Khoảng cách ấy không phải là tiền nữa rồi

Tác giả: Đào Tuấn

Xuất hiện trên truyền hình quốc gia sáng nay, ngày thầy thuốc Việt Nam 27.2, Giám đốc bệnh viện Việt Đức, BS Nguyễn Tiến Quyết đã cực kỳ tự tin với một câu hỏi khó. Đại ý ông cảm thấy thế nào khi trong thực tế, hàng tỷ USD mà người dân đổ ra nước ngoài chữa bệnh mỗi năm? Và phải làm sao để Việt Nam trở thành một địa chỉ “du lịch chữa bệnh” trong khi trình độ bác sĩ và khoa học kỹ thuật ở ta không thua kém các nước trong khu vực và thế giới?

Vị thầy thuốc nhân dân lừng danh đã rất tự hào thừa nhận trình độ các thầy thuốc Việt Nam không thua kém bất cứ đâu trên thế giới do “các bác sĩ Việt Nam có đông bệnh nhân, nhiều kinh nghiệm”. Ông cũng nói, chi phí một ca ghép tạng chẳng hạn, chỉ rẻ bằng 1/3 so với nước ngoài.

Công bằng mà nói, những gì ngành y đã làm, những gì mà những người thầy thuốc đã hy sinh và cống hiến đáng để tự hào, chứ không phải tự phụ. Tiếp tục đọc

“Một cô em” cho tiền xây biệt thự, ông Truyền vẫn phải kê khai?

Tác giả: theo Infonet.vn

KD: Đây là mới “một cô em”, chứ còn nhiều bác có “nhiều cô em” thì tiền chắc phải như … vỏ hến  😀

Luật sư Phạm Công Út (Đoàn Luật sư TP. HCM) trao đổi với PV xung quanh thông tin “ông Trần Văn Truyền, Nguyên Tổng Thanh tra Chính phủ, được em kết nghĩa cho tiền để xây biệt thự khủng”.

 

'một cô em', ông Truyền,  kê khai
Căn biệt thự được cho là của ông Truyền gây xôn xao dư luận trong mấy ngày vừa qua

Thưa luật sư, sau khi báo chí đưa tin, người nhà ông Trần Văn Truyền, Nguyên Tổng Thanh tra Chính phủ, cho biết: Ngôi biệt thự “khủng” ông đang ở là do “em kết nghĩa” cho tiền xây. Nhận định của luật sư thế nào?

Với một người có chức vụ cao trong bộ máy thanh tra Chính phủ mà “kết nghĩa” và được quà tặng có giá trị đặc biệt lớn là điều bất bình thường, có thể xem điều đó có dấu hiệu vi phạm luật Phòng, chống tham nhũng, thậm chí vi phạm pháp luật hình sự.

Giả sử đúng như người nhà ông Truyền nói thì việc “em kết nghĩa” cho số tiền lớn như vậy, nghĩa vụ của ông Truyền có phải khai báo với tổ chức Đảng, Nhà nước hay không? Tiếp tục đọc

Bộ Công an làm việc với ông Chấn về ép cung

Tác giả: Nguyễn Quyết

Sáng nay 27-2, vợ chồng ông Nguyễn Thanh Chấn, người bị tù oan 10 năm ở Bắc Giang, đã có buổi làm việc với cán bộ điều tra của Bộ Công an về quá trình bị bắt, bị ép cung… – Anh Nguyễn Văn Quyết, con trai ông Chấn, cho biết.

 

 

 

Vợ chồng ông Nguyễn Thanh Chấn tại Văn phòng Luật sư Công Lý Việt sáng 19-11-2013
Vợ chồng ông Nguyễn Thanh Chấn tại Văn phòng Luật sư Công Lý Việt sáng 19-11-2013

Chiều nay 27-2, trao đổi với Báo Người Lao Động, anh Nguyễn Văn Quyết, con trai ông Nguyễn Thanh Chấn (ở thôn Me, xã Trung Yên, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang), cho biết trong ngày hôm nay có 3 cán bộ Bộ Công an mời ông Chấn, bà Phạm Thị Vì (mẹ ông Chấn) và anh làm việc tại nhà văn hoá thôn.

Nội dung với anh Quyết và bà Vì xoay quanh việc xác nhận lại các thời điểm xảy ra vụ việc và kết thúc vào sáng cùng ngày. Riêng với ông Chấn thì cuộc làm việc kéo dài tới hơn 16 giờ chiều cùng ngày.. Tiếp tục đọc

Báo Nhân Dân “vượt rào”?

Tác giả: Võ Văn Tạo

KD: Vừa nhận được bài viết này của nhà báo Võ Văn Tạo gửi cho Blog, lại viết về báo Nhân Dân, cơ quan cũ của “mềnh”- để khen. Hị…hị…

Cảm ơn nhà báo Võ Văn Tạo nhìu  😀

Xin đọc bài dưới: Trường Sa họp mặt

Chuyện lạ có thật: báo Nhân Dân điện tử ngày 26-2-2014 đăng bài “Trường Sa họp mặt”, phản ánh cuộc gặp gỡ của các cán bộ, chiến sĩ ta từng công tác, chiến đấu tại Trường Sa. Tuy bài viết không có câu nào nêu đích danh kẻ khốn nạn trắng trợn ăn cướp bằng vũ lực đảo Gạc Ma của ta, sát hại 64 cán bộ, chiến sĩ ta vào ngày 14-3-1988 là quân bành trướng nham hiểrm, tham tàn và bạo ngược Bắc Kinh, nhưng có lẽ sau một phần tư thế kỷ, báo Nhân Dân mới dám gợi lại cuộc chiến xâm lược xấu xa này của giặc Trung Quốc, âu cũng là chuyển biến tích cực hy hữu, đáng khen.

Trong sự kiện này, do không phải là Tổng biên tập báo Nhân Dân hay Trưởng Ban tuyên giáo trung ương, người viết bài này không dám chắc báo Nhân Dân đã mạnh dạn “vượt rào”, hay đơn giản chỉ là sử dụng cái “quota” (giấy phép, kế hoạch được duyệt) của Ban Tuyên giáo trung ương. Tiếp tục đọc

Vui chút nhân ngày Thầy thuốc 27/2

Tác giả:

KD: Nhân Ngày Thầy thuốc VN 27/2, bạn bè iu quý gửi cho mình mấy câu chuyện vui vui. Để các bạn đọc Blog, trong đó có các Bác sĩ đọc thư giãn  😀

Bác sĩ nào không bị than phiền?

 

Nhân ngày Thầy thuốc, một địa phương nảy ra sáng kiến trao danh hiệu “thầy thuốc trong năm”. Nhưng dù đã kêu gọi lẫn ép buộc, chẳng y bác sĩ nào dám đứng ra nhận danh hiệu cao quý này. Một bác sĩ được nhiều đồng nghiệp đề cử nhất gãi đầu:

 

– Sau những lùm xùm vừa qua trong ngành chúng ta, tôi sợ đứng ra nhận danh hiệu này thì thiên hạ ném đá chết!

 

Trước nguy cơ danh hiệu chưa trao đã chết yểu từ trứng nước, một y tá đứng lên thỏ thẻ:

 

– Em thấy thế này, để chọn người xứng đáng với danh hiệu này mà không sợ bị dư luận ném đá, các bác cứ chọn ai chưa bao giờ nhận một cái phong bì nào!

 

Ý kiến quá xác đáng này được đáp lại bằng một tiếng ồ thất vọng:

 

– Tưởng gì! Đào đâu ra! Tiếp tục đọc

Bụt ăn ba ma ăn bảy

Tác giả: Minh Diện

KD: Thú thực, đọc quá nhiều bài và bản thân cũng viết nhiều bài về quốc nạn tham nhũng, nhiều khi  mình thấy rất nản, tựa như “ném đá ao bèo” vậy  😦

Tham nhũng cứ trơ trơ mặt thớt!

 

 

                                                   

 

           

 

Một giọng hát dân ca nỉ non của chương trình “Ngày mai tươi sáng” hoặc “Lá rách, lá lành ” đưa  tới một làng quê hẻo lánh nào đó ở miền Nam, miền Trung, miền Bắc, và ống kính Camera chĩa vào những mái nhà lụp xụp, những xó bếp lạnh tanh, những mâm cơm không một mẩu thịt, cá , những cảnh đời lam lũ làm thuê làm mướn, bắt ốc mò cua sống lay lắt , phiêu dạt ngay  trên chính nơi chôn rau cắt rốn của mình. Cảnh nghèo đói như một bức tranh toàn những gam màu  xám xịt gây xúc động  lòng người ngày nào cũng hiện lên trên  màn ảnh nhỏ. Tiếp tục đọc

“Tôi sẵn sàng cung cấp thông tin để minh định tài sản”

 

Tác giả: Tâm Phúc

Ông Trần Văn Truyền nói mình không có nhiều bất động sản như báo chí nêu và đã kê khai tài sản cụ thể.

 

Ngày 26-2, trao đổi với Pháp Luật TP.HCM qua điện thoại, nguyên Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền nói: “Tôi sẵn sàng cung cấp các thông tin và minh định về tài sản của mình với cơ quan chức năng Trung ương, nếu các cơ quan này có nhu cầu xác minh, làm rõ…”.

 

Về ngôi dinh thự, nhà gỗ đặc biệt…

 

Nói về ngôi dinh thự tại ấp 3, xã Sơn Đông, TP Bến Tre, ông Truyền thừa nhận đây là nhà của mình nhưng xây cất trên diện tích đất của người con trai. Ông Truyền cho hay con trai ông đã bỏ tiền ra mua phần đất này từ trước đó. “Đất này vốn là ruộng phèn, trũng thấp, con trai tôi mua lại của nhiều hộ dân kề cận mới có được tổng diện hơn 16.000 m2 vuông chứ không phải như một số tờ báo nêu trên 30.000 m2” – ông Truyền minh định.

 

Theo lời ông Truyền, sau khi nghỉ hưu, ông về khu đất này, thuê người đào mương, lên liếp lập vườn… và quyết định dựng một ngôi nhà để cả gia đình cùng cư ngụ. Ông Truyền kể lại: “Ban đầu tôi cùng con trai lên Tây Ninh tìm mua lại một căn nhà gỗ xưa cũ mang về dựng lên, dự định để làm nơi làm chỗ nghỉ ngơi, uống trà. Tiếp tục đọc

Biệt thự ‘khủng’, hàng xa xỉ và những câu hỏi

Tác giả: Nguyễn Văn Tuấn

KD: Một bài viết hay của GS Nguyễn Văn Tuấn. Nhưng cốt lõi của những vấn đề văn hóa và đạo đức mà GS nêu ra là ở chỗ, những thang bậc giá trị bị đảo lộn đến kinh hoàng. Giá trị thật không tương xứng với quyền lực, tài năng, và lao động.

Trong một XH còn có quá nhiều người nghèo, và nền kinh tế còn lệ thuộc, việc lựa chọn lối sống xa xỉ đã đặt ra nhiều câu hỏi về đạo đức.

Gần đây, những ngôi biệt thự hoành tráng của các cựu quan chức xuất hiện trên báo chí ngày càng thường xuyên. Song song đó, lối sống xa hoa với toàn xa xỉ phẩm của một số đại gia trong thương trường và “sao” giải trí không ngừng khiến công chúng kinh ngạc.

Có người lí giải rằng cơ chế kinh tế thị trường khuyến khích làm giàu, thì việc người giàu chọn lối sống sang trọng là chuyện bình thường. Dĩ nhiên, nếu những người đó làm ra tiền một cách chính đáng, và chọn lối sống [hãy tạm gọi là] xa hoa thì đó là quyết định cá nhân. Song dù vậy, đã là thành viên trong xã hội, trong cộng đồng, người giàu cũng nên quan tâm đến một khía cạnh khác: đạo đức sống.

biệt thự khủng, quan chức, làm giàu, đại gia, người nghèo

Biệt thự của ông Trần Văn Truyền, nguyên Tổng Thanh tra Chính phủ tại xã Sơn Đông, TP Bến Tre. Ảnh: Trí thức trẻ Tiếp tục đọc