Giữa

Tác giả: Kim Dung/ Kỳ Duyên

Em xa anh ngàn trùng cây số

Trắng trời, trắng núi, trắng muốt hoa ban

Trắng trong tình ai, trắng nõn mây ngàn

Chỉ hồi ức đong đầy lời thoại

 

Tây bắc mùa này rừng cây miết mải

Anh ở đâu thời tuổi trẻ đầu xanh

Một thời cảm tử, một thời dấn thân

Em cô bé con tý tẹo Tiếp tục đọc

Hai Phó Chủ tịch Đà Nẵng đứng cuối bảng tín nhiệm

Tác giả: Vũ Trung

Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh và đồng cấp Phùng Tấn Viết nằm trong số những vị có số phiếu tín nhiệm thấp nhiều nhất.

Kết quả lấy phiếu tín nhiệm công bố công khai tại kỳ họp HĐND thành phố Đà Nẵng ngày 10/7 cho thấy tất cả các chức danh được đưa ra “thử lửa” đều vượt qua kỳ thử thách.

Tuy nhiên, trong tổng số 15 người được bỏ phiếu tín nhiệm, hai Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Xuân Anh và Phùng Tấn Viết đều nằm trong nhóm “đội sổ”

Ông Nguyễn Xuân Anh được 21 phiếu tín nhiệm cao (43,75%), 20 phiếu tín nhiệm (41,67%) và 7 phiếu tín nhiệm thấp (14,58%).

Ông Phùng Tấn Viết có số phiếu tín nhiệm cao là 19 (39,88%), 23 phiếu tín nhiệm (47,92%) và 6 phiếu tín nhiệm thấp (12,60%).

Người dưới cùng trong danh sách tín nhiệm là ông Nguyễn Văn Cán, Chánh Văn phòng UBND TP Đà Nẵng (7 phiếu tín nhiệm cao , 27 phiếu tín nhiệm và 14 phiếu tín nhiệm thấp). Tiếp tục đọc

Mâu thuẫn, xung đột trong quan hệ Việt – Trung và chiến tranh biên giới tháng 2 – 1979

Tác giả: Nguyễn Thị Mai Hoa

 

Tù binh Trung Quốc trong cuộc chiến tranh biên giới 2.1979 Tù binh Trung Quốc trong cuộc chiến tranh biên giới 2.1979

 

Trong những năm đầu sau ngày giải phóng miền Nam Việt Nam (1975), Trung Quốc là nước tiếp tục giúp đỡ, viện trợ cho Việt Nam. Theo một logic thông thường, lý ra sự hợp tác, quan hệ truyền thống giữa hai nước càng phải được củng cố, phát triển. Tuy nhiên, từ giữa năm 1975, do nhiều nguyên nhân lịch sử, chính trị…. quan hệ Việt Nam – Trung Quốc rạn nứt và trở nên không bình thường, rơi vào tình trạng thường xuyên căng thẳng dẫn đến đến đối đầu, xung đột với sự kiện đỉnh cao là cuộc tấn công của Trung Quốc dọc theo biên giới phía Bắc Việt Nam (2-1979).

 

1- “Khoảng lặng” trong quan hệ Việt – Trung

Sau năm 1975, điều bất thường là quan hệ Việt Nam – Trung Quốc bắt đầu bộc lộ nhiều “lỗ hổng” và mang dáng vẻ lạnh nhạt. Dường như không phải ngẫu nhiên mà đúng lúc Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam Lê Duẩn bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tại Bắc Kinh, tờ Nhân dân nhật báo ngày 18-9-1975 đã đăng 6 ảnh lớn về các đơn vị quân đội Trung Quốc ở Hoàng Sa[1]. Tương tự, một ngày sau khi phái đoàn Việt Nam rời khỏi Trung Quốc, các bức ảnh lớn về Hoàng Sa tiếp tục xuất hiện trong những tờ báo uy tín tại Bắc Kinh. Tiếp tục đọc

Kinh tế thị trường định hướng tri thức

Tác giả: Phạm Gia Minh

KD: Cảm ơn TS Phạm Gia Minh đã gửi cho bài viết này để đọc và tham khảo. Xin đưa lên Blog để bạn đọc chia sẻ. 

 

Đề tài “ kinh tế tri thức” trong khoảng hơn hai thập niên trở lại đây đã thu hút sự quan tâm đặc biệt và được bàn luận sôi nổi trên nhiều diễn đàn của giới học giả cũng như phương tiện truyền thông đại chúng trong và ngoài nước. Điều này đã góp phần cung cấp thông tin đa chiều, đồng thời nâng cao nhận thức về một phương thức phát triển mới của nhân loại – đó là việc sản sinh, truyền bá nhân rộng và sử dụng tri thức để sáng tạo ra những giá trị gia tăng của sản phẩm và dịch vụ đang trở nên một xu hướng chủ đạo, chiếm tỷ trọng áp đảo trong đời sống kinh tế thường nhật.

 

Tuy là một phương thức phát triển mới lấy tri thức khoa học – công nghệ và hiểu biết về con người làm phương tiện chủ đạo nhằm mục tiêu nâng cao hiệu quả sản xuất- kinh doanh, nhưng kinh tế tri thức vẫn không nằm ngoài hai hình thái kinh tế cơ bản, đó là Kinh tế Thị trường tự do và Kinh tế dựa vào Nhà nước. Tiếp tục đọc