Thú chơi tận diệt

Tác giả: Huy Nguyên (FB Huy Nguyên)

.KD: Đây là bài viết rất thiết thực, đặt ra một vấn đề thực tiễn hiện nay: thú chơi đào rừng, lê rừng của người ở đô thị đã góp phần tàn phá rừng đào, rừng lê, tạo nên cảnh quan. Bản thân Tuần VN cách đây nhiều năm, bắt đầu thấy dân HN có thú chơi đào rừng, đã tổ chức vệt bài và đưa vấn đề này với mục đích: Nếu không ngăn cản được, thì phải có một giải pháp, người ở HN phải góp tay chia sẻ, đóng góp thế nào đó với người dân vùng núi cao, nơi có những rừng đào rừng lê, để bà con tiếp tục trồng cây và không để cho đào, lê mọc hoang dã, tự nhiên, sẽ khó có thể bảo vệ.

Xin đăng bài viết này để các quan chức các tỉnh miền núi cao, nơi cung cấp những đào rừng, lê rừng  cho miền xuôi, suy ngẫm và có những giải pháp nhìn xa vấn đề này.

—————

dao rung
Hôm nay tôi đi ngang qua đường Âu Cơ, đoạn chợ hoa Quảng An và thấy người ta bán gốc Lê rừng chơi xuân. Cả một dãy dài đường ven đê người ta trưng những cây Lê bị cắt gốc từ miền núi phía Bắc đưa về. Lá Lê vẫn xanh, hoa Lê nở trắng, gốc Lê còn bám đầy rêu phong của núi rừng. Nhưng chắc chỉ ít ngày thôi, sau khi người ta thõa mãn “thú chơi xuân” thì những những cành Lê, gốc Lê kia lại bị vứt ra lề đường và lên xe rác. Tôi gọi đó là thú chơi trọc phú. Thú chơi tận diệt. Tôi nhớ đến cách đây 4 năm mình đã cố đi tìm người đồng chí hướng để phát triển phong trào nói không với Đào rừng. Tôi đã chẳng làm được gì từ hồi đó đến nay và năm nào người ta cũng kìn kìn xe tải chở đầy các gốc Đào, cây Đào rừng về Hà Nội. Sau Tết, các gốc Đào, cây Đào lại đi ra bãi rác.
Và mọi người có thể hình dung 5 đến 10 năm sau sẽ không còn những chuyến xe tải chở Đào, chở Lê từ rừng xuống phố. Thật đáng xấu hổ và xót xa! Tiếp tục đọc

Giã từ sự làng nhàng

Tác giả: Đặng Hoàng Giang (Thời báo kinh tế Sài Gòn-2015).

KD: Trong môi trường làng nhàng, cái mới, nếu có, cũng thiếu môi trường thuận lợi để đơm bông, kết trái. Đường đi quen thuộc của cái mới, cái đỉnh cao tìm cách “nôm na hoá”, “đại trà hoá” cho phù hợp với “căn cơ” của số đông. Lâu dần, từ chỗ là phương tiện, cái nôm na, đại trà, đại chúng trở thành mục đích, thành khuôn mẫu phát triển của xã hội. Quy trình này đi ngược với xu thế phát triển thông thường. Bởi lẽ, bao giờ cũng vậy, muốn trở lên phát triển, xã hội nào cũng cần dựa trên cái đỉnh cao, cái tinh hoa. Phi tinh hoa bất thành phát triển (Đặng Hoàng Giang).

Bài viết rất đúng. Nhưng làm thế nào để tinh hoa bứt lên mà không khỏi bị các… con cua trong rọ kéo xuống? Đó là bi kịch của một XH mà tâm lý bầy đàn là tâm lý khá điển hình? Táo quân năm 2016 đã có một phát ngôn ấn tượng, thật ra là sự nhắc lại câu truyền khẩu của dân gian:Giàu thì nó ghét, đói rét thì nó khinh, thông minh thì nó tìm cách tiêu diệt! 😦

————-

Muốn hội nhập thành công với thế giới bên ngoài, muốn nâng cao vị thế dân tộc trong cộng đồng nhân loại, người Việt dứt khoát phải bứt khỏi tình thế làng nhàng hiện nay…

Do yêu cầu của công việc, chúng tôi thường xuyên xê dịch giữa các vùng miền. Điều thú vị trong những chuyến đi như thế là những cuộc thảo luận hào hứng, cởi mở và hết sức ngẫu nhiên giữa các thành viên trong đoàn. Với người xê dịch, thảo luận là cách tốt nhất để quên đi sự xa ngái của đường trường, để mở mang sự hiểu biết và để tìm lấy những niềm vui bình dị.

Lần nọ, trên đường vô Nam, khi mọi người đang so sánh tố chất giữa người Việt với các nước khác trong khu vực, một nhân vật kỳ cựu trong đoàn đã đưa ra nhận xét: “Chung quy lại, xã hội mình là một xã hội làng nhàng, các anh ạ”.

Cuộc thảo luận kết thúc không lâu sau đó nhưng hai tiếng “làng nhàng” khiến tôi nhớ mãi. Quả vậy, nhờ khả năng biểu cảm cao độ, làng nhàng đã lột tả thật tài tình thần thái của đối tượng mà nó hướng đến và đem lại cho người nghe một khoái cảm hết sức đặc biệt. Trong bài này, chúng ta sẽ thử lần theo ý nghĩa của nó để nhận diện đặc điểm cơ bản của xã hội Việt Nam hiện nay.

1. Làng nhàng là một từ láy rất giàu sức biểu đạt. Nó gợi lên một sắc thái nhếch nhác, bình bình, nhàn nhạt, tàm tạm; không rõ ràng, không nổi bật, không dứt khoát, không triệt để.


Ảnh minh họa: dantri

Tiếp tục đọc

Ai là người ứng cử ĐBQH được tổ chức phản động hậu thuẫn?

Tác giả: Lương Kết
.
KD: Đây cũng là câu hỏi của bất kỳ ai khi nghe thông tin này/ Vì nếu không xác minh được cụ thể, sẽ lẫn lộn, ảnh hưởng tới những người tự ứng cử chân chính và đàng hoàng.
————–

“Nếu như thông tin chỉ dừng lại chung chung “một số người tự ứng cử có sự ủng hộ của tổ chức phản động trong và ngoài nước” sẽ gây ra tình trạng “vàng thau lẫn lộn”, làm khó cho cử tri và chính những ứng viên khác” – nguyên Phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Thanh Hóa Lê Văn Cuông bày tỏ.

ai la nguoi ung cu dbqh duoc to chuc phan dong hau thuan? hinh anh 1

Thông tin chính xác về người ứng cử, cử tri sẽ có cơ sở lựa chọn. (Ảnh: Internet)

Ngày 15.3, Đoàn giám sát công tác bầu cử do Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã có buổi làm việc với Ủy ban Bầu cử TP.Hà Nội. Tại buổi làm việc này, một thành viên đoàn giám sát, Tiểu ban an ninh, trật tự, an toàn xã hội của Hội đồng Bầu cử Quốc gia nhận định kỳ bầu cử lần này phức tạp hơn, đã hình thành phong trào tự ứng cử.

Tiếp tục đọc