Có bao nhiêu “Dương Chí Dũng” đỉnh cao quyền lực… ngã ngựa?

Tác giả: Kiều Phong

 

Dương Chí Dũng: từ đỉnh cao đến vực thẳm

 

Dương Chí Dũng có lẽ là cái tên được nhắc tới nhiều nhất trong năm 2013 và những ngày đầu năm mới 2014 này. Xuất thân trong một gia đình danh gia vọng tộc nhất nhì đất Cảng, ông Dương Chí Dũng (nguyên Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam) phải đối mặt với cái kết đáng buồn khi gây ra vụ đại án tham nhũng ở Vinalines từng khiến dư luận xôn xao và làm tốn bao giấy mực báo chí.

 

Trước khi bất ngờ rơi vào vòng tù tội, Dương Chí Dũng có sự nghiệp sáng lạn, với đường quan lộ rộng thênh thang… Ông Dũng được bổ nhiệm làm Tổng giám đốc Vinalines từ tháng 8/2005. Đến tháng 7/2011 thì ông được bổ nhiệm giữ chức Chủ tịch Hội đồng quản trị tổng công ty này. Ông Dũng cũng là Ủy viên thường vụ Đảng ủy khối Doanh nghiệp Trung Ương, Bí thư Đảng ủy Vinalines…

 

 Dương Chí Dũng tại tòa.  Tiếp tục đọc

Điện thoại

Tác giả: Kim Dung/ Kỳ Duyên

 

 Sương muối đã điểm rồi

  Lá đâu còn xanh nữa

  Mà tim ai nhát nhúa

  Mà lòng ai bỡ ngỡ

  Mà hồn ai ngu ngơ

.

  Sóng xô dạt bến bờ 

  Cho tiếng cười rạng rỡ

  Cho lá bỗng thiên thanh

  Tiếng chim hót đầu cành

  Hoa nở hương mùa hạ Tiếp tục đọc

“Khổ nhất là khi ta… định hướng sai”

Tác giả: Tô Văn Trường

KD: TS Tô Văn Trường vừa gửi cho mình bài viết này.  Để rộng đường dư luận, xin đưa lên Blog để bạn đọc, chia sẻ và nếu cần thiết, có thể trao đổi với Ts Tô Văn Trường. Title bài và bài viết, Blog Kim Dung/ Kỳ Duyên đã biên tập  😀

Xin cảm ơn TS Tô Văn Trường.

Đó là câu trả lời của Thánh Anthony khi Ngài trả lời câu hỏi của một người mù: “Trí tuệ mẫn tiệp như ngài có phải chịu khổ điều gì không?”. Ngài chỉ thọ được 36 tuổi, nhưng xem ra, câu trả lời của vị thánh nổi tiếng của Thiên chúa giáo vẫn còn linh nghiệm đến muôn đời.

Nguồn: Trên mạng

Đất nước ta có vị trí địa chính trị rất đặc biệt, chịu tác động rất sớm ảnh hưởng của  Ấn Độ và Trung Quốc cũng như tiếp xúc sớm với các nước phương  Tây như Hà Lan, Pháp, Mỹ. Tuy nhiên, dân tộc Việt Nam có đặc thù đậm nét mang bản sắc dân tộc đó là “tam vị nhất thể”  gồm có: Nhà (từng gia đình);  Làng  (đơn vị cơ sở) và Nước (cả dân tộc).  Tất cả tam vị này hòa quyện làm một tạo thành hồn nước. Người yêu nước, nhất là ở cương vị lãnh đạo càng cần phải biết làm cho  cuộc sống bản thân trong… tam vị nhất thể.  Tiếp tục đọc

Cần thêm nhiều đốm lửa mới

Tác giả: Giáp Văn Dương

KD: Điều ai cũng thấy rõ, nhiều quốc gia chấn hưng, đi lên từ GD, như Singapore là rõ nhất. Còn ở VN, đã có câu nói: GD là động lực phát triển. Thế nhưng vì sao GD VN lại đầy sự khủng hoảng, hết chủ trương này đến chủ trương kia đều bị phá sản? Lúc thì không phù hợp thực tiễn, lúc thì chạy theo áp lực ĐH của người dân… GD VN luôn ở tình trạng “đẽo cày giữa đường”.

 

 

Hơn một trăm năm trước, Phan Châu Trinh và nhóm Duy Tân chủ trương “khai dân chí, chấn dân khí, hậu dân sinh” để cứu nước.

 

Minh họa: Vũ Đình Giang

Trong lúc nước nhà trong cảnh nô lệ, nhiều con đường cứu nước được bàn thảo và thử nghiệm, vì sao cụ Phan lại chọn con đường từng bị đánh giá là “cải lương” và không mang lại kết quả thấy ngay được này?

Đọc lại những trước tác của Phan Châu Trinh, ta thấy rằng lý do cụ Phan chọn con đường khai dân trí bởi cụ cho rằng Việt Nam chịu cảnh nô lệ là vì thua kém phương Tây cả một nền văn minh chứ không phải kém về lòng quả cảm. Tiếp tục đọc

Di chúc cựu tổng thống Mandela gây căng thẳng gia đình

Tác giả: Mỹ Loan

KD: Đúng là mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh. Cho dù là nhà của chính khách, hay nguyên thủ quốc gia  😀

Ngày 3-2, đội ngũ thực hiện di chúc của cố tổng thống Nam Phi Nelson Mandela công bố di chúc cuối cùng của ông sau hai tháng chính khách nổi tiếng thế giới này qua đời.

                  Bức ảnh Nelson Mandela chụp cùng gia đình năm 2009. Nguồn: TTVH

Theo AFP, các luật sư sẽ tiết lộ ai là người được quyền kiểm soát khối tài sản trị giá hàng triệu USD của chính khách 95 tuổi này.

Sau khi mất, cố tổng thống Nam Phi đã để lại người vợ Graca Machel, người vợ cũ Winnie Madikizela-Mandela và hơn 30 người con, cháu, chắt cũng như trung tâm tưởng niệm Nelson Mandela và Quỹ nhi đồng Nelson Mandela. Tiếp tục đọc

GS – TSKH Hồ Ngọc Đại: Phải tôn trọng cuộc sống thật của mỗi người

Tác giả: Vương Hà (thực hiện)

KD: Ảnh GS Hồ Ngọc Đại “đẹp chai” quá nhể  😀  

Ông- một nhà khoa học suốt đời tận tụy nghiên cứu và tận tụy truyền bá để ứng dụng trong thực tiễn công nghệ GD cho mọi vùng miền đất nước, dù trải qua bao khốn khó, thăng trầm, bao ngăn cản bởi sự xơ cứng, bảo thủ, trì trệ của ngành GD. Giờ đây, khi GD bộc lộ hết cái tụt hậu khốn khổ, thì ông mới lại có cơ hội ứng dụng tiếp công trình nghiên cứu của mình, ở cái tuổi U 80. Thành công ra sao, hay còn tiếp tục phải điều chỉnh, chưa ai biết được, khi thời gian với đời người không còn nhiều. Có cả niềm vui lẫn nỗi chua xót cho một nhà khoa học chính trực.

Vậy nhưng mỗi lần anh em “nhà mềnh” gặp nhau, chỉ thấy nụ cười tươi rói, chỉ thấy ở ông sự hài hước, chân thành, hồn nhiên như trẻ nhỏ. Ông “hòn đất ném đi”- mình cũng “hòn chì ném lại”. Cả nhóm cười nghiêng ngả…

Giáo sư Hồ Ngọc Đại. Ảnh: NGUYỄN ĐÌNH TOÁN

Giáo sư Hồ Ngọc Đại – với tư cách nhà giáo – là người đã gây nhiều tranh cãi nhất hiện nay. Nhưng trên hết, đó là tâm huyết hiếm thấy với sự nghiệp giáo dục. Tâm huyết tới mức, GS cả gan “mạt sát” nền giáo dục hiện hành, chỉ nhằm đổi mới “tận nguyên lý” của nó.

Những kẻ chiến bại đáng phong anh hùng

Giáo sư từng nói, cần có một nền giáo dục mới. Một nền giáo dục buộc phải mới tận nguyên lý của nó. Bạn đọc có thể hiểu như thế nào về nội dung này?
– Để dễ hình dung, nông dân chúng ta thường dùng chiếc cày chìa vôi để cày ruộng, nếu chúng ta chỉ đổi mới hình hài của nó, kể cả dát vàng đi nữa, vẫn chỉ là con trâu đi trước cái cày theo sau. Nhưng muốn tăng năng suất, buộc phải cày bằng máy cày. Do đó muốn giáo dục phát triển, phải đổi mới căn bản nó, hay nói cách khác là “phải mới tận nguyên lý” của nền giáo dục. Tiếp tục đọc

Những cái Tết của mẹ

Tác giả: Hiệu Minh (Washington DC)

KD: Chắc giờ này, Tổng Cua- Hiệu Minh vẫn chưa hề biết bài viết đã được đăng trên TVN.

Nhưng Cua không biết rằng, khi biên tập bài viết này, mình đã khóc, vì thương cảm số phận những người mẹ, người cha ở làng quê nước Việt đến thế nào . Còn bạn phụ trách TVN, quay sang bảo với mình “chị ơi”, và cứ gục đầu xuống bàn, để gắng kiềm chế cảm xúc, vì không nói nổi. Mới hiểu khi đọc email của Tổng Cua: Mình viết bài mà rơi nước mắt, chữ nghĩa đi đằng nào hết, Tép gắng biên tập nhé!

Chữ nghĩa đi đằng nào hết, chỉ còn lại niềm thương thấm thía, niềm kính trọng sâu sắc các bậc sinh thành. Xin tạ ơn những người cha, người mẹ nước Việt đã âm thầm hy sinh cho đất nước này!

Cha mẹ tôi cũng chỉ là một trong hàng chục triệu các đấng sinh thành, suốt cả cuộc đời không một bữa no, không chiếc áo lành, đầu đội nón mê, tong tả đi bộ khắp chốn cùng quê, thế mà sinh ra và nuôi một thế hệ cứu đất nước này.

Kể từ lúc sinh ra và hiểu biết về cuộc đời, Tết năm nào tôi cũng có mẹ, dù ở gần hay rất xa, đôi khi là nửa vòng trái đất, nhưng vẫn cảm giác có bà bên cạnh.

“Mẹ ký”…

Những năm 1960 các con còn bé, đến Tết được mẹ mua quần áo mới. Bà sang chợ Hối hay chợ Trường Yên vào phiên tất niên, móc những hào cuối cùng để mua quần áo cho 08 đứa lít nhít. Có quần mới thì thôi áo, được áo thì dùng tạm quần cũ, hoặc thửa lại của anh chị.

Nhớ hai cô em gái quen mặc nâu sồng, mẹ mua áo hoa, bảo mặc thử, nhưng nhất định không vì sợ mầu mè. Mẹ tức, phát cho mấy cái vào mông, các cô phải nghe theo. Nhưng mặc vào rồi, bảo cởi ra sau ba ngày Tết để dành sang năm cho mới, các em lại khóc, không chịu bỏ áo mới.

Tôi là con thứ trong nhà, quần áo cho năm mới là của các anh lớn hơn để lại, mẹ không đủ tiền sắm cho gần chục đứa con đang tuổi lớn.

Vào lớp 05 thì người lớn rồi. Mẹ mua mảnh vải xanh công nhân, nhờ ông cậu may cái quần phăng, túi vải trắng. Đợi mãi tới chiều 30 Tết, cậu mới may xong, có những năm vì cậu bận, sau tết mới có quần mới. Lần đầu có cái quần có túi trước túi sau, sao mà hãnh diện, dù cái áo đã sờn, vá mấy miếng. Tiếp tục đọc

Những mùa xuân đoàn viên…

Tác giả: Minh Phước

KD: Bài viết nhẹ nhàng, nhưng lại chỉ ra được cái “đi trước” của người dân về sự hòa hợp, hòa giải dân tộc. Vậy mà tại sao đến thời điểm này, dân tộc Việt vẫn có “chiến tuyến hai phía” ở trong lòng? Sự hòa hợp, hòa giải vẫn cực kỳ khó khăn?

Cuộc chiến khắc nghiệt, mất mát và đau thương này từng ngày từng ngày đã được từng gia đình, từng gia tộc hóa giải, xoa dịu, hàn gắn… bằng những lần sum họp bên nhau trong những ngày giỗ kỵ, lễ tết.

Không biết ở ngoài Bắc như thế nào, nhưng từ vĩ tuyến 17 cho đến mũi Cà Mau, mỗi họ hàng dòng tộc không gần thì xa đều có bà con người ở bên này người ở bên kia cuộc chiến. Năm 1975 thống nhất đất nước, mọi người sum vầy đoàn tụ, mỗi người dân, mỗi gia đình, mỗi dòng tộc cùng nhau nỗ lực khắc phục hậu quả một thời đạn bom, nỗ lực hàn gắn những vết thương chiến tranh…

Mỗi cá nhân đều có nguồn cội từ cha mẹ, ông bà, tổ tiên. Chính từ gia đình, cái nền tảng cơ bản nhất của xã hội, là nơi thực hiện tốt nhất những… hòa hợp, hòa giải những bất đồng, những mâu thuẫn của các thành viên trong cái tổ ấm ấy.

Nhân rộng ra là bà con, họ hàng, gia tộc. Cuộc chiến khắc nghiệt, mất mát và đau thương này từng ngày từng ngày đã được từng gia đình, từng gia tộc hóa giải, xoa dịu, hàn gắn… bằng những lần sum họp bên nhau trong những ngày giỗ kỵ, lễ tết.

Họ cùng nhau thắp hương khấn vái bàn thờ ông bà tổ tiên, ôm choàng nhau tay bắt mặt mừng, xưng hô với nhau bằng anh em. Bên chén trà ly rượu bồi hồi nhớ lại những kỷ niệm xưa, truyền thống đạo lý của những người đi trước, những người đã khuất, để rồi từ đó, họ đoàn kết lại đồng lòng giúp đỡ xây dựng gia đình mình, gia tộc mình vững bước đi lên.

Chiến tranh đã đi qua được gần 40 năm, những gia đình, những gia tộc nhỏ bé của dân tộc Việt Nam đã âm thầm làm rất tốt công việc hòa hợp, hòa giải này.

mùa xuân, đoàn viên, lễ tết, minh phước
Mâm cỗ ngày Tết cho gia đình quây quần Tiếp tục đọc

Lý do Nhật đổi mới thành công còn VN thì không?

Tác giả: Duy Chiến (thực hiện)

KD: Một bài trả lời phỏng vấn khá hay. Bi kịch của xã hội VN trong quá khứ cho đến thời hiện đại là từ ý thức hệ phong kiến đến ý thức hệ … “nhóm lợi ích” luôn là vật cản của mọi cải cách.

Ts Bùi Trân Phượng chỉ ra có hai điểm căn cốt của vật cản này cực kỳ chính xác: Một phần do nhận thức (giáo điều), một phần do đặc lợi.

Sự tiến bộ của Nguyễn Trường Tộ cũng như sự cầu thị của vua Tự Đức và các đại thần là điều kiện cần nhưng chưa đủ để VN canh tân như Nhật Bản.

Đọc thêm Kỳ 1: Sáp nhập, tinh gọn để giảm bớt… quan

Nhằm góp phần làm sáng tỏ thêm nhân vật Nguyễn Trường Tộ cũng như lý giải vì sao cùng thời đại ông, nước Nhật canh tân thành công còn VN lại thất bại, Tuần Việt Nam có cuộc trò chuyện với TS. Bùi Trân Phượng, hiệu trưởng Trường đại học Hoa Sen TP.HCM. TS. Phượng từng bảo vệ luận văn cao học về Nguyễn Trường Tộ và tiến sĩ lịch sử tại Pháp.

Nguyễn Trường Tộ, đổi mới, canh tân, cách mạng

TS Bùi Trân Phượng. Ảnh: Hoasen.edu.vn

Con người của hành động

Thưa TS Phượng, từ những nghiên cứu của mình, bà đánh giá đâu là đặc điểm nổi bật ở Nguyễn Trường Tộ, khiến ông khác biệt và tiến bộ hơn những nhà Nho cùng thời?

Nguyễn Trường Tộ là nhà Nho thực tế nhất mà tôi từng biết, ông không chỉ là người nêu ý tưởng mà còn là con người hành động. Ông đã dành phần lớn cuộc đời mình, dù ngắn ngủi, để thực hiện các ý tưởng của mình. Ông hành động liên tục, mạnh mẽ, không được việc này thì làm việc khác, gần như không ngừng nghỉ. Tiếp tục đọc