Nếu có quyền quyết định sẽ cho nghỉ Táo quân

Tác giả: theo Gia đinh. net

KD: Đọc tự sự của nghệ sĩ Chí Trung, thấy thương quá. Diễn hài cực khó. Tết này, các nghệ sĩ hài đứng ở thế “trên đe dưới búa”. Nhưng cứ thử tưởng tượng mà xem, Giao thừa đã không có pháo, nay không có cả Táo quân- Ngọc Hoàng, thì Tết còn lại cái gì? Nhưng cứ đà “quản lý” hài kiểu này, thì các nghệ sĩ hài sẽ thành nửa cười… nửa mếu. Vừa diễn vừa nhìn mặt quản lý văn hóa, mất cả hứng   😀

Trước những lời chê của một số độc giả dành cho chương trình Táo quân 2014 năm nay, nghệ sĩ Chí Trung đã có nhiều tự sự.

chí trung, táo quân

Vào tối giao thừa vừa qua, “Táo quân 2014” đã chính thức được phát sóng trên VTV. Giống như mọi năm, Táo quân luôn nhận được nhiều lời nhận xét ngay sau khi chương trình kết thúc.

Một số khán giả khen ngợi rằng chương trình năm nay đặc sắc và có nhiều điều mới mẻ, hấp dẫn. Còn những người khác lại cho rằng Táo quân 2014 nhạt nhẽo, bởi có một số ngành thực sự có chiều hướng phát triển tích cực hơn nhưng vẫn được đưa vào chương trình khiến nội dung bị dàn trải và gây nhàm chán. Tiếp tục đọc

Điều trông thấy ở biệt thự Dương Chí Dũng ngày đầu năm

Tác giả: Anh Tú- Minh Phương

KD: Những người đàn bà “chính chủ” trong vụ án DCD, DTT đều thực sự đáng thương. Họ mới là người phải chịu nỗi đau thấm thía, phải “ngậm bồ hòn làm ngọt” để mong cứu chồng. Họ yếu đuối, tưởng trông mong vào người chồng trụ cột giỏi giang, hóa ra trụ cột ấy bị “sâu” đục mất rồi…

PV Kiến Thức tìm đến nhà Dương Chí Dũng ở số 2 ngõ 26 Nguyên Hồng (Hà Nội), không khí tết tràn ngập con ngõ, song ngôi nhà ấy cửa đóng then cài, bụi phủ dày…

 

Vụ án Dương Chí Dũng (cựu Cục trưởng Cục Hàng hải, cựu Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty Hàng hải Việt Nam – Vinalines) được coi là đại án tham nhũng trong năm 2013. Sau khi vụ việc được phanh phui, cơ quan điều tra phát hiện một trong những số tiền tham ô được, ông Dương Chí Dũng dùng vào việc mua biệt thự, tậu nhà sang…

 

Ngôi nhà vợ chồng Dương Chí Dũng cùng 3 con gái sinh sống ở số 2, ngõ 26, đường Nguyên Hồng, quận Đống Đa, Hà Nội. Ảnh chụp sáng sớm mông 4 Tết. Ảnh: Anh Tú Tiếp tục đọc

Bàn tay Quang Lê và “niềm vui tiểu nông”!

Tác giả: Đào Tuấn

KD: Bài viết của nhà báo Đào Tuấn đặt ra bao vấn đề. Chỉ  vì bàn tay chàng ca sĩ Quang Lê dính chút thuốc phảo mà bị sân bay San Jose, ở “bển”, phát hiện. Chợt nhớ, trong khi đó, 600 bánh heroin vượt qua an ninh sân bay Tấn Sơn Nhất (t/p HCM) một cách dễ dàng và như “bỡn cợt”, như cười cợt vào cơ quan chức năng của sân bay này.

Vậy nhưng, ở ta, cứ cái gì không quản được là cấm. Cấm pháo nhưng pháo vẫn nổ tơi bời. Cẩm mà mấy vị quan chức ở mấy địa phương Hưng Yên, Hải Dương có quản nổi đâu?

Mình thấy cấm phảo nổ là rất đúng, nhất là trong bối cảnh xã hội bất an như hiện nay, nhất là cái cung cách quản lý hiện nay của người Việt. Nhưng cấm phảo nổ, để Giao thừa đến, Tết đến, trôi đi trong lặng lẽ, không còn cái khoảnh khắc thiêng liêng của trời đất chuyển vần, lại trong tâm trạng người Việt trước sự khủng hoảng, tụt hậu của đất nước, Tết sao nhạt nhẽo thế, buồn thế?

Chợt nhớ chuyện này: Ngày Mùng một đến thăm một đứa cháu. Thấy cháu bảo, để cháu “đốt pháo” mừng Dì đến thăm, giật mình ngăn cản. Cu cậu cười tít mắt. Hóa ra, cháu treo hai bánh phảo khủng, trông rất đẹp mắt, ở cổng nhà, rồi cháu cắm điện, tiếng pháo nổ rất vui. Đến nỗi bà cụ hàng xóm chạy sang bảo, nhà này bạo nhỉ, dám đốt pháo. Cả nhà cười nghiêng ngả. Đó là pháo “giả” của TQ làm, và nhiều người Việt mình đã mua về, “đốt” thay cho pháo thật, đỡ nhớ hương vị Tết xưa.

Anh láng giềng, cái gì cũng nghĩ ra được.

Còn người dân Việt thì cứ quanh năm suốt tháng, dùng hàng Tàu. Đến Tết, muốn vui, cũng phải dùng quả pháo “giả” của Tàu. Nỗi buồn của thứ tư duy trong kinh tế, trong quản lý xã hội, chỉ nhìn ở một góc độ nhỏ- cũng thấy kém cỏi, thụ động, thiếu sức nghĩ  thông minh, thật thấm thía.

Đúng là “tại cái nước Việt mình nó thế”?

Một câu chuyện hy hữu vừa xảy ra với Quang Lê khi chàng ca sĩ bị giữ ở sân bay suốt 4 tiếng đồng hồ, bị “thăm hỏi”, “thẩm vấn trong phòng kín”, thậm chí là xét đồ, khám người, với ánh mắt có lẽ là không ít nghi ngại thường dành cho những nghi phạm mang chất nổ.

 

Tất cả chỉ bởi bàn tay anh dính thuốc nổ khiến “máy chớp đèn đỏ báo động”.

 

Nam ca sĩ sau đó giải thích nguyên do là bởi anh lượm xác pháo chụp hình. Tiếp tục đọc

Thị trường làm biến dạng tư duy?

Tác giả: GS Trần Hữu Dũng

Thị trường có thể ảnh hưởng giá trị tư tại của một phẩm vật khi nó được mua bán bằng tiền.Trong nhiều trường hợp, giá trị trên thị trường ắt hẳn những giá trị phi thị trường, mà chính những giá trị thị phi trường này mới đáng giữ.

Không chỉ ở Việt Nam mà hầu hết mọi quốc gia trên thế  giới, khi kinh tế thị trường ngày càng phát triển, mọi sinh hoạt mọi hàng hóa, mọi dịch vụ dường như ngày càng ” thương mại hóa”, đã nổi lên nhiều ưu tư về sự suy thoái đạo đức của xã hội lẫn con người.

Có người giải thích sự kiện này với khẳng định: Thị trường khiến con người tham lam hơn, xấu xa hơn. Song, như nhiều học giả đã lý luận: Lòng tham thì vô bờ bến, nhưng tính xấu của con người thì đã có từ khi loại người xuất hiện trên địa cầu, và chắc chắn sẽ tiếp tục cho đến ngày tận thế, trong bất cứ thể chế chính trị hoặc kinh tế nào.

Thế nên, đi tìm lý do của suy kiệt đạo đức (nếu có) đặc thù của kinh tế thị trường thì phải đưa bằng chứng là hiện tượng ấy gắn liền với những đặc tính cá biệt của thị trường, chứ không phải chỉ vị bản tính chung chung của loại người.

Vài năm gần đây, người có nhiều đóng góp nhất về vấn đề này có lẽ là Michael Sandel, Giáo sư triết học của Đại học Harvard. Khởi điểm lý luận của Sandl là câu hỏi: Vì bản chất của thị trường là thương mại, có chăng những loại phẩm vật (hàng hóa hoặc dịch vụ) mà, xét theo một tiêu chuẩn đạo đức nào đó, không nên đươc mua bán trên thị trường? Theo Sandel, nếu có những vật phẩm như thế thì sự xuất hiện thị trường cho chúng trong một xã hội sẽ làm suy bại đạo đức của xã hội ấy. Tiếp tục đọc

Nhà thơ Việt Phương: Thơ làm chết người như bỡn…

Tác giả: Nhà thơ Ý Nhi

KD: Mình nhận được bài viết này của nhà thơ Ý Nhi, viết về nhà thơ Việt Phương. Một tâm hồn thơ viết về một tâm hồn thơ. Một trí tuệ viết về một trí tuệ. Vừa gần gũi, tưởng rất hiểu, rồi mà vẫn xa xôi, vẫn khó nắm bắt. Tưởng rất xa xôi, nhưng lại như “chạm” được cái tinh túy, cái cốt cách của một nhà thơ đương đại, và cũng là một chuyên gia kinh tế, một nhà hoạt động xã hội.

Ông là một hiện tượng riêng biệt của làng thơ. Như bạn bè ông nói: “… Biết tất cả những gì không cần biết, không biết tất cả những gì cần biết để sống ở đời”.

Ở ông, như một sự kết hợp của trời phú, thiên phú- sự trải nghiệm sắc sảo, đầy tính triết luận của cái “biết”, mà vẫn giữ được sự trong sáng, hồn hậu, bao dung, trẻ trung, dễ thương của cái sự “chưa biết”. Chung đấy mà riêng đấy. Tất cả làm nên một Việt Phương độc đáo không trộn lẫn- giữa Đời.

Xin giới thiệu một bài viết dầy dặn, sâu sắc, tinh tế của nhà thơ Ý Nhi. Xin cảm ơn cả hai nhà thơ.   

Nhà thơ Việt Phương. Ảnh: Lê Anh Dũng

Tôi quen Xuân Quỳnh và  Phan Thị Thanh Nhàn vào khoảng 1969, 1970 khi tôi vừa ra trường và còn làm việc tại Viện Văn học. Lúc này, hai bạn đã là những nhà thơ trẻ có tiếng tăm và thường chơi thân với Bằng Việt, Vũ Quần Phương, cũng đang là những gương mặt nổi bật của làng thơ. Những năm tháng đó, dù đang chiến tranh, cuộc sống vất vả, cực nhọc, có rất nhiều người trẻ làm thơ và coi việc làm thơ là lẽ sống, là một điều thiêng liêng. Tiếp tục đọc

Đất mỹ nhân vắng… người đẹp!

Tác giả: Mạnh Duy

KD: Chả cứ người đẹp phải “tứ tán” đến đô thị để sống, ngay cả những người không đẹp, hoặc đẹp… vừa vừa, những cư dân bình thường cũng phải vậy thôi. Vì ở lại quê hương họ sẽ sống thế nào? Vì vậy, đô thị lúc nào cũng kẹt xe, ồn ào, và bao bài toán giải pháp cũng botay.com. Câu hỏi này giành cho các quan chức đầu tỉnh mà dinh cơ, hoặc của chìm của nổi to ngang với mức độ “chén” của các vị   😀

Nhiều miền đất nổi danh có nhiều người đẹp bây giờ mỹ nhân là hàng hiếm vì các cô đã lũ lượt rủ nhau về chốn phồn hoa đô hội tìm đường lập nghiệp, tiến thân

Miền đất của những người con gái đẹp luôn có sức hút kỳ lạ với những lữ khách tình si. Vì thế, khát vọng được “chạm” vào một miền gái đẹp luôn khiến người ta rộn ràng, thổn thức, mê đắm. Nhưng giờ đây, để gặp được giai nhân giữa miền gái đẹp lại chẳng dễ chút nào.

1. Nói về miền gái đẹp, nhiều người nay rất ngại nhắc đến Tuyên Quang song vẫn không thể làm ngơ trước “chè Thái, gái Tuyên”. Đất gái đẹp ấy danh bất hư truyền từ lâu còn với người Tuyên Quang thì “niềm tự hào” ấy lại rất bình thường. Nếu giờ đây có một ai đó mò mẫm ở thành Tuyên hay những chốn thâm sơn cùng cốc của đất Tuyên Quang để tìm người đẹp thì dễ bị người dân nơi đây cười thầm trong bụng, cho là kẻ dở hơi. Tôi đã không dưới một lần “mò” vào tận xã Thượng Lâm, huyện Na Hang với niềm tin vào lời đồn “mận Hồng Thái, gái Thượng Lâm”. Nơi ấy được coi là cái rốn người đẹp của Tuyên Quang ắt phải có giai nhân. Tâm lý của những người mê cái đẹp, dù chỉ với mục đích để diện kiến, ngắm nhìn hay được hỏi chuyện vài câu, cũng đều rất nôn nóng, sốt ruột. Ông Ma Văn Khanh, người dân tộc Tày có vợ từng là hoa khôi của đất Thượng Lâm hơn nửa thế kỷ trước, cười khà khà: “Muốn biết gái Thượng Lâm đẹp thế nào, cứ ở lại đây vài hôm”.

Lò Thị Minh - người Điện Biên, Á hậu 1 cuộc thi Người đẹp các dân tộc Việt Nam 2013 - trong trang phục truyền thống của dân tộc Xinh Mun. Ảnh: Văn Thành Chương

Lò Thị Minh – người Điện Biên, Á hậu 1 cuộc thi Người đẹp các dân tộc Việt Nam 2013 – trong trang phục truyền thống của dân tộc Xinh Mun. Ảnh: Văn Thành Chương Tiếp tục đọc

Lòng tin biến thể

Tác giả: Nguyễn Chính Tâm (theo Người đô thị)

 

 

 

Chúng ta đang sống trong xã hội với một lòng tin biến thể. Lý do chính của sự biến thể này nằm ở sự thay đổi về hoàn cảnh xung quanh, bao gồm cả thể chế xã hội yếu đi, hoặc không còn phù hợp nữa vì những lý do khách quan, chủ quan nào đó.

 

 Nhưng quan trọng hơn là những người đứng đầu đảm bảo thực hiện thể chế lại không kiên quyết bảo vệ những cơ chế khuyến khích và chế tài mà thể chế hiện hành quy định. Vì vậy xây dựng lòng tin phải bắt đầu từ thể chế, và những người lãnh đạo điều hành thế chế đó.

Một nhà xã hội học người Mỹ – khi phân tích tình hình của nhà nước Liên Xô cũ những năm cuối cùng – lập luận rằng niềm tin là quá trình tương tác không ngừng về độ đáng tin cậy của hành động của một bên nào đó, dựa vào (1) uy tín của đối tác và chủ thể, (2) đánh giá hoàn cảnh hiện tại, (3) giả định về hành vi của đối tác và (4) niềm tin về sự trung thực và đạo đức của bên kia.  Tiếp tục đọc