉ vì một cái sân golf mà làm phiền cả nước?”.
 
Đại tá phi công Nguyễn Thành Trung nhận định việc một sân golf nằm trong sân bay như Tân Sơn Nhất (TP.HCM) chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến an toàn bay. Ông nói trên Dân Việt hôm 9.6, giữa lúc dư luận đang hướng đến sự việc sân bay Tân Sơn Nhất thường xuyên bị quá tải nhưng lại có một sân golf 36 lỗ nằm bên trong sân bay. 

Tiếp tục đọc

Những thay đỏi mới về cách nhìn nhận Lịch sử Việt Nam

Tác giả: Đinh Khắc Thiện

..KD: Bạn bè gửi cho một bài bàn về vấn đề sự thật lịch sử từ một Blog cá nhân, nhân một sự kiện thông tin khoa học. Cuối cùng, “những gì của Xeda vẫn phải trả lại cho Xeda”.

.Nhưng mặt khác, đến lúc nào đó, hậu thế của chúng ta cũng sẽ mổ xẻ lịch sử VN đương đại, xem xét ‘thành tích dựng nước, giữ nước” hôm nay của cha anh họ. Liệu hậu thế sẽ ngẩng đầu kiêu hãnh hay cúi đầu tủi hổ???  😦


GS.NGND. Phan Huy Lê trình bày tham luận tại buổi công bố. GS cho biết một bộ sử Việt mới gồm 25 tập sẽ được công bố nay mai !(Ảnh của báo Tiền Phong)

Ngày 22/2/2017 tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo trung ương tổ chức buổi thông tin khoa học “Một số thành tựu mới trong nghiên cứu lịch sử Việt Nam” do GS.NGND Phan Huy Lê – chủ tịch danh dự Hội Khoa học lịch sử Việt Nam, trình bày.

GS Phan Huy Lê đã công bố những thành tựu mới trong nghiên cứu lịch sử Việt Nam. Nhưng có lẽ đặc biệt nhất trong buổi lễ này là lần đầu tiên trong nhiều thập kỷ Hội khoa học lịch sử và Ban tuyên giáo trung ương – là hai cơ quan cao nhất của nhà nước về Khoa học Lịch sử và Tuyên giáo đã chính thức công bố “Ghi nhận công lao nhà Nguyễn”, xác nhận đã có “ Những khoảng trống lịch sử” trong việc dạy và học môn lịch sử bấy lâu nay tại nước ta.

Đồng thời tại buổi lễ này Hội Khoa học Lịch sử và cơ quan Tuyên giáo của Đảng cũng đã “Xác lập một quan điểm lịch sử mới”.

Với tư cách là người chịu trách nhiệm cao nhất về chuyên môn, GS.NGND Phan Huy Lê – chủ tịch danh dự Hội Khoa học lịch sử Việt Nam – ông đồng thời là diễn giả chính, công bố những thông tin mới về khoa học lịch sử – “Một số thành tựu mới trong nghiên cứu lịch sử Việt Nam”. Đã có nhiều thành tựu mới được công bố, nhiều quan điểm và chủ đề khác nhau được giới thiệu trong dịp này, nhưng trong giới hạn của bài viết tôi chỉ xin giới thiệu 03 chủ đề chính được nêu ra trong lần công bố này, đây cũng là 03 chủ đề được công luận và giới nghiên cứu đặc biệt quan tâm nhất :

Di tích Ngọ môn tại Hoàng thành huế

  1. Chính thức ghi nhận công trạng của nhà Nguyễn

Theo đó, GS Phan Huy Lê đã tuyên bố: “Một trong những công lao rất lớn của chúa Nguyễn và nhà Nguyễn là mở mang bờ cõi, thống nhất đất nước, khai phá đồng bằng sông Cửu Long. Năm 1757 chúa Nguyễn đã định hình được lãnh thổ Việt Nam mà về cơ bản gần giống như lãnh thổ Việt Nam hiện nay từ phía Bắc vào Cà Mau, từ Tây nguyên ra biển, bao gồm cả vùng biển, các đảo ven bờ và hai quần đảo Hoàng Sa – Trường Sa. Nhà Nguyễn có công rất lớn trong việc hình thành và định hình một nhà nước thống nhất và xác lập lãnh thổ – không gian sinh tồn của nước Việt Nam. Công lao nhà Nguyễn về phương diện này không thể chối cãi. Đã đến lúc cần nhìn rõ công, tội của nhà Nguyễn”.

Tiếp tục đọc

Nhất thể hóa theo mô hình tổng thống lưỡng tính

Tác giả: Nguyễn Sĩ Dũng

.KD: Những vấn đề mới nhất rất đáng chú ý. Và như thường lệ, “Lý luận” đi trước… dọn trường. Chỉ mong đừng như lý luận kinh tế thị trường định hướng XHCN, kỳ quái!

.Nhưng khái niệm “lưỡng tính” nghe như chuyện… sinh sản, kỳ kỳ  😀   . Như vậy, nếu nhất thể hóa mô hình tổng thống sẽ kéo theo cấu trúc nhà nước cũng phải thay đổi- hay Nguyễn Y Vân? Đây là vấn đề rất lớn. Đòi hỏi các nhà lý luận, nghiên cứu cũng phải vào cuộc

——————-

Nhất thể hóa theo mô hình tổng thống lưỡng tính về cơ bản cũng giống như nhất thể hóa theo mô hình đại nghị. Điểm khác cơ bản nhất ở đây là Đại hội Đảng không bầu ra người đứng đầu Đảng để dẫn dắt cuộc bầu cử vào Quốc hội, mà bầu ra người đứng đầu Đảng để ứng cử vào chức danh Tổng thống (hay theo truyền thống của nước ta, gọi là Chủ tịch nước cũng được). Ứng cử viên được lựa chọn thông thường phải là người đã chủ trì trong việc hoạch định đường lối của Đảng cho nhiệm kỳ 5 năm tới và sẽ là người căn cứ vào đường lối đó mà vận động bầu cử cho mình.


Tòa nhà Quốc hội Việt Nam trên Đường Độc Lập, quận Ba Đình, Hà Nội.

Tổng thống trong mô hình tổng thống lưỡng tính do toàn dân bầu ra nên độc lập với Quốc hội và không chịu trách nhiệm trước Quốc hội. Với một chế định mang tính chất như vậy, nếu chúng ta lựa chọn mô hình này để nhất thể hóa, thì việc sửa đổi Hiến pháp là một nhu cầu bắt buộc. Ngoài ra, việc sửa đổi Hiến pháp còn rất cần thiết để bổ sung thêm quyền lực hành pháp cho Tổng thống, vì trong mô hình tổng thống lưỡng tính, quyền hành pháp nằm phần lớn trong tay Tổng thống.

Tiếp tục đọc

Giải cứu “Văn hóa”

Tác giả: Xuân Dương

..KD: Xét cho cùng, xã hội nào… quan trí ấy. Điều nguy hiểm nhất, văn hóa còn, dân tộc còn. Mà văn hóa QG này trong tay những vị quan chức “dở thằng, dở ông” thì không hiểu nước Việt này sẽ có diện mạo ra sao? Không chỉ đau, mà còn thấy tủi nhục

————- 

Liệu có thể khẳng định cách nói “30% công chức cắp ô” không còn đúng nữa, 30% ấy không chỉ lười biếng mà còn dốt nát, cả trong chuyên môn lẫn đối nhân xử thế.

Theo tên gọi Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thì “Văn hóa” xếp đầu tiên, có lẽ vì thế nên trong quan niệm dân gian, bà con đều nghĩ rằng “văn hóa” của cơ quan này chắc là rất cao, cao hơn các cơ quan cùng cấp khác.

Nếu mà căn cứ vào thực tế “tai nghe, mắt thấy” mấy năm vừa rồi thì hình như dân chúng đang bị nhầm, đang hơi tiếc vì tốn khá nhiều tiền thuế để nuôi bộ máy có đến “mấy chục phần trăm văn hóa cao” khác thường này.

Sở dĩ nói “mấy chục phần trăm” vì bình thường ra, như Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trước đây nhận định là “khoảng 30% không có cũng được”, tuy nhiên với những biểu hiện mấy năm nay thì tại Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chắc không phải là con số bình quân 30% như cả nước.

Tiếp tục đọc