Chúng ta có cần một vị tướng thật thà?

Tác giả: Đào Tuấn

.KD: Chao ôi, trinh sát kẻ tham nhũng nhưng Đảng viên thì được loại trừ, mà quan chức xưa nay đều phải là Đảng viên. Vậy thì chống tham nhũng kiểu gì đây? Hệt đánh trận giả  😦

——————–

Tướng Phan Anh Minh, Phó Giám đốc Công an TP HCM chiều qua vừa có những phát biểu thẳng ruột ngựa về công tác phòng chống tham nhũng.

“Án tham nhũng vụ sau phát hiện càng lớn hơn vụ trước rất nhiều. Công tác phát hiện tham nhũng chậm, hệ quả là thu hồi rất thấp do đã bị tẩu tán…”.

“Có thể nói một số giải pháp chống tham nhũng đưa vào luật, chương trình mục tiêu quốc gia có một số biện pháp là ảo. Cụ thể là việc kê khai tài sản. Rất hình thức, ảo…Bản kê khai tài sản mang tính hình thức, để hộc bàn thì không có ý nghĩa gì cả”- Báo Pháp luật TP dẫn.

“lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng hóa tiềm ẩn nguy cơ tham nhũng cao nhất, 50% vụ buôn lậu trên địa bàn “có bóng dáng của nhân viên hải quan” Tiếp tục đọc

Những tác phẩm điêu khắc Phụ nữ tuyệt vời

Tác giả: Sưu tầm
.
KD: Sau hội họa, đến điêu khắc. Thật tuyệt vời. Xin đăng lên để bạn đọc chia sẻ
——————-

Sau đây là các bức điêu khắc cổ trong kho tàng nghệ thuật của nhân loại…


“The Tarantine Girl” Alexandre Schoenewerk 1871


“La Nuit” Joseph-Michel-Ange Pollet 1855

Tiếp tục đọc

Ba giải pháp của Việt Nam ở Biển Đông

Tác giả: BBC Tiếng Việt.

Philippines đã kiện, theo ý kiến của tôi, Việt Nam cũng nên thực hiện một cách tiếp cận tương tự. Tòa án sau đó có thể sẽ ít nhiều gắn hai vụ kiện với nhau. Vấn đề hiện nay là Việt Nam, theo tôi biết, vẫn không chọn cách tiếp cận tự nguyện và chủ động này để đạt được một mục tiêu cao hơn.

Bien Dong

  Other

Các hoạt động cải tạo đảo của Trung Quốc ở Biển Đông gần đây cho thấy tham vọng của Bắc Kinh trong việc độc chiếm vùng biển này. Chiến lược chiếm hữu dần dần Biển Đông này đang gây quan ngại nghiêm trọng không chỉ đối với các nước trong khu vực.

Chúng tôi nói chuyện với ông Jean-Vincent Brisset, chuyên gia từ Viện Quan hệ Quốc tế và Chiến lược Pháp:

Ông nghĩ sao về việc Trung quốc đang cố gắng cải tạo các bãi đá chìm thành đảo nhân tạo và bồi đắp các đảo nhỏ thành lớn hơn?

Ông Brisset: Luật Biển không thừa nhận những gì được xây dựng trên những thực thể không được coi là hòn đảo. Vì vậy, trên quan điểm về chủ quyền, thì xây dựng trên những hòn đảo này cũng không làm tăng thêm cơ sở cho các đòi hỏi về chủ quyền, theo quy định quốc tế.

Tuy nhiên, trên thực tế thì việc xây cất thêm đó cho phép họ tăng khả năng quân sự, tăng quyền lợi kinh tế (trong các vùng biển xung quanh).

Tôi nghĩ rằng Luật Biển khá rõ ràng: sở hữu một thực thể không phải là một hòn đảo theo định nghĩa của Luật Biển, tức là không có cư dân, và không có tài nguyên riêng (đủ cho cư dân trên đảo đó sống được), thì không có giá trị đòi chủ quyền vùng lãnh hải bao quanh. Vì vậy, việc tạo ra chủ quyền lãnh hải xung quanh các “hòn đảo” này, bất kể diện tích là to hay nhỏ, là không đúng với những gì được quốc tế chấp nhận.

Dưới góc độ quân sự thì việc chiếm hữu các vị trí này có giá trị thế nào? Tiếp tục đọc

Nghĩ từ phong trào “tụng ca” ông Đinh La Thăng hiện nay

Tác giả: Nguyễn Trọng Bình (Cần Thơ)

.KD: Có mấy lý do sau:

– Người dân “chán ngoét” mấy vị quan chức chỉ giỏi “chém gió”, mà không bao giờ xắn tay áo vào làm. Bản chất ông Đinh La Thăng vẫn là người hành động. Trưởng thành từ cơ sở lên, và là người “cháy hết mình”, kể cả ăn hơi, ca hát- như NSUT Chí Trung từng nhận xét. Ông í rất ý thức việc dư luận chú ý từng hành vi, lời nói của mình, và ý thức được bổn phận, nên cũng vẫn giữ tác phong “lăn xả” vào việc như kiểu đốc công, không chỉ tay năm ngón

-Ông cũng là người biết PR cho hình ảnh của mình

-Báo chí thì – cứ cái gì, nhân vật nào mà có thể “câu hit” thì cũng “lăn xả” vào, có kém gì ông Đinh La Thăng đâu 😀

Nhưng nói gì thì nói, XH này đang cần những quan chức hành động và có năng lực hành động như ĐLT. Và ĐLT vẫn là số ít quan chức được lòng người dân, cho dù động cơ ra sao.

————–

  1. Từ sau Tết nguyên đán đến nay, “đồng chí” Đinh La Thăng – tân bí thư Thành ủy TP HCM một lần nữa trở thành đề tài gây “bão”, gây “sốt” trên khắp các phương tiện truyền thông chính thống nước nhà; lấn át cả đề tài quen thuộc“tháng giêng là tháng ăn chơi” của cả dân tộc (nhất là mùa lễ hội “văn minh hay là dã man” ở các tỉnh thành miền Bắc). Thậm chí, theo bài viết đăng trên một tờ báo điện tử nọ thì chuyện về những em chân dài trong giới showbiz  – đề tài từ lâu đã trở thành “truyền thống” và thương hiệu của giới truyền thông nước nhà – cũng phải ngậm ngùi nhường lại ngôi quán quân (độ “hot”) cho đồng chí tân Bí thư:

“Ai đang “gây bão” trên truyền thông và xã hội? Xin thưa, đó không phải là “nữ hoàng giải trí” Hà Hồ với những xì căng đan tình ái ồn ào. Những ngày này, người được đông đảo công chúng quan tâm, được báo chí cập nhật từng phát ngôn, hành động chính là tân Bí thư Thành uỷ TP. HCM, ông Đinh La Thăng.”[1]

Tiếp tục đọc

Thư thất điều (07 điều) gởi vua Khải Định

Tác giả: Phan Châu TrinhThư thất điều – NXB Anh Minh (Huế – 1958)

KD: Năm 1922, vua Khải Ðịnh sang dự cuộc đấu xảo quốc tế ở Ba Lê,Phan Châu Trinh gởi cho nhà vua một bức thư lời lẽ nghiêm khắc buộc Khải Ðịnhphải thoái vị nhường quyền lại cho quốc dân và kể bảy tội nhà vua đã làm vàđáng tội chém đầu. Có đoạn ông đã viết : “…Một là vì Trinh này đối cùng bệ hạđã đoạn tuyệt hẳn, không còn một chút quan hệ gì, chỉ đứng vào cái địa vị đốiđãi mà thôi, cho nên bức thư này không phải dâng lên cho bệ hạ mà chính là gửicho bệ hạ, hai chữ bệ hạ mà tôi dùng đây, chẳng qua là cái tiếng xưng hô đãquen trong Hán văn đó mà thôi … ngày nay Trinh này đề thư cứ gửi ngay cho ông BửuÐảo là cái tên húy của bệ hạ, để tỏ ý phản đối”. Bức thư của ông, sau khi đượccông bố, khích động được tinh thần tranh đấu của đồng bào trong và ngoài nước (Phan Châu Trinh).

.Bạn bè gửi cho bài viết này, thật thú vị. Nay xin đăng lên để bạn đọc chia sẻ. Cũng là thứ quyền lực tuyệt đối, thì tha hóa tuyệt đối  😀

—————

Xin giới thiệu bức thư này của nhà cách mạng Phan Châu Trinh (do Phan Châu Trinh và Lê Ấm dịch), được in trong Thư thất điều – NXB Anh Minh (Huế – 1958).

KHẢI ĐỊNH HOÀNG ĐẾ THƯ

Thư thất điều gởi vua Khải Định (bản dịch)

Việt Nam quốc dân Phan Châu Trinh gởi thư cho đương kim hoàng đế

Tôi sinh gặp lúc: trong thời nước nhà nghiêng ngập, ngoài thời các nước đuatranh tiến bộ. Tôi là người yêu bình dân chủ nghĩa, ghét chuyên chế quân quyền,đau đớn vì quan lại tham lam, thường xót vì dân sinh khốn khổ, vậy nên tôi sẵnlòng liều cả sanh mạng tôi, ra gánh vác việc đời, trông mong có cứu lại cuộchiểm nghèo được chút nào chăng!

Năm 1907, tôi đã gởi thư cho các quan chánh phủ Bảo hộ, hết sức kêu ca,trước bày tỏ tình cảnh khổ sở của dân Việt Nam, sau xin thay đổi theo chính trịcác nước văn minh trong thời bây giờ. Những việc tôi đã đề xướng trong lúc ấyđều là sự cần kíp cấp thiết cả: như lập trường dạy tiếng Tây và chữ Quốc ngữ,bày ra hội thương, hội nông để giành lại quyền lợi cho người mình, và thay đổicách ăn mặc theo cách Âu Tây, v.v… Những việc đó tôi làm trước mắt người thiênhạ, rõ ràng như ban ngày, vậy thời có tội lỗi gì không? Thế mà triều đình nướcta, từ trên đến dưới, cứ khư khư giữ lấy thói chuyên chế cũ để hà hiếp dân ngu,cướp lấy lợi riêng cho mình; ghét việc thay đổi như cừu thù, coi nhân dân nhưrơm rác, tìm cớ bới việc, phá phách đủ đường, làm cho lòng dân ai ai củng tứcgiận, để mà giết hại những kẻ thông minh lương thiện trong nước. Sự chống sưuthuế không công bình, xảy ra khắp cả 12 tỉnh Trung Kì trong năm 1908, thời dânvà thân sĩ bị giết và bị tù, kể hơn mấy ngàn người, đau lòng thảm dạ biết baonhiêu.

Tiếp tục đọc