Mỗi bà vợ bằng ba cảnh sát?

Tác giả: Liên Hà (Hà Nội ngàn năm)

.KD: Nhưng rút cục, các…. tội phạm vẫn trốn thoát và tự do theo cách của họ  😀

————–

Đàn ông là người nhóm lửa, đàn bà là người giữ lửa. Tôi không nhớ câu ấy có xuất xứ từ đâu nhưng càng ngẫm càng thấy phải. Có điều, rất nhiều người trong chúng ta không (hoặc chưa) ngộ ra được điều ấy nên “tổ ấm” đã trở thành “tổ kiến lửa”. Khi xảy ra sự cố, phần đông phụ nữ cảm thấy mình bị đối xử tệ bạc, bất công, thiệt thòi. Có lẽ cũng không phải là sai, nhưng cũng không hoàn toàn đúng. “Tiên trách kỷ…”

Mỗi bà vợ bằng ba cảnh sát?

ChịA, anh H là một cặp đẹp như mộng. Chị xinh đẹp, anh tài giỏi. Họ đã có một thời yêu nhau lãng mạn, rồi đám cưới tưng bừng, sau đó hai đứa con trai ra đời. Kinh tế gia đình họ xưa cũng gian khó như mọi nhà, rồi dần dần đi lên, nay đã bề thế lắm. Người ngoài nhìn vào cứ bảo hạnh phúc thật là đủ đầy như trăng mười sáu (còn hơn cả trăng rằm nhé).

Tiếp tục đọc

FLC và “vấn nạn tập đoàn kinh tế tư nhân”

Tác giả: TS.Nguyễn Quang A (viết riêng cho Dân Việt)

.KD: Các tập đoàn kinh tế tư nhân này cũng chèn ép các doanh nghiệp tư nhân khác gây ra sự phát triển méo mó của khu vực kinh tế tư nhân với sự đồng lõa vô tình hay hữu ý của chính quyền các cấp. Thí dụ về người dân Sầm Sơn, Thanh Hóa phản đối việc giao đất cho “tập đoàn FLC” mới đây chỉ là một trong muôn vàn thí dụ….Chính sách phát triển các tập đoàn kinh tế nhà nước đã thất bại. Chủ trương khuyến khích, phát triển các tập đoàn kinh tế tư nhân là đúng, nên ủng hộ, nhưng phải chấn chỉnh những lêch lạc rất nguy hiểm (Nguyễn Quang A).

.Bài của TS Nguyễn Quang A mang tính dự báo, và chỉ ra những sự “cấu kết” mới, nguy hiểm không kém. Rút cục chỉ người dân thiệt đơn thiệt kép. Trong khi cơ quan giám sát thì không thấy đâu

————- 

 Việc xây dựng tập đoàn kinh tế nhà nước từ cuối 2005 đến nay đã hơn 10 năm. Vào đỉnh điểm đã có 13 tập đoàn kinh tế nhà nước. Các doanh nghiệp tư nhân cũng noi theo tật vĩ cuồng này và rất nhiều công ty tư nhân cũng gắn từ “tập đoàn” vào tên mình.   

flc va “van nan tap doan kinh te tu nhan" hinh anh 1

FLC trong một lần ký kết ghi nhớ đầu tư với Thanh Hóa

10 năm trước, trên Lao động (3.4.2006) tôi đã bàn về hiện tượng này và kết luận “hãy để cho bất cứ doanh nghiệp nào trở thành “tập đoàn” nếu nó tự phát triển một cách tự nhiên trên cơ sở cạnh tranh bình đẳng, còn nếu lại phân loại về mặt pháp lý các nhóm công ty thành loại thường và loại đặc biệt thì chỉ tạo ra sự bất bình đẳng trong môi trường kinh doanh mà thôi.” 

>> XEM THÊM: Vụ dân phản đối giao đất cho FLC: Khởi tố vụ án hình sự

Sau đó tôi đã phân tích chính sách này và cảnh báo về sự thất bại không tránh khỏi của các tập đoàn kinh tế nhà nước. Lập luận chính của tôi khi đó là: việc sao chép các mô hình keiretsu của Nhật Bản và chaebol của Hàn Quốc vào Việt Nam là không thích hợp, chúng đã lỗi thời; bản thân chúng là các nhóm công ty tư nhân chứ không phải doanh nghiệp nhà nước; chúng phải cạnh tranh trên thị trường quốc tế và có ràng buộc ngân sách cứng (không được ưu ái); còn các tập đoàn kinh tế nhà nước ở Việt Nam không phải cạnh tranh và được nhà nước ưu ái, được nhà nước cứu vớt nên ỷ lại cho nên không hiệu quả và không hiệu thì nhất định thất bại.

Tiếp tục đọc

Người Hà Nội đang ăn bẩn độc, hít bụi, ngắm sông đen

Tác giả: Cúc Phương

.KD: Cho thêm phần…. thanh lịch Tràng An  😀

————–

Hà Nội đã bị ô nhiễm nghiêm trọng, bụi có khả năng đi sâu vào phế nang phổi tăng cao, rau thịt nhiễm chất cấm tăng báo động.

Theo số liệu của Trung tâm quan trắc môi trường (Tổng cục Môi trường) từ ngày 27/2 đến 2/3, giá trị bụi có đường kính động học  ≤10µm (MP10) và ≤2,5µm (PM2,5) tăng nhanh.

Đây là những loại bụi siêu nhỏ, có khả năng đi sâu vào phế nang phổi, ảnh hưởng đến hệ hô hấp.

Theo đó, giá trị PM10 trung bình ngày cao nhất là 160 µg/m3 vào ngày 29/2, vượt quy chuẩn cho phép một lần (150 µg/m3). Trong khi PM2,5 đều vượt giới hạn cho phép ở tất cả các ngày, trong đó thời điểm cao nhất cũng rơi vào 29/2 với giá trị là 89 µg/m3, vượt gần 2 lần quy chuẩn cho phép.

Nguoi Ha Noi dang an ban doc, hit bui, ngam song den
Diễn biến nồng độ PM10 và PM2,5 trung bình 24h từ ngày 27/2 đến ngày 2/3. Ảnh: Trung tâm quan trắc môi trường.

Bên cạnh đó, Chỉ số chất lượng không khí (AQI) cũng khá cao, dao động trong tuần là từ 122 đến 178. Theo thang đánh giá với tác động sức khỏe con người, nếu chỉ số AQI ở mức 51-200 thì nhóm nhạy cảm với ô nhiễm môi trường nên hạn chế ở bên ngoài; AQI trên 300, mọi người nên ở trong nhà. Tiếp tục đọc

“Xe cán bộ cao cấp được ưu tiên khi xảy ra tai nạn nghe rất phản cảm”

Tác giả: Quốc Toản

KD: Đến chết, hoặc tai nạn, thì cũng vẫn đặc quyền đặc lợi. Chả trách XH hoành hành chuyện bằng rởm, để còn chạy ghế. Những chính sách vĩ mô bao giờ cũng điều chính sự phát triển và tạo ra nền tảng văn hóa- đạo lý sống của XH. Hưng thịnh hay suy vong cũng từ đó mà ra. Nếu không chả lẽ tại dân hết?

——————

Nhiều ý kiến cho rằng dự thảo luật quy trình điều tra, giải quyết tai nạn giao thông, CSGT được quyền “ưu ái” lái xe của quan chức cao cấp nghe rất phản cảm.

Đọc thêm: Đâu là những hạn chế, yếu kém trong nhiệm kỳ của Chính phủ?

Xe của quan chức cao cấp được “ưu ái”?

Theo đó, Bộ Công an vừa ban hành Dự thảo, lấy ý kiến về Thông tư quy định quy trình điều tra, giải quyết tai nạn giao thông đường bộ của cảnh sát giao thông.

Dự thảo gồm 4 chương và 31 điều, quy định về nguyên tắc, trình tự và những tình huống cụ thể khi giải quyết tai nạn giao thông…

Điểm đáng chú ý là, tại Điều 22, Chương 3 của Dự thảo đề cập về quy định một số tình huống cụ thể trong điều tra, giải quyết tai nạn giao thông đường bộ.

Theo đó, nếu tai nạn giao thông liên quan đến cán bộ cao cấp của Đảng, Nhà nước thì hướng giải quyết được quy định theo 2 phương án.

Nếu phương tiện giao thông của cán bộ cao cấp đó vẫn hoạt động được, đủ điều kiện tham gia giao thông thì lập biên bản về vụ tai nạn, ghi biển số xe, giấy đăng ký xe, giấy phép lái xe của người điều khiển phương tiện, đánh dấu vị trí phương tiện, ghi nhận vị trí các dấu vết trên phương tiện, chụp ảnh hiện trường, quay camera (nếu có).

Tiếp tục đọc

Ấn tượng trong tuần: Vô cảm, resort và sự ‘vô phép’!

Trong tuần này, ngẫu nhiên có quá nhiều vụ việc liên tiếp xảy ra, liên quan đến một trạng thái tình cảm con người vốn bị xã hội luôn lên án. Đó là sự vô cảm. Đã vô cảm, đương nhiên là xấu. Nhưng dường như nguồn gốc sinh ra sự vô cảm không phải chỉ có tâm tính con người. Mà nhiều khi còn có cả sự cộng sinh vô tình của pháp luật, lẫn trách nhiệm con người v.v… và v.v…

Nước mắt khóc cho xã hội?

Khi viết những dòng này, người viết bài đã không ít lần rơi nước mắt vì phải đọc lại vụ việc thương tâm mới xảy ra ở phố Ái Mộ (Bồ Đề- Long Biên- HN) khiến cả XH bị sốc nặng. Đó là vụ chiếc xe Camry vượt sai làn đường gây tai nạn thảm khốc khiến cho cùng lúc hai ông cháu T.V.T (64 tuổi), bé T.G.H (06 tuổi), và bà N.T.T (47 tuổi) tử vong.

Khỏi phải nói, nước mắt của mẹ bé T.G.H đã cạn kiệt, vì nỗi đau quá lớn, liên tiếp ập xuống với người đàn bà trẻ. Trước đó hai năm, chồng chị bị mất vì tai nạn giao thông, nay lại mất tiếp bố chồng, và nhất là bé T.G.H, đứa con gái bé bỏng mới 06 tuổi. Những dòng stt trên FB của người mẹ đau thấu tâm can….

Nhưng điều khiến cả XH sốc nặng không chỉ là vụ tai nạn cướp đi cùng lúc sinh mạng 03 người vô tội. Sau nước mắt chia sẻ nỗi đau đồng loại, là sự bất bình về chính sự vô cảm của con người.

Resort Ba Vì, Hà Nội, Ấn tượng trong tuần, Kỳ Duyên, nhà báo Kim Dung, tai nạn Camry, Tai nạn giao thông,
Vụ tai nạn ở Ái Mộ, Gia Lâm, Hà Nội khiến cộng đồng xôn xao 

Bạn đọc sẽ cảm nhận gì khi đọc được những dòng chữ mà cô giáo của Trường tiểu học Ngọc Lâm, nơi bé T.G.H học, chứng kiến tại chỗ:

Tiếp tục đọc