Nhà vệ sinh công cộng giữa thủ đô: vừa bẩn, vừa thiếu

 Tác giả: Theo Tuổi trẻ
.
KD: Hà Nội duyên không? Mà toàn nhà vệ sinh “dát vàng” đó  😀
————–

Có phải sau vụ người đàn ông dừng ô tô vô tư “đái bậy” trên đường phố Hà Nội, người ta mới chợt nhận ra hệ thống nhà vệ sinh công cộng giữa thủ đô vừa thiếu, vừa mất vệ sinh nghiêm trọng.

Nhà vệ sinh công cộng giữa thủ đô: vừa bẩn, vừa thiếu - Ảnh 1.

Nhà vệ sinh ở phố Quán Sứ mất số niêm yết giá – Ảnh: Hà Thanh

Vụ việc người đàn ông dừng ô tô vô tư “đái bậy” trên phố Huỳnh Thúc Kháng (Hà Nội) mới đây ngoài yếu tố văn hóa ứng xử bị cộng đồng lên án, có một thực trạng phải thừa nhận mà người dân bức xúc từ lâu, đó là hệ thống nhà vệ sinh công cộng (VSCC) giữa thủ đô vừa thiếu, vừa mất vệ sinh nghiêm trọng…

Đã bẩn còn bị “ăn chửi”

Chỉ trong một thời gian ngắn không khó để bắt gặp nhiều người tè bậy “mọi lúc, mọi nơi” quanh khu vực bến xe Mỹ Đình. Ngoài câu chuyện ý thức của người dân thì một trong những lý do dẫn tới hành vi phản cảm đó là bởi nhà VSCC tại khu vực này vừa thiếu, vừa bẩn.

“Nếu không phải vội đón xe đi thì chẳng bao giờ tôi ghé nhà vệ sinh ở đây vì bẩn thỉu, thái độ nhân viên phục vụ lại rất hống hách”, anh Phạm Anh Tú (quê Nam Định, một hành khách tại đây) bức xúc.

Tiếp tục đọc

Vì sao VN in sách ca ngợi Đặng Tiểu Bình?

.KD: Vụ này, quả thật không hiểu nổi vì sao hai NXB của nước Việt lại làm cái việc ô nhục đến vậy. Sự thiếu nhạy cảm về chính trị lạ lùng. Chả lẽ trong mắt các vị chỉ có tiền và tiền mới là giá trị?

———————-

Dư luận cả nước Việt Nam mới đây xôn xao về cuốn sách do Nhà xuất bản Lao Động ấn hành năm 2015, nhan đề “Đặng Tiểu Bình – một trí tuệ siêu việt.”

Tò mò, tôi tìm đọc và ngã ngửa bởi thấy thật hổ thẹn cho sự kém cỏi, u mê của mình: Cuốn sách thảm họa ấy thực ra là tái bản.

Cuốn tôi có trên tay do Nhà xuất bản Văn hóa – Thông tin in từ năm… 2003(!), dày 600 trang, giá 60.000 đồng. Các tác giả là Lưu Cường Luân, Uông Đại Lý; dịch giả là Tạ Ngọc Ái, Nguyễn Viết Chi.

Thế mới biết cái gọi là sự “quan tâm” đối với vận nước, nỗi nhà của trí thức thời nay (trong đó có tôi) đáng thất vọng đến mức nào…

Trước hết, phải ghi nhận rằng Đặng Tiểu Bình là một trong những nhân vật chính trị nổi bật của nửa sau thế kỷ XX, công lao và tài năng của ông ta “rất đáng được ca ngợi” – dĩ nhiên, khi kẻ dịch, kẻ cho in đều là người… Trung Quốc. Tiếp tục đọc

Hòn ngọc Viễn Đông ‘mất duyên’

Tác giả: Trà Mi (VOA)

.KD: Thật ra chả cứ Sài Gòn, mà Hà Nội từ lâu cũng chả còn duyên. Nhưng mặc sự mất duyên, HN vẫn cứ là Thủ đô đó, làm gì nhau? Ồn ào, xô bồ, bụi bặm, kẹt xe vô phương cữu chữa. Còn nếu va nhau thì “người HN thanh lịch” sẵn sàng nhảy xổ vào nhau phô diễn “cái duyên” sức mạnh 😀

——————-

SG

Sài Gòn, nơi từng được mệnh danh là ‘Hòn ngọc Viễn Đông’, đang ngày càng kém duyên và biến thành một đô thị xô bồ, ô nhiễm. Những ngợi khen về con người Sài Gòn chân tình, hào sảng đang dần mất dạng để nhường chỗ cho một xã hội bon chen, trộm cướp hoành hành.

Vì đâu nên nỗi? Làm cách nào lấy lại được những tiếng thơm đã mất và khôi phục lại vẻ đẹp vốn có của thành phố năng động này?

Đó là chủ đề của Tạp chí Thanh Niên VOA hôm nay, với 3 khách mời là những cư dân trẻ của Sài thành: Phạm Văn Lộc, Nguyễn Trần Hoàng, và Hoàng Kim Sơn. Mời các bạn cùng gặp gỡ.

Hòn ngọc Viễn Đông ‘mất duyên’

Trà Mi: Các bạn thấy hình ảnh Sài Gòn ngày nay khác xưa thế nào?

Phạm Văn Lộc: Sài Gòn bây giờ đã thay đổi rất nhiều, một thành phố khói bụi ô nhiễm, và đã mất đi nét văn minh của Sài Gòn xưa từ cách ứng xử của từng người. Ra đường chỉ cần một va quẹt nhỏ là người ta ứng xử với nhau thiếu văn hóa. Tiếp tục đọc

Tình trạng hỗn loạn vô chính phủ sắp diễn ra trên lục địa Á- Âu

Tác giả:  Robert D. Kaplan. Trung tâm nghiên cứu An ninh Hoa Kỳ. Tác giả nhiều cuốn sách và bài báo nổi tiếng. (Phạm Gia Minh dịch)

.KD: Những dự báo rất đáng lo ngại

———————

.Những rủi ro đến từ sự yếu đi của Trung Quốc và Nga

Khi mà Trung Quốc quả quyết tự khẳng định chủ quyền trên các vùng biển lân cận và nước Nga tiến hành cuộc chiến ở Syria, Ucraina thì người ta dễ nghĩ rằng hai siêu cường với lãnh thổ rộng lớn bao phủ lục địa Á-Âu đang đưa ra những tín hiệu về sức mạnh mới được củng cố của mình. Thế nhưng điều ngược lại mới đúng: Trung Quốc và Nga càng ngày càng cố trương cơ bắp không phải vì họ mạnh mà chính vì đang yếu. Khác với nước Đức Nazi phát xít, sức mạnh trong nước của nó vào những năm 1930 đã tiếp nhiên liệu cho hành động xâm lược quân sự ở nước ngoài. Còn những thế lực xét lại của ngày hôm nay thì đang trải qua hiện tượng ngược lại. Ở Trung Quốc và Nga tình trạng bất ổn trong nước đang nuôi dưỡng tâm lý hiếu chiến. Điều này đánh dấu một bước ngoặt lịch sử: lần đầu tiên kể từ khi bức tường Béc linh sụp đổ Hoa Kỳ lại thấy mình đang cạnh tranh với các siêu cường.

Thực trạng kinh tế ở cả Trung Quốc và Nga đều đang xấu đi một cách không cưỡng lại được. Kể từ khi giá năng lượng sụt giảm vào năm 2014 nước Nga liền bị cuốn vào một cuộc suy thoái nghiêm trọng. Trung Quốc trong khi đó đã bước vào giai đoạn đầu của thời kỳ được hứa hẹn sẽ là một cuộc chuyển đổi dữ dội để chia tay với tốc độ tăng trưởng GDP hai con số; sự đổ vỡ của thị trường chứng khoán vào mùa hè năm 2015 và tháng Giêng 2016 chắc chắn chỉ là một sự nếm trải đôi chút trước khi bước vào những cuộc đổ vỡ tài chính sắp diễn ra. Tiếp tục đọc