Là đàn bà

Tác giả: Lê Nam Thắng (nguyên Thứ trưởng Bộ TT- TT)

.KD: Có một điều rất thú vị, khi đọc bài phỏng vấn ông Lê Nam Thắng về bài thơ Anh đi rồi (viết về nghệ sĩ Trần Lập), mình tò mò vào trang thơ tình của ông, thấy bài Là đàn bà 😀

.Chưa hẳn mang chất thơ, nhưng đó là cách nhìn về Đàn bà rất … đàn ông, sâu sắc, và mỗi người đàn bà nên đọc bài này để hiểu đàn ông họ nghĩ về giới mình ra sao, trong đời sống, hành xử, trong quan niệm sống, để nhận được sự tôn trọng, yêu mến, nể trọng.

Mình không quen biết ông Lê Nam Thắng, và ông cũng đã là quan chức nghỉ hưu. Xin đăng bài thơ Là đàn bà để bạn đọc chia sẻ, suy ngẫm 😀

Cảm ơn ông Lê Nam Thắng!

————-

image

Là đàn bà đừng thông minh nhiều quá
Lỡ thông minh phải dấu chẳng ai tường
Trên đời này lắm kẻ chẳng thiện lương
Vờ ngơ ngác để dễ dàng đối phó

Là đàn bà không cần chồng giàu có
Ghệ đẹp, bồ thơm, soái đỉnh, trai hiền
Chỉ cần làm kiếm được thật nhiều tiền
Tiền trong sạch không dính điều nhơ bẩn

Tiếp tục đọc

“Quyền hạn Chủ tịch nước rất lớn, nhưng thực thi lại vướng mắc”

Tác giả: Nguyễn Lê

.KD: Khi đi tiếp xúc với cử tri, Chủ tịch nước bày tỏ thái độ căm ghét những kẻ tham nhũng, nhưng cử tri đặt câu hỏi Chủ tịch nước đứng ở vị trí nào, được làm gì và đã làm được gì trong cuộc chiến chống tham nhũng? (Nguyễn Lê)

.Hình như các ĐBQH không đọc  Chỉ thị 15 mà Tướng CA Phan Anh Minh đã từng nói thẳng Và tướng CA công cụ bảo vệ c/q, trấn áp tội phạm còn bó tay, thì CT nước thật ra, trong thực tế cũng sẽ rất… vướng mắc  😀

—————-

Đại biểu băn khoăn về quyền hạn và thể hiện quyền hạn của Chủ tịch nước…

“Quyền hạn Chủ tịch nước rất lớn, nhưng thực thi lại vướng mắc”

Đại biểu Nguyễn Anh Sơn phát biểu tại nghị trường.

Khi đi tiếp xúc với cử tri, Chủ tịch nước bày tỏ thái độ căm ghét những kẻ tham nhũng, nhưng cử tri đặt câu hỏi Chủ tịch nước đứng ở vị trí nào, được làm gì và đã làm được gì trong cuộc chiến chống tham nhũng?

Đây là nhận xét của đại biểu Nguyễn Anh Sơn (Nam Định) tại phiên thảo luận của Quốc hội, sáng 29/3.
Theo đại biểu Nguyễn Anh Sơn, nhiệm kỳ qua Chủ tịch nước đã thực hiên tương đối tốt chức năng quyền hạn theo quy định của Hiến pháp. 

Tiếp tục đọc

Kinh tế Việt Nam 10 năm dưới thời Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng

Tác giả: Duy Cường- Thái Hà

.KD: Chỉ hơi tiếc, các phóng viên mới thống kê các số liệu nhưng chưa có nổi sự đánh giá tổng quát về vấn đề này. Có một điều đáng chú ý, cho dù GDP bình quân/ người có tăng lên nhưng VN vẫn thuộc nhóm có mức thu nhập trung bình thấp, thua xa một số nước trong khu vực. Trách nhiệm của tân Thủ tướng ở nhiệm kỳ mới cực kỳ nặng nề, nếu không tăng trưởng đều đều 8% hằng năm (hiện năm 2015, con số này là 6,68%) thì đến năm 2020, khả năng VN thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình là rất khó

.Rõ ràng, cải cách thể chế, cải cách môi trường kinh doanh là vấn đề sống còn trong thập kỷ tới

—————

VnEconomy nhìn lại các chỉ tiêu kinh tế Việt Nam 10 năm qua, dưới sự điều hành của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng…

.10 năm qua, GDP của Việt Nam đã có bước tăng trưởng tới hơn 4 lần. Nếu 
như năm 2006, quy mô GDP chưa đến 1 triệu tỷ đồng, thì đến năm 2015, quy
 mô của nền kinh tế đã lên tới gần 4,2 triệu tỷ đồng. <br><br>Giai đoạn 
2006-2010, mặc dù quy mô kinh tế năm 2010 tăng gấp 2 lần năm 2006 nhưng 
tốc độ tăng trưởng thấp hơn nhiều so với giai đoạn trước. <br><br>Từ năm 2011 
đến nay, do ảnh hưởng của khủng hoảng và suy thoái kinh tế toàn cầu cùng
 với sự mất cân đối trong nhiều năm của nội tại nền kinh tế, tốc độ tăng
 trưởng kinh tế của nước ta thậm chí còn thấp hơn giai đoạn 2006-2010.<br><br>Từ
 năm 2008, Việt Nam đã chính thức trở thành quốc gia có thu nhập trung 
bình với GDP bình quân đầu người đạt 1.145 USD. <br><br>Đến năm 2013, GDP bình 
quân đầu người của Việt Nam tăng lên 1.908 USD, tuy nhiên với mức bình 
quân này, Việt Nam tiếp tục thuộc nhóm nước có thu nhập trung bình thấp 
và ngang bằng mức GDP bình quân đầu người của Malaysia năm 1987, 
Thái Lan năm 1992, Indonesia năm 2007, Phillippines năm 2008 và của Hàn 
Quốc trong năm đầu thập niên 80 - Nguồn: Tổng cục Thống kê.<br>

10 năm qua, GDP của Việt Nam đã có bước tăng trưởng tới hơn 4 lần. Nếu như năm 2006, quy mô GDP chưa đến 1 triệu tỷ đồng, thì đến năm 2015, quy mô của nền kinh tế đã lên tới gần 4,2 triệu tỷ đồng.

Giai đoạn 2006-2010, mặc dù quy mô kinh tế năm 2010 tăng gấp 2 lần năm 2006 nhưng tốc độ tăng trưởng thấp hơn nhiều so với giai đoạn trước.

Từ năm 2011 đến nay, do ảnh hưởng của khủng hoảng và suy thoái kinh tế toàn cầu cùng với sự mất cân đối trong nhiều năm của nội tại nền kinh tế, tốc độ tăng trưởng kinh tế của nước ta thậm chí còn thấp hơn giai đoạn 2006-2010.

Từ năm 2008, Việt Nam đã chính thức trở thành quốc gia có thu nhập trung bình với GDP bình quân đầu người đạt 1.145 USD.

Tiếp tục đọc

Việt Nam đứng đâu trong xếp hạng ung thư thế giới?

Tác giả: An Huy

.Không ít người dân Việt Nam tin rằng Việt Nam đang “nhất thế giới” về tỷ lệ ung thư… Tuy nhiên, thống kê của các tổ chức quốc tế uy tín cho thấy Việt Nam không nằm trong top đầu những quốc gia có tỷ lệ dân số tử vong và mắc ung thư cao nhất.

Việt Nam đứng đâu trong xếp hạng ung thư thế giới?

Bản đồ tỷ lệ tử vong vì ung thư trên thế giới. Các nước màu đỏ có số ca tử vong cao nhất, màu xám là thấp nhất.

Bệnh ung thư đang trở thành một vấn đề gây lo ngại lớn ở Việt Nam thời gian gần đây, nhất là khi giới truyền thông liên tục đưa tin về thực phẩm bẩn và nhiễm hóa chất, cũng như một số người nổi tiếng mắc phải căn bệnh này.

Không ít người dân Việt Nam tin rằng Việt Nam đang “nhất thế giới” về tỷ lệ ung thư. Tuy nhiên, thống kê của các tổ chức quốc tế uy tín cho thấy Việt Nam không nằm trong top đầu những quốc gia có tỷ lệ dân số tử vong và mắc ung thư cao nhất.

Vị trí 78 về tỷ lệ tử vong

Tiếp tục đọc

TPHCM: 1.000 tỷ lát đá granite vỉa hè: Quá lãng phí và phi lý?

Tác giả: Như Sỹ

KD: Khi biết thông tin quận 1 đề xuất kế hoạch lát toàn bộ vỉa hè 134 tuyến đường bằng đá granite với kinh phí 1.000 tỷ đồng. Tiến sĩ Phạm Sanh cho rằng quá lãng phí. Trong khi đó, tiến sĩ Nguyễn Bách Phúc tỏ ra bất ngờ và cho đây là đề xuất phi lý.(Như Sỹ)

Với tâm lý hoài nghi thông thường lâu nay, ai cũng có thể nghi ngờ và lo sợ 1000 tỉ này lại tiếp tục nuôi béo không ít sâu mọt. Tuy nhiên, bài toán phát triển t/p cũng đòi hỏi sự thay đổi.

.Và vì vậy, câu hỏi đặt ra là quản lý chất lượng, quản lý đầu tư, cùng bài toán chiến lược của t/p ra sao? Còn nếu chỉ manh mún như cách làm lâu nay của bất cứ địa phương nào, thì trông thấy 1000 tỷ cho sự lát lại vỉa hè, quả là ai cũng thấy ngợp!

—————-

1.000 tỷ lát đá granite vỉa hè 134 tuyến đường trung tâm?

Theo UBND quận 1, TPHCM, hiện trên địa bàn có 134 tuyến đường, ngoài đường Lê Duẩn, Nguyễn Huệ có vỉa hè lát đá hoa cương, các tuyến khác được lót gạch và đã xuống cấp.

lát gạch vỉa hè, quận 1, lãng phí, đề xuất, Tiến sĩ Phạm Sanh
Phố đi bộ Nguyễn Huệ, Quận 1 đã được lát đá granite.

Do đó, mới đây, UBND quận 1 đã thống nhất kế hoạch chỉnh trang đô thị, nâng cấp vỉa hè toàn bộ tuyến đường trên địa bàn. Đá granite được lát ở các vỉa hè, đồng bộ hóa hạ tầng và báo cáo UBND TP HCM để xin thực hiện ngay trong quý II/2016. Dự án kéo dài đến năm 2019.

Tiếp tục đọc

TS.Trần Đình Thiên: “Nói TPHCM là đặc khu kinh tế là có tầm nhìn vượt lên trên rồi …”

KD: Mình hoàn toàn đồng tình với những quan niệm này. Sớm muộn, t/p HCM phải trở thành một đặc khu kinh tế. Và t/p này hoàn toàn có đủ tầm trở thành như vậy, với những điều kiện ưu đãi đặc biệt về về cơ chế phát triển, chứ không phải chỉ ưu tiên đầu tư, thuế má.
.
Nhưng ở tầm vĩ mô, thì liệu có xảy ra tâm lý này không, như t/s Trần Đình Thiên đã nhận xét rất tinh tường: “Trong nhiều thử nghiệm ở ta, người ta hay bàn đến rủi ro trước nên sợ, không thể đột phá được. Ta muốn có đột phá nhưng vẫn muốn giữ trong vòng kiểm soát, cái đó là rất dở”
.
He…he. Nỗi sợ về quyền lực bị ảnh hưởng?
.
Nhưng (lại nhưng), cũng nên đề phòng tâm lý “phong trào”, thấy nơi khác làm đặc khu thì nơi địa phương mình cũng phải đặc khu, để có được những ưu đãi đầu tư, cơ chế, và hưởng lợi, làm giàu cho lợi ích nhóm. Hiểu đặc khu và cơ chế đặc thù của đặc khu, nên học Thâm quyến (TQ) quả là họ đã rất thành công Ở VN, trước đây nói Đặc khu Bà Rịa- Vũng Tàu, nhưng lâu rồi, chả thấy ai nhắc đến nó ra… răng?  😀
—————–

 >> Đề xuất TPHCM có đặc khu kinh tế, được thuê đất 99 năm
 >> Tập trung phát triển Phú Quốc thành đặc khu kinh tế
 >> TPHCM sẽ thành lập đặc khu kinh tế

 TS.Trần Đình Thiên: Nói TPHCM là đặc khu kinh tế là có tầm nhìn vượt lên trên rồi ...

TS.Trần Đình Thiên: “Nói TPHCM là đặc khu kinh tế là có tầm nhìn vượt lên trên rồi …”

“Đặc khu TPHCM là chưa đủ”

Thưa ông, ông hiểu, TPHCM là một ĐKKT như ông Đinh La Thăng, Bí thư Thành ủy TP HCM nói là thế nào?

Gần đây, lãnh đạo TPHCM mới chỉ định làm ĐKKT ở quận Nhà Bè và ở quận 7 với mục tiêu làm đột phá cho thành phố (TP). Quả thực, tuy lâu nay được gọi là “đầu tàu” tăng trưởng kinh tế của các nước nhưng cũng lâu, không thấy TP có đột phá nào.

Tiếp tục đọc

Nhiều cán bộ công chức bảo không đủ sống, nhưng ông nào cũng giàu”

Tác giả: Xuân Hải (ghi)

KD: Liệu có phải là người tử tế không ta?  😀

————-

Đại biểu Trần Ngọc Vinh (TP Hải Phòng) đã nói như vậy với báo chí bên hành lang Quốc hội sáng 28.3, về một số vướng mắc trong vấn đề tinh giản biên chế hiện nay.

Trong bài phát biểu tại hội trường, ông vừa nhắc đến việc tinh giản biên chế chỉ báo cáo, lên kế hoạch thôi còn vẫn “đầu voi đuôi chuột”, thực tế phình ra mà không teo lại? ông có thể nói rõ hơn về vấn đề này?
.
Biên chế của chúng ta bước đầu đã có chấn chỉnh nhưng hiện nay không như mong muốn. Tất cả bộ ngành đã chuyển thành bộ ngành đa lĩnh vực nhưng lại thành lập nhiều tổng cục nên tổng biên chế vẫn rất lớn. Ngược lại, nhiều cán bộ công chức bảo không đủ sống, bảo nuôi 2 con đứa con không đủ nhưng ông nào cũng giàu, cũng có xe con, nhà cao. Vậy cái đó lấy ở đâu ra? Một là do cơ chế bị hổng, hai là đi vào ngõ ngách. Đây là thực tế.
Thu nhập ở nước ta chưa được minh bạch, rõ ràng. Lượng công chức của mình quá cao, chồng chéo, cồng kềnh.

Tiếp tục đọc