Số phận của người thanh niên quả cảm đứng chặn cả đoàn xe tăng tiến vào Thiên An Môn năm 1989

Tác giả: Ngọn Hải Đăng

KD: Đọc bài này trên FB Đức Bảo Phạm, khi mấy hôm nay trên trang mạng XH ồn ào về vụ việc Thiên An Môn tháng 6/1989. Hình ảnh người thanh niên bình dị đứng trước đoàn xe tăng, trong cuộc đấu tranh của sinh viên, trí thức đòi hỏi tự do ngôn luận, tự do báo chí và tái lập quyền kiểm soát của công nhân do bất bình về tham nhũng trong xã hội TQ, mãi mãi tạc trong tâm thức lịch sử loài người.

Xin đăng lên để bạn đọc chia sẻ.

Đọc thêm: https://daikynguyenvn.com/trung-quoc/dien-bien-cuoc-tham-sat-tren-quang-truong-thien-an-mon-nam-1989.html

Trước một đoàn xe tăng dài sừng sững tiến đến, người thanh niên với dáng người nhỏ bé, gầy guộc đứng giữa đường lấy thân mình chặn cả đoàn xe và nói "Tại sao các anh lại đến đây? Các anh không mang lại gì ngoài sự nghèo khổ."

Trước một đoàn xe tăng dài sừng sững tiến đến, người thanh niên với dáng người nhỏ bé, gầy guộc đứng giữa đường lấy thân mình chặn cả đoàn xe và nói “Tại sao các anh lại đến đây? Các anh không mang lại gì ngoài sự nghèo khổ.”

Sự kiện cuộc thảm sát Thiên An Môn được truyền thông thế giới đưa tin rộng rãi, vốn đã là một vấn đề không thể bưng bít mãi được. Những bức ảnh loang lổ đẫm máu là bằng chứng sống động thay cho hàng vạn lời nói, lời kể. Trong số đó có một bức ảnh nổi tiếng không thể không nhắc đến về một thanh niên quả cảm đứng chặn cả đoàn xe tăng tiến vào Thiên An Môn vào năm 1989.

Thien An Mon 1

p6392613a696084132-ss

Một phóng viên nước ngoài đang ở trong quán ăn gần đó đã chụp và ghi hình lại được cảnh tượng chấn động này. Trước một đoàn xe tăng dài sừng sững tiến đến, người thanh niên với dáng người nhỏ bé, gầy guộc đứng giữa đường lấy thân mình chặn cả đoàn xe và nói “Tại sao các anh lại đến đây? Các anh không mang lại gì ngoài sự nghèo khổ.”

Người thanh niên mặc chiếc áo sơ mi trắng trong tay không tấc sắt đứng chặn cả đoàn xe tăng, hình ảnh ấy cho thấy một sự tương phản sâu sắc, một sự không cân sức giữa thế lực của chính quyền Cộng sản Trung Quốc và của những người học sinh sinh viên yêu nước. Đồng thời, nó cũng thể hiện lòng dũng cảm khiến truyền thông thế giới phải cảm phục.

Lúc bấy giờ, họ chưa biết được người thanh niên ấy tên gọi là gì, nên gọi anh là “người biểu tình vô danh”, “người anh hùng của thế kỷ 20”, và xem hành động của anh như là một biểu tượng của việc “dùng hòa bình để chống lại bạo lực.”

Nhiều tạp chí đã đánh giá người thanh niên này là một trong số những người có ảnh hưởng lớn nhất thế giới của thế kỷ 20. Sau đó, tạp chí Sunday Express cho biết người thanh niên can đảm ấy là anh Vương Duy Lâm, 19 tuổi. Rất nhiều người đã vào cuộc để tìm hiểu xem số phận của anh Vương sau đó như thế nào.

Năm 1990 Barbara Walters, một phóng viên truyền hình nổi tiếng của Mỹ, khi phỏng vấn cựu lãnh đạo Trung Quốc Giang Trạch Dân đã cầm bức ảnh này và hỏi về tung tích của anh Vương, ông Giang khi đó úp mở nói rằng “Người này không bị xe tăng nghiền chết, nhưng không biết tung tích của anh ta”.

Đài VOA khi phỏng vấn ông Ngô Nhan Hoa, một nhân chứng đã trải qua sự kiện Thiên An Môn, để hỏi về tung tích của anh Vương. Ông cho biết theo thông tin từ một vị giáo sư, có 3 thanh niên mặc thường phục đến bắt anh Vương Duy Lâm rồi ra hiệu cho xe tăng tiếp tục tiến vào. Vị giáo sư này nói anh Vương bị bắt ngay tại hiện trường, có thể lành ít dữ nhiều.

Trong cuốn sách “Giang Trạch Dân kỳ nhân” có đoạn miêu tả: Việc truyền thông nước ngoài ca ngợi dũng khí của người thanh niên chặn cả đoàn xe tăng đã khiến cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân, khi ấy là thị trưởng Thượng Hải, vô cùng tức tối và ông đã đã ra lệnh bí mật xử anh Vương Duy Lâm.

Năm 2000, phóng viên giàu kinh nghiệm Wallace của Công ty Truyền thanh Colombia (Mỹ) khi phỏng vấn ông Giang đã đưa ra bức ảnh chặn xe tăng và hỏi: “Ông có khâm phục dũng khí của vị thanh niên này hay không?” Không ngờ ông Giang trả lời rằng: “Anh ta tuyệt đối không bị bắt. Tôi không biết hiện giờ anh ta đang ở đâu.” Câu trả lời này mặc dù không đúng chủ đề câu hỏi nhưng lại để lộ ra đáp án về số phận của người thanh niên quả cảm Vương Duy Lâm.

Xem thêm: