Nhận định của một vị tướng về cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc 1979

Tác giả: Đức Toàn

KD: Rất nhiều bạn đọc khen bài viết, và khen báo PetroTimes về bài viết này. Mong PetroTimes luôn giữ được phong độ công tâm trước những vấn đề lớn của xã hội.

Chợt nhớ tới một trích dẫn trong cuốn “Chuyện nghề của Thủy” mà Đạo diễn Trần Văn Thủy gửi tặng cho mình cách đây ít lâu- một cuốn sách viết rất hay, bởi tính chân thưc, tính nhân văn tư duy có tầm và cách viết rất hấp dẫn của ông:

Dân quyền được đề cao thì nhân dân được tôn trọng mà nước cũng mạnh.

Dân quyền bị xem nhẹ thì dân bị coi khinh mà nước cũng yếu.

Dân quyền hoàn toàn mất thì dân mất mà nước cũng mất” (Phan Bội Châu 1867- 1940)

(Website của Quốc hội VN- 16-01-2013)

Cảm ơn Đạo diễn Trần Văn Thủy đã cho mình được đọc một cuốn sách đáng giá, “một nhà văn chính luận sâu sắc trong vai trò một đạo diễn, luôn trực diện với những vấn đề nóng hổi của dân sinh” (Nhà văn Nguyên Ngọc)

Người làm báo cũng vậy. Càng cần phải trực diện với những vấn đề nóng hổi của đất nước.

———-

 

Vẫn tác phong nhanh nhẹn, hồ hởi và lối tư duy sắc sảo, mạch lạc của người chỉ huy chiến đấu năm xưa khi anh kể lại những kỷ niệm sâu sắc trong những tháng năm ở chiến trường. Trưởng thành từ người chiến sĩ ngoài mặt trận rồi sau này trở thành Phó tổng tham mưu trưởng QĐND Việt Nam, anh là người lính chiến dày dạn kinh nghiệm. Trong những ngày đầu chiến đấu chống quân Trung Quốc xâm lược ở biên giới phía Bắc, anh giữ cương vị Phó chính ủy trung đoàn. Anh dành cho phóng viên PetroTimes một cuộc trò chuyện rất tâm đắc.

 

 

Trung tướng Nguyễn Hữu Khảm đang tặng hoa cho các cựu chiến binh cao tuổi của Sư đoàn 316

 

 

PV: Thưa anh, là người trực tiếp chỉ huy bộ đội chiến đấu chống quân Trung Quốc trên biên giới phía Bắc, sau 35 năm nhìn lại, anh có suy nghĩ như thế nào về cuộc chiến ấy?

 

Trung tướng Nguyễn Hữu Khảm: Trước hết phải nói thế này, tôi có một suy nghĩ khác với nhiều người về cuộc chiến tranh đó. Lâu nay chúng ta quen với tên gọi là Cuộc chiến tranh biên giới Việt – Trung, như vậy không đúng. Tiếp tục đọc

35 năm cuộc chiến biên giới phía Bắc

Tác giả: Hoàng Thùy- Nguyễn Hưng

KD: Khi đăng bài viết này, không hiểu sao mình bỗng nhớ như in cái cảm xúc của những ngày tháng 02/ 1979. Vào một buổi tối, mình ôm con trai bé tí tẹo ngồi trong căn hộ tập thể, đèn điện tối om, nghe tiếng loa truyền thanh phát đi Lệnh Tổng động viên của Nhà nước, cho cuộc chiến tranh chống quân TQ xâm lược. Mình cứ rưng rưng nước mắt. Đất nước chưa lúc nào ra khỏi can qua. Ông xã lúc đó đang thường trú tại Lạng Sơn, tuyến biên giới.

35 năm qua. Vết thương trong lòng nước Việt, trong lòng mỗi người dân Việt chưa bao giờ lành được. Bởi vì ai? Khi mà nước Việt gian khó, khổ đau, chỉ mong muốn hòa bình, mong muốn yên hàn.

Tháng 1/1979, Việt Nam mở chiến dịch Tây Nam lật đổ chế độ diệt chủng Khmer đỏ thân Trung Quốc tại Campuchia, Phó Thủ tướng Trung Quốc Đặng Tiểu Bình tuyên bố “dạy cho Việt Nam một bài học”.

> Xem đồ họa chiến sự năm 1979

 

Quan hệ Việt – Trung bắt đầu rạn nứt năm 1968 khi Việt Nam đồng thời giao hảo với cả Liên Xô và Trung Quốc trong bối cảnh mối quan hệ 2 nước này xuất hiện nhiều xung đột căng thẳng. Năm 1972, Tổng thống Mỹ Nixon tới thăm Bắc Kinh và đạt được thỏa thuận với Trung Quốc. Ba năm sau đó, Việt Nam từ chối tham gia liên minh chống Liên Xô của Trung Quốc.

Ban-do-1979-JPG-9760-1392355066.jpg

Nhấn vào các mũi tên trên bản đồ để xem chi tiết diễn biến cuộc chiến năm Tiếp tục đọc

“Hai mặt” của kinh tế tri thức

Tác giả: Tô Văn Trường

KD: Hị…hi… Mình giờ giống cô gái già, trốn gia đình theo… “trai trẻ Blog rùi”. Lén ngồi dậy, mở mạng thì nhận được bài viết của TS Tô Văn Trường về vấn đề Kinh tế tri thức. Xin được đăng tải gấp lên mạng.

Cảm ơn TS Tô Văn Trường  😀

Theo quy luật tiến hoá thì nhân loại tích luỹ tri thức .Chuyên gia Vũ Quang Việt cho rằng  việc tìm hiểu về phát triển kinh tế trong bối cảnh thay đổi của lịch sử tư tưởng, chính trị và công nghệ là điều không những thú vị mà còn giúp thấy được sự ảnh hưởng qua lại giữa điều kiện phát triển kinh tế và tư tưởng.

Từ năm 1960, sau hội nghị giữa National Bureau of Economic Research và The Economic History Association ở Mỹ, việc phát triển và ứng dụng lý thuyết kinh tế và phương pháp lượng học vào nghiên cứu lịch sử được đặt ra. Chính điều này đã dẫn Douglas C. North, giải nobel kinh tế năm 1993, người tự coi là bị chủ nghĩa Marx ảnh hưởng, đã đi đến kết luận là lý thuyết kinh tế tân cổ điển không thôi không giải thích nổi lý do tại sao nhiều nền kinh tế tiếp tục đình đốn hoặc không phát triển được trong một thời gian lâu dài. Phải tìm đến vai trò của tư tưởng, ý thức hệ, thói quen suy nghĩ đối với việc tồn tại lâu dài của một thể chế không hữu hiệu. Sự kết hợp giữa nghiên cứu thể chế, tư tưởng và kinh tế đòi hỏi sự lượng hoá kinh tế. Tiếp tục đọc