Có đề xuất tạm đình chỉ công tác ông Phạm Quý Ngọ

Tác giả: Thế Kha

Trả lời Báo Người Lao Động, ông Phạm Anh Tuấn, Phó Trưởng ban Nội chính Trung ương, cho biết đã có một số ý kiến đề xuất tạm đình chỉ công tác đối với Thứ trưởng Bộ Công an Phạm Quý Ngọ để đảm bảo việc điều tra, làm rõ những nội dung tố cáo của Dương Chí Dũng, nguyên Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam khai tại phiên tòa xét xử Dương Tự Trọng và đồng bọn “Tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài”.

 

 

Thông tin từ Ban Nội chính Trung ương cho biết trong tháng 1-2014 đã báo cáo và được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng – Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng- đồng ý đề xuất bổ sung 4 vụ án, 4 vụ việc có dấu hiệu tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp vào diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo; đề nghị đưa 15 vụ án, 5 vụ việc tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp vào diện Ban Nội chính Trung ương theo dõi, đôn đốc; 24 vụ án, 16 vụ việc đề nghị các Tỉnh ủy, Thành ủy trực thuộc trung ương chỉ đạo, xử lý.

Ngoài ra, Ban Nội chính Trung ương đã họp để nghe các cơ quan tiến hành tố tụng trung ương báo cáo về vụ việc liên quan đến các vụ án xảy ra tại Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines), vụ tổ chức người khác trốn đi nước ngoài và vụ án xảy ra tại Công ty TNHH Công nghệ biển Hải Phòng.

 

Từ lời khai của Dương Chí Dũng, TAND TP Hà Nội đã khởi tố vụ án “Cố ý làm lộ bí mật nhà nước” và đề nghị điều tra việc nhận tiền số lượng lớn của nhiều cán bộ cấp cao. Ảnh: Thanh Lưu

Từ lời khai của Dương Chí Dũng, TAND TP Hà Nội đã khởi tố vụ án “Cố ý làm lộ bí mật nhà nước” và đề nghị điều tra việc nhận tiền số lượng lớn của nhiều cán bộ cấp cao. Ảnh: Thanh Lưu Tiếp tục đọc

Nói lên sự thật không là kích động chủ nghĩa dân tộc

Tác giả: Đăng Thúy (ghi)

KD: Rất thích thái độ thẳng thắn này của Thiếu tướng Lê Văn Cương, và cũng là thái độ làm báo của Dân Việt

“Chúng ta cần phải kỷ niệm sự kiện này hàng năm và có chính sách đãi ngộ những gia đình có công trong cuộc chiến”, Thiếu tướng Lê Văn Cương nói về cuộc chiến tranh biên giới bắt đầu ngày 17.2.1979.

Thiếu tướng Lê Văn Cương, nguyên viện trưởng Viện chiến lược, Bộ Công an

Thiếu tướng Lê Văn Cương, nguyên viện trưởng Viện chiến lược, Bộ Công an.

Mở đầu cuộc trò chuyện với PV NTNN – Dân Việt, Thiếu tướng Lê Văn Cương cho rằng: Kỷ niệm cuộc chiến là việc bình thường nên làm và nhiều nước đã làm, bất kỳ quốc gia có độc lập chủ quyền nào cũng làm thế.

Tướng Cương đánh giá: Nói về cuộc chiến tranh biên giới Việt – Trung cần phải nhận thức rõ về bản chất của cuộc chiến.

“Chúng ta phải khẳng định thêm một triệu lần rằng, ngày 17.2.1979, nhà cầm quyền Trung Quốc đã cho 60 vạn quân vượt biên giới vào lãnh thổ thuộc chủ quyền của Việt Nam để xâm lược chúng ta.Cuộc chiến diễn ra trong khoảng thời gian từ ngày 17.2 đến 15.3 là cuộc chiến đấu của quân và dân Việt Nam chống lại quân xâm lược. Tiếp tục đọc

Chính sách “bên miệng hố chiến tranh” của Trung Quốc đối với Việt Nam sau tháng 2 – 1979

Tác giả: Nguyễn Thị Mai Hoa

KD: Cảm ơn tác giả Nguyễn Thị Mai Hoa và Tạp chí Văn hóa Nghệ An có những bài nghiên cứu sâu, rất có trọng lượng

Sau một thời gian cân nhắc, chuẩn bị kỹ càng mọi phương diện, ngày 17-2-1979, Trung Quốc phát động cuộc chiến tranh xâm lược quy mô lớn, đưa60 vạn quân cùng với gần 800 xe bọc thép, xe tăng, trọng pháo và máy bay các loại đồng loạt tấn công 6 tỉnh biên giới phía Bắc Việt Nam. Trong giờ phút nguy nan, toàn thể dân tộc đã đồng lòng, cùng một ý chí, một quyết tâm giáng trả, bảo vệ biên cương đất nước. Trung Quốc đã phải rút quân, song cuộc chiến vẫn chưa kết thúc, mà chuyển sang một trạng thái mới, không kém phần nguy hiểm – nửa có hòa bình, nửa có chiến tranh.

1- Trì hoãn và đàm phán không thực chất

Ngược dòng lịch sử, không phải chỉ đến sau khi xung đột biên giới phía Bắc (2-1979) nổ ra, phía Việt Nam mới chú trọng giải quyết vấn đề biên giới. Các cuộc đàm phán về biên giới đã được thực hiện từ trước đó, nhằm giải quyết những xung đột nhỏ. Cuộc đàm phán đầu tiên về biên giới, lãnh thổ giữa Việt Nam – Trung Quốc được tiến hành từ  ngày 15-8-1974 đến  ngày 22-11-1974, cấp Thứ trưởng Ngoại giao. Cuộc đàm phán thứ hai về biên giới, lãnh thổ giữa hai nước diễn ra ở Bắc Kinh (từ ngày 10-1977 đến ngày 6-1978) cũng ở cấp Thứ trưởng ngoại giao[1]. Tiếp tục đọc