Ai tử tế hơn ai?

Tác giả: St

KD: Bạn bè gửi cho mình bức ảnh này. Mình vốn yêu quý loài vật vô cùng nên nhìn bức ảnh này thương con bò tót quá. Thương xót quá loài vật. Và ghét quá con người lắm trò chơi ác độc, chỉ vì thú ích kỷ của mình  😦
——————
image
Bức ảnh đáng kinh ngạc này đã ghi lại thời khắc cuối cùng trong sự nghiệp thi đấu của đấu sĩ Matador Torero Alvaro Munera
Giữa “trận đấu” dở dang, anh suy sụp vì hối hận khi nhận ra rằng mình không thể ép buộc con thú hiền lành kia chống trả. Dù phải chịu đựng nhiều vết thương đau đớn, con bò tót – với máu nhỏ giọt trên mõm và thanh kiếm găm trên mạng sườn – vẫn một mực không chịu tấn công đối phương.
Sau trận đấu, đấu sĩ Torero Munera đã trả lời phỏng vấn rằng:

Tiếp tục đọc

Căn hầm đá chứa 5.000 tấn vàng bất khả xâm phạm

Tác giả: Theo Trí thức trẻ

.KD: Những thông tin hấp dẫn và thú vị.  Xin đăng lên để bạn đọc chia sẻ  😀

————

Được trang bị cánh cửa nặng 90 tấn, có khả năng chống bom nguyên tử… những căn hầm chứa hàng nghìn tấn vàng hay hạt giống này là bất khả xâm phạm!

Việc đột nhập vào những căn hầm hay khu trú ẩn đặc biệt của chính phủ, tư nhân hoặc quân đội vô cùng khó khăn, không hề đơn giản như trong những bộ phim của Hollywood.Sau đây là danh sách những căn hầm được xem là bất khả xâm phạm:

Fort Knox – Hầm dữ trự của chính phủ Mỹ

Thực chất đây là một tòa lâu đài với an ninh vô cùng nghiêm ngặt. Có khoảng 5.000 tấn vàng trong Fort Knox.

Căn hầm được xây dựng bởi những tảng đá nguyên khối. Bức tường có bề dày gần 1,2 mét và được gia cố thêm bởi khung thép.

hầm đá, căn hầm đá, chứa 5.000 tấn vàng, bất khả xâm pham, bom nguyên tử cũng bó tay
Fort Knox nhìn từ phía ngoài.

Bảo vệ tòa nhà là đội ngũ bảo vệ được trang bị cả súng máy và hệ thống an ninh hiện đại. Xung quanh là bốn hàng rào thép gai, hai trong số chúng có gắn điện. Gần đó là doanh trại quân đội với 30.000 lính vũ trang.

Tiếp tục đọc

Đường ống sông Đà 2: Dấu hiệu ưu ái thầu Trung Quốc?

Tác giả: Châu An

.“Ngay cả đến Ấn Độ cũng chưa sản xuất đường kính 1m8, không sử dụng mà Việt Nam lại áp dụng, muốn giá thấp, như vậy có phải là tự mình làm khó mình, tự chỉ định giới hạn nhà thầu tham dự?” – Ts Nguyễn Xuân Thủy nhấn mạnh.

——————

Nếu xét về mặt công nghệ đường ống nước, không nhất thiết phải sử dụng ống có đường kính 1m8, ở mức 1m6 vẫn có thể sử dụng.

Tại sao phải chọn ống đường kính 1m8?

Công ty cổ phần nước sạch Vinaconex- Viwasupco, đơn vị chủ đầu tư dự án nước Sông Đà giai đoạn II đã lựa chọn nhà thầu Trung Quốc cung cấp ống gang dẻo cho dự án.

Giải thích cho việc lựa chọn nhà thầu, Vinaconex lên tiếng nói rõ vì họ là công ty tư nhân, tự bỏ vốn ra để làm dự án, không dùng đến tiền ngân sách, nên phải cân đối bài toán đầu tư sao cho hiệu quả, nghĩa là tìm đường ống sao có giá phù hợp nhất, nên mới chọn Trung Quốc, thay vì Mỹ hay Nhật Bản, vì giá thành thường đắt gấp 3 – 5 lần.

Thầu Trung Quốc làm đường ống sông Đà: Điểm yếu Việt Nam

Trước những thông tin trên, trao đổi với Đất Việt, TS Nguyễn Xuân Thủy – Nguyên Giám đốc nhà xuất bản giao thông cho rằng, bản thân ông vô cùng khó hiểu khi Hà Nội tiếp tục giao dự án triển khai đường ống nước sông Đà giai đoạn 2 cho Vinaconex. Tiếp tục đọc

Chuyện ít biết về 12 thành viên Tổ tư vấn Thủ tướng

Tác giả: Nguyên Khôi

Tổ tư vấn của Thủ tướng gồm những ai? Công việc của họ thế nào? Đó là những thông tin không phải ai cũng biết. 

——————– 

Kết thúc phiên họp Chính phủ tháng 3.2016, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nói chia tay với các thành viên Chính phủ trước khi Quốc hội bầu tân Thủ tướng vào đầu tháng 4 tới. Thủ tướng chúc 15 người nghỉ chính sách cố gắng giữ gìn sức khỏe, tiếp tục đóng góp cho Đảng, cho dân. Thủ tướng đã tặng quà cho tất cả các thành viên Chính phủ (các bộ trưởng và thủ trưởng cơ quan trực thuộc Chính phủ) và tiếp đó là tất cả các thành viên của Tổ tư vấn của Thủ tướng.
 chuyen it biet ve 12 thanh vien to tu van thu tuong hinh anh 1
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3.2016. Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Riêng về Tổ tư vấn, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói: “Đồng chí Trương Đình Tuyển nói với tôi hôm nay Chính phủ chưa phải kết thúc, nhưng về nhiệm vụ thì Tổ tư vấn đã hoàn thành, nên tổ tư vấn cũng xin thôi”.

Tiếp tục đọc

7 nỗi lo lớn của dân tộc, lo cả ngoại xâm và nội xâm

Tác giả: Ngọc Quang

.KD: Tự nhiên nghĩ lan man,  văn hóa- đạo lý XH đều đang suy thoái, thậm chí một quan chức cấp cao khi làm việc với mình kêu lên: Mạt rồi chị ơi! Vậy thì do đâu, tại ai? 

————-

 Đó là Trung Quốc xâm phạm chủ quyền; lo quốc nạn tham nhũng; lo kỷ luật, kỷ cương không nghiêm; lo suy thoái đạo đức xã hội…mà đại biểu Võ Thị Dung nêu.

Sáng nay (28/3), Đại biểu Võ Thị Dung đã khiến nghị trường sôi động hẳn lên khi đề cập tới 7 vấn đề hệ trọng mà đất nước đang phải đối mặt: 

Thứ nhất là nỗi lo về ngoại xâm. Trung Quốc đã ngang nhiên xâm chiếm biển đảo của nước ta, trước đây là quần đảo Hoàng Sa, nay là một số đảo thuộc quần đảo Trường Sa.

Đảng và Nhà nước đã có một số chủ trương đấu tranh kiên quyết, kiên trì bằng biện pháp hòa bình, nhưng họ thì ngày càng lấn tới. Đó là nỗi lo lớn về đại sự quốc gia.

Tiếp tục đọc

Muốn thành đại gia: Phải được ưu đãi ngầm, quan hệ thân tín

Tác giả: Theo PV/ Infonet

.Tình trạng “thương mại hóa quan hệ với nhà nước” với một số những ưu đãi ngầm khiến các lợi ích kinh tế chỉ đạt được nhờ quan hệ “thân tín”.

.Đây là lời nói thẳng của ông Phạm Đình Đoàn, Chủ tịch Tập đoàn Phú Thái  tại hội thảo quốc tế “Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và đổi mới, phát triển DN”. 

————–

Muon thanh dai gia: Phai duoc uu dai ngam, quan he than tin hinh anh 1
Ông Phạm Đình Đoàn, Chủ tịch Tập đoàn Phú Thái.

Những lời nói thẳng

Ông Phạm Đình Đoàn, Chủ tịch Tập đoàn Phú Thái nêu thực tế có thể cần 20 năm nữa thu nhập bình quân đầu người Việt Nam mới bằng mức thu nhập bình quân của thế giới và cảnh báo tình trạng “thương mại hóa quan hệ với nhà nước” với một số những ưu đãi ngầm. Điều này, theo ông Đoàn, khiến các lợi ích kinh tế chỉ đạt được nhờ quan hệ “thân tín” với cơ quan công quyền, chứ không phải năng lực và nỗ lực của DN.

Tiếp tục đọc

Những điểm yếu của sĩ phu Việt

Tác giả: Nguyễn Cảnh Bình (Tia Sáng)

.KD: Điều lẽ ra họ phải làm, dù trong vai trò là quan chức trong bộ máy, hay khi không được trọng dụng và trở thành người trí thức tự do, là luôn chủ động nỗ lực sáng tạo ra những tri thức vượt trội, những kiến giải, những giải pháp về sự phát triển, để đóng góp cho dân tộc, như phát minh ra chữ viết, đề ra những quan điểm tiến bộ về cải cách luật pháp, cải cách giáo dục, cải cách hành chính hay những biện pháp về kinh tế, giao thông,… Cao hơn, họ có sứ mệnh và trách nhiệm phải xây dựng các học thuyết phát triển cho dân tộc, soạn ra các tư tưởng và giải pháp cụ thể về phát triển quốc gia chứ không chỉ viết những bản kiến nghị chung chung lên triều đình (Nguyễn Cảnh Bình)

.Hi…hi… Sĩ phu VN đã bao giờ thành công thật sự trong việc dẫn dắt văn minh văn hóa dân tộc? Thời xưa đã thất bại, thời nay đã bao giờ sĩ phu VN trở thành lực lượng dẫn dắt văn minh XH? Còn nếu xây dựng các học thuyết mới thì cẩn thận đó, rất có thể “bóc lịch” dài dài.

.Rút cục, sống lâu trong sợ hãi thì sĩ phu Việt cũng chỉ loanh quanh kiểu giang hồ vặt thôi… “nghe tiếng cơm sôi đã nhớ nhà”   😀

———–

Kỳ trước (Tia Sáng số 05/3/2016) đã đề cập về thất bại của giới sĩ phu Việt Nam trong việc hình thành chữ viết cho đại chúng, bài viết lần này mở rộng hơn, nói về thất bại của giới sĩ phu Việt trong dẫn dắt quá trình văn minh hóa dân tộc, tạo hình mẫu cho sự phát triển của các nhóm người khác…

Những điểm yếu của sĩ phu Việt

Trong suốt chiều dài lịch sử, những sĩ phu Việt Nam tinh hoa nhất hầu hết nếu không phải là tất cả, đều là những người học giỏi, giỏi thơ văn, đọc sách nhiều, trí nhớ tốt, nhưng cũng thường chỉ ở mức tầm chương trích cú. Viễn kiến và trí tuệ, hiểu biết của họ khó có thể nói là sâu rộng, nếu không muốn nói là đôi khi viển vông, sáo rỗng. Vì vậy, mặc dù sau khi đỗ đạt, tất cả đều ra làm quan, nhiều người được giữ những vai trò trọng trách trong triều đình, tham dự vào các quyết định quan trọng của đất nước nhưng họ chỉ có vai trò duy trì nguyên trạng một thể chế lạc hậu, không đủ năng lực và tầm vóc tiến hành những cuộc cải cách quan trọng và phát triển nền văn minh của dân tộc lên những vị thế mới.

Tiếp tục đọc