Mục kích cuộc sống trại giam của anh em Dương Chí Dũng

Tác giả: Minh Phương (theo Kiến thức)

Từ khi bị bắt tới nay, Dương Chí Dũng và Dương Tự Trọng bị giam ở trại nào và cuộc sống tù tội ra sao?

Sau khi bị bắt, Dương Chí Dũng được giam tại một trại giam ở Lạng Sơn. Theo lời kể của ông Dũng, trong quá trình điều tra “rất sợ bị ám sát”.
 
Ông Dũng khai, khi bị đưa vào trại giam ở Lạng Sơn, gặp nhiều thanh niên bặm trợn trong phòng nên đã lo sợ cho sự an toàn tính mạng. Trong ảnh là trại tạm giam Công an tỉnh Lạng Sơn. Tiếp tục đọc

“Xinh” với “Đẹp” khác nhau đấy

Tác giả: theo Triết học đường phố

KD: Khái niệm đưa ra không mới, nhưng bài viết dễ thương  😀  Và vẫn rất cần cho một cái nhìn về cái Đẹp trong xã hội hiện nay. Chính vì thế, mình vẫn thấy có nhiều cô gái xinh mà không đẹp. Bởi cái đẹp còn cần phải “tu luyện”, phải chứng minh bằng rất nhiều yếu tố: trí tuệ, cái duyên nữ tính, sự tử tế, thiện lương…

Đó là cái Đẹp “chết người”. Đàn ông có “phúc có phận” mới có được cái đẹp đó  😀

Chứ không phải chỉ là sự tinh tường  😀  . Xin lỗi các bậc nam nhi   😀

Tết nhất bị chết đuối trong mớ câu hỏi: “Người yêu đâu sao không dẫn về?” hay “Sao con ấy xinh thế mà không yêu?” và hàng tá thứ tương tự. Tôi thường hay trả lời: “Tại cô ấy chưa đẹp.” Nhân đầu năm mới, tôi xin chia sẻ chút quan niệm cá nhân về XINH và ĐẸP.
XINH
Giờ nói xinh gái thì nhiều lắm. Chưa kể thành phố tôi là một trong những thành phố có nhiều gái XINH nhất cả nước – Hải Phòng. Chỉ cần bước chân ra khỏi nhà, quay đầu nửa vòng thôi là đã lọt vào mắt tới 3 cô hàng xóm xinh xắn. Chưa kể giờ công nghệ trang điểm nhan nhản, quần áo kiểu cách tràn lan, đôi khi còn phát sinh ra cái bệnh gọi là “bội thực gái xinh”. Đấy mới là tính riêng trên đường phố thôi đấy. Còn số lượng hot girl ảo trên mạng giờ cũng đã “bão hòa” nhờ vào Camera360, Instagram và nhiều “chuyên gia trang điểm” khác. Tiếp tục đọc

Nhận diện “lợi ích nhóm”

Tác giả: Theo Pháp luật t/p HCM

Lần đầu tiên vấn đề “lợi ích nhóm” đã được phân tích và nhận diện tại cuộc hội thảo ngày 3-1-2014 tại Hà Nội, do Ủy ban Kiểm tra Trung ương phối hợp với Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương tổ chức.
Xin đọc thêm dưới bài này, bài viết của ông Nguyễn Quang A:  Sao lại chống nhóm lợi ích”

Đây là một hoạt động thuộc đề tài nghiên cứu “Thực trạng, xu hướng và giải pháp phòng, chống “lợi ích nhóm” ở nước ta hiện nay, mã số KHBĐ (2013)-17” do TS Tô Quang Thu – Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Chủ tịch Hội đồng Khoa học cơ quan Ủy ban Kiểm tra Trung ương, làm chủ nhiệm đề tài.

Trong báo cáo đề dẫn, TS Tô Quang Thu cho rằng có sự khác nhau hoàn toàn giữa hai cụm từ “nhóm lợi ích” và “lợi ích nhóm”. Theo đó, “nhóm lợi ích” hàm nghĩa là một tập thể gồm nhiều cá nhân, tổ chức chia sẻ một mối quan tâm chung và cùng nhau thúc đẩy các mục tiêu đó tác động vào các chính sách của Chính phủ. Trên thực tế, trong xã hội có nhiều “nhóm lợi ích” tồn tại một cách khách quan, chúng có tác động hai mặt đến xã hội. Mặt tích cực của “nhóm lợi ích” là truyền tải thông tin giữa nhóm lợi ích và Chính phủ, cũng như là đầu mối vận động ủng hộ các hoạt động, chính sách của Chính phủ. Mặt tiêu cực của “nhóm lợi ích” là vì mục tiêu cục bộ của nhóm có thể làm sai lệch chính sách của Chính phủ và làm tha hóa công chức quản lý nhà nước. Tiếp tục đọc

Email Ngọc Hoàng gửi Táo Quân

Tác giả:   Ngọc Hoàng Cua Times- tức Hiệu Minh

KD: Đọc chít cười vì Tổng Cua. Nhưng mình rất nghiêm chỉnh- muốn nhắn gửi tới các tác giả viết kịch bản Táo quân năm 2015, nếu tiếp tục- đó là cần bổ sung có thêm Táo Báo chí và Táo Blog- Bleo, vì thế giới phẳng, không thể thiếu hai ông Táo này được  😀

Một cảnh trong Táo Quân 2014. Ảnh: Internet

Một cảnh trong Táo Quân 2014. Ảnh: Internet

 

Dân Việt là dân cười dễ tính, rất thích cười. Trong chiến tranh mất mát vẫn cười. Hòa bình, thiếu ăn, đói khổ, mua được miếng thịt ba chỉ do cô bán hàng mậu dịch vứt toẹt vào mặt, vẫn cười. Cười trong mọi hoàn cảnh. Nhưng tới Táo Quân 2014 thì hình như tiếng cười đã ít đi.

 

 

 

Ta viết xong email này gửi cho Tổng Cua thì ba ngươi đã về trần gian, đang bị thế giới blog chửi thấu trời vì táo nhạt, táo ung, táo thối, kể cả… táo bón. Tiếp tục đọc

Yếm đào và váy đụp

Tác giả:

KD : Bạn bè iu quý gửi cho những tấm hình này. Đẹp quá thể 😀

.

Cái yếm ngày xưa phụ nữ miền Bắc mặc là vì 2 lý do:

1. Chưa có xú-cheng

2. Để cho con bú dễ dàng (phần lớn nuôi con bằng sữa mẹ, nhất là phụ nữ ở thôn quê)

Ngày nay, yếm trở thành một phương tiện để phô trương nét đẹp trên thân thể phụ nữ.

Đây là những giải yếm đào, yếm lụa, yếm vải … và váy đụp . Một thời tượng trưng cho cái nghèo . Nay tượng trưng cho nét thanh tú của tuổi thanh xuân “nửa kín… nửa hở…” !

Chỉ có xã hội hóa và cá nhân hóa mới mang lại sự dân chủ

Tác giả: Đỗ Lai Thúy – Phan Thắng

KD: Ô, một bài trả lời phỏng vấn hay về văn hóa của GS Đỗ Lai Thúy. Hay từ cái title đến nội dung.

Phóng viên:Bây giờ là cuối năm 2013, có nghĩa là chúng ta đã bước sang thế kỷ mới được 13 năm. Là người đã quan tâm và có nhiều nghiên cứu về văn hóa, ông thấy văn hóa nước nhà ta bây giờ có khác nhiều so với thập kỷ cuối của thế kỷ trước?Sự khác biệt lớn nhất, quan trọng nhất là gì, nó thể hiện như thế nào?

Đỗ Lai Thúy:Hỏi về văn hóa, hoặc thay đổi về văn hóa, một cách chung chung thì rất khó trả lời. Vì thế, ở đây, để trả lời câu hỏi của anh, tôi phải phân biệt hai thứ văn hóa: một văn hóa ở cấp độ tổng thể và một văn hóa ở cấp độ đời sống thường nhật. Về loại hình văn hóa thứ nhất thì trước đây người ta không để ý, hoặc  không biết rằng có nó để mà để ý. Câu tuyên bố của một quan chức văn hóa: “văn hóa phải phục vụ du lịch” là một minh chứng. Tiếp tục đọc

Từ loạn tâm đến loạn lễ hội

Tác giả: Lê Thanh Phong

KD: Bài bình hay. Đọc bài này, mình nhớ đến các chùa chiền ở Lào, không khí thanh tịnh, tôn nghiêm, hiền hòa- một không khí cho con người ta dưỡng tâm, dưỡng tính. Chỉ cần bước chân vào cửa chùa, đã thấy tâm hồn con người ta như được/ buộc phải tẩy rửa, chỉ còn sự thánh thiện, sự hướng thiện.

Còn ở VN, ở bất cứ đền hay chùa, miếu… đều thấy sự tấp nập của cầu lợi, cầu danh, chen lấn, xô đẩy, tiền lẻ cúng dường nhét tứ tung, tùy tiện và không còn không khí của sự thanh tịnh. Nói như một bài viết của TVN: Nó là “quan hệ song phương”, “mặc cả với thánh thần”: Nếu phù hộ cho con… thì con xin cúng…

Tự lúc nào, mà người Việt ra thế này? Đó là bản chất thực dụng, vụ lợi, chụp giật của người Việt? Hay đó là sự “rối loạn các giá trị”, khiến cho người Việt không còn cần tới văn hóa ứng xử nơi công cộng? Hay đó, thực chất là dân trí người Việt? Những câu hỏi về văn hóa người Việt, dường như không có câu trả lời- từ lâu.

Nhưng rất đáng hổ thẹn, và buồn lắm!  😦

Không thể phủ nhận lễ hội ( đặc biệt là lễ hội vào mùa Xuân) là nét sinh hoạt văn hoá truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Nhưng lễ hội, những sinh hoạt văn hoá truyền thống có còn văn hoá không, hay đã bị biến tướng thành tệ nạn, câu trả lời từ chính thực tế.

Thực tế đó là gì? Tại chùa Hương, không phải thanh khiết theo kiểu “hoa cỏ mờ hơi sương” trong thơ Nguyễn Nhược Pháp, mà là một núi rác. Không phải “réo rắt suối đưa quanh…cảnh đẹp gần như tranh” mà là một suối rác. Dân mình không mấy ai ý thức bỏ rác vào giỏ, mà vứt bừa, núi non, sông suối vứt càng sướng tay. Văn hoá đây ư! Tiếp tục đọc

Vì sao cán bộ ‘đâm hư’ nhiều thế?

Tác giả: Minh Cường (theo PLTP số Xuân Giáp Ngọ)

KD: Thú thực, giải pháp mà ông Hồ Hữu Nhựt đề xuất, nó na ná “khẩu hiệu” và đầy sự duy ý chí.

Cuộc sống và thực tiễn xã hội thời hội nhập, đòi hỏi một thiết chế quản lý tầm vĩ mô phải mang tính thượng tôn pháp luật, mọi thang bậc giá trị phải rõ ràng, sòng phẳng, rạch ròi. Tích cực, hay tiêu cực, cũng từ đó mà ra, hoặc phát huy được tốt nhất, hoặc nó sẽ dẫn tới hệ lụy mọi giá trị đảo điên…, khiến lòng người ly tán.

“Còn sau này, không ít người trong số đó dựa thế này lực kia mà lên chứ không phải đi bằng đôi chân và tấm lòng của họ.”
.
“Thời chiến tranh, ta dễ nhận ra một người yêu nước thương nòi khi họ sẵn lòng rời bỏ những quyền lợi riêng tư của mình để đi vào cuộc chiến khốc liệt, trường chinh, bằng tất cả những khát khao cháy bỏng nhằm giành lại độc lập, hòa bình, thống nhất cho Tổ quốc. Giờ ta phải đốt đuốc đi tìm những người vì nước, vì dân đúng nghĩa và lấy đó làm hạt giống để gầy dựng lại cốt cách của người cán bộ thực sự”. TS Hồ Hữu Nhựt, nguyên Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Thanh niên của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam mở đầu cuộc trao đổi cuối năm 2013 với Pháp Luật TP.HCM.
.
Học tinh thần “dĩ công vi thượng”
.
Nhắc lại câu chuyện “quốc tang trong lòng dân tộc” của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, TS Hồ Hữu Nhật tiếp: “Ai vì nước vì dân thì không bao giờ dân quên cả. Đến  khi người ấy mất đi, dân đúc tượng đài người đó trong tim mà tôn thờ. Đây là bài học quý giá để cán bộ ta phải giật mình nhìn nhận lại mình đã xứng đáng với niềm tin yêu của dân chưa. Đồng thời, nhà nước cũng phải suy nghĩ làm sao để xây dựng một đội ngũ cán bộ được lòng dân thực sự. Đó không còn là chuyện nói với nhau nghe, chuyện nội bộ, chuyện sách vở nữa mà là vấn đề phải giải quyết cấp bách nhất hiện nay”.Thưa ông, tại sao ông nói “trước một cái ghế cao lại khó nhận ra một người yêu nước thương dân thực sự”? Tiếp tục đọc

Thâm sâu chuyện ăn uống của người Nam Bộ

Tác giả: Nguyễn Quang Sáng (theo Báo Gia đình Xã hội)

KD: Mình vốn rất thích các bài viết về phong tục, tập tục văn hóa các vùng miền. Xin đưa lên đây để bạn đọc đọc và chia sẻ những bản sắc văn hóa khác nhau của nước Việt

Với người già cũng thế, ông bà mình cũng nói ” Già bát canh”. Bởi, con cháu, trong bữa cơm hàng ngày cũng như giỗ, Tết, thường gắp cho ông bà, cha mẹ mình miếng ngon nhất trên bàn ăn.

Vì sao khi ăn không mời?

Trước khi nói về cái lệ này, cần phải nói về ngôn ngữ của những người đi khẩn hoang. Ở rất nhiều vùng tại miền Tây hiện nay, con cái vẫn xưng “tui” với cha mẹ, với người lớn. Đây không phải thứ con cái “mất dạy” như nhiều người dân lầm tưởng, mà nó chứng tỏ sự ngang tàng, phóng khoáng, không câu nệ những chuyện lễ nghi rườm rà trong cuộc sống thường nhật. Riết rồi thành quen.

Cái ăn cũng vậy, người khẩn hoang xưa khi đi dọn rừng, phát ruộng xa chòi thường mang theo một bếp lò di động để trước mũi xuồng. Đến nơi làm, họ chọn một chỗ khô ráo rồi đặt lò và nhặt cành cây khô đốt lửa. Tiếp tục đọc