‘Người em’ biếu ông Trần Văn Truyền tiền xây biệt thự khủng

Tác giả: Theo Tri thức trẻ

KD: Đọc mấy cái ‘thanh minh thanh nga” nầy mà chít cười  😀

Ba tôi có người em kết nghĩa ở quận 9, người này có xây cho ba một ngôi nhà nhưng ba không ở sau đó cô biếu ba một số tiền để xây nhà đó”, chị Huệ nói.

 

Ngoài căn biệt thự “khủng” tại xã Sơn Đông, ông Truyền còn có ngôi nhà ở số 6, đường Lê Quý Đôn  phường 1 (TP. Bến Tre, tỉnh Bến tre). Theo lời ông Cao Văn Trọng phó Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre thì căn nhà ông Truyền mua theo Nghị định 61 (Nghị định số 61/CP ngày 5-7-1994 của Thủ tướng Chính phủ về mua bán và kinh doanh nhà ở, trong đó có việc bán nhà thuộc sở hữu Nhà nước cho người đang thuê).

Theo quan sát thì đây là ngôi nhà được xây theo kiểu nhà ống, phía trước có bảng hiểu đề tên DNTN Trần Anh Dũng nhà phân phối bia – rượu – nước giải khát Sài Gòn và có số điện thoại liên hệ nằm ở góc bên phải.

Liên hệ theo số điện thoại này thì có một người phụ nữ xưng là con gái ông Truyền tên là Trần Thị Ngọc Huệ nghe máy. Chị Huệ cho biết: “Ngôi nhà này của ba tôi, còn biển mang tên công ty đó là em dâu tôi đang làm đại lý phân phối cấp 1 cho công ty bia – rượu – nước giải khát Sài Gòn mấy năm rồi. Tên Trần Anh Dũng đó là cháu tôi. Trước đó ba tôi ở đây nhưng khi về hưu rồi ông bảo nơi này ồn ào không yên tĩnh vả lại tính ba thích vận động nên chuyển lên Sơn Đông ở và làm vườn”. Tiếp tục đọc

Hương gây mùi nhớ

Tác giả: Đào Dục Tú

KD: Cảm ơn anh Đào Dục Tú. Chỉ mới đọc cái title đã rất gợi nhớ rùi  😀                                                                                 

Trong Truyện Kiều, thi hào Nguyễn Du khi kể-tả về  “nỗi tương tư” của chàng Kim Trọng với nàng Kiều,có một câu thơ thật ý nhị :”Hương gây mùi nhớ ,trà khan giọng tình”. Có hai từ chỉ chung một khái niệm . . .mùi, một gốc Hán-“hương”,hai thuần Việt –”mùi”.Nghĩa và phạm vi cách dùng hai từ này đôi khi rất khác nhau,tạo nên vẻ tinh tế có phần đặc biệt.

Ảnh: Trên mạng

 Mùi- từ thuần Việt, theo cách hiểu thông thường là có một làn hơi lan tỏa theo gió đến với khứu giác con người,mang theo một thứ “mùi” nào đó.gây ra cảm giác khoan khoái,thích thú như mùi hoa bưởi vườn xuân, mùi hoa sen đêm hè ,hoa nhài khuya khoắt,hoa sữa vào thu vân vân. . .;hoặc gây ra một cảm giác khó ngửi,thậm chí “không thể chịu nổi” như đủ thứ mùi uế khí, tục lụy. Đứng trước danh từ chỉ loài hoa nào đó đặc trưng ở một vùng miền nào chẳng hạn,ví như nhắc “mùi hoa sữa” người Hà Nội nhớ ngay đến hương  thơm nồng nàn tỏa bát ngát hồ Thiền Quang-đường Nguyễn Du mỗi độ  thu về. Lại ví như ai “đi xa Hà Nội” nhắc tới “mênh mang Tây Hồ” là tưởng như hương sen mùa hè theo gió chiều thơm thoảng đâu đây Tiếp tục đọc

Nhân sự kiện quân đội Ucraine từ chối bắn nhân dân, mời đọc lại bài trên VietNamNet

Tác giả: Võ Văn Tạo

 

KD: Nhà báo Võ Văn Tạo vừa gửi cho Blog Kim Dung/ Kỳ Duyên bài viết cũ của ông đã đăng trên Tuần Việt Nam: http://tuanvietnam.vietnamnet.vn/2012-01-13-chi-huy-cung-can-suy-xet-phan-bien, rất đáng suy ngẫm.
Xin được đăng lên để bạn đọc chia sẻ. Cảm ơn nhà báo Võ Văn Tạo

 

Hai thái độ chỉ huy khác nhau, cho hậu quả an sinh xã hội rõ là khác nhau!

 

Vụ cưỡng chế đầm tôm của ông Đoàn Văn Vươn ở huyện Tiên Lãng (Hải Phòng), để hậu quả 6 cán bộ chiến sĩ công an, quân đội trọng thương cho thấy bất cập về chính sách đất đai và việc thực thi nó đã dồn ép đã lâu, nay mới bung ra như lò so.

Nhưng ở phạm vi bài viết, xin miễn bàn thêm về chính sách đất đai, đã có quá nhiều người phân tích rồi. Xin chỉ nêu về vai trò người chỉ huy lực lượng vũ trang (công an, quân đội) khi bị yêu cầu đưa quân đi thực hiện cưỡng chế.

Hè 1971, tác giả nhập ngũ, trước khi vào Quảng Trị tham dự chiến dịch 1972, được học cơ bản quân ngũ. Vào thảo luận, chúng tôi băn khoăn: “Quân lệnh như sơn!”, nhưng nếu gặp tình huống chỉ huy ra lệnh bắn vào thường dân vô tội, không lẽ quân đội “từ nhân dân mà ra, vì nhân dân chiến đấu” lại nổ súng vào dân? Không chấp hành, theo điều lệnh nhà binh, chỉ huy có thể xử lính tội bất tuân quân lệnh. Dự thảo luận, chỉ huy nói “Chúng tôi cũng như các đồng chí thôi, kẻ đi trước, người đi sau, đều là con em nhân dân cả. Không bao giờ tôi ra lệnh bắn vào dân”. Có người hỏi: “Đồng chí không ra lệnh. Nhưng nếu có chỉ huy khác ra lệnh?”. Chỉ huy cười: “Thì ta bắn lên trời. Quân đội nhân dân không bao giờ đối đầu với nhân dân!”. Mọi người cười thỏa mãn.

Cưỡng chế căng thẳng cho một dự án thương mại Tiếp tục đọc

“Trăm năm ly hợp” của nhà báo Lê Khắc Hoan

Tác giả: Đặng Sinh

KD: Thật bất ngờ. Đang nằm dưỡng bệnh ở nhà, thì nhận được cú điện thoại của nhà văn Hoàng Minh Tường mời đến dự Hội thảo ra mắt cuốn sách “Trăm năm ly hợp” của nhà báo Lê Khắc Hoan, nguyên TBT Tạp chí Thế Giới Mới, và cũng là một người bạn đồng nghiệp thân thiết một thời của mình, khi ông còn công tác tại Báo Giáo dục và Thời đại. Rồi Hoàng Minh Tường chuyển máy cho Lê Khắc Hoan, 03 anh em “tám chuyện”, cười ầm ĩ… Chợt nhớ tới những kỷ niệm một thời làm báo trẻ trung, sôi nổi, đầy sức sống.

Khi đó, LKH là một cây bút sáng giá của Báo GD&TĐ, rất am hiểu GD. Còn mình là cô phóng viên trẻ của báo Nhân Dân, mới bước vào nghề, viết về mảng GD, không hề được đào tạo qua một trường lớp nào về sư phạm, hay giáo dục. Máu nghề nghiệp ham học hỏi, mình có ý thức “bám” LKH để “học nghề”, để hiểu và có cái nhìn về GD trong thực tiễn. Dạo đó, những chuyến đi công tác luôn là niềm hứng khởi của mình.

Nói có trời có đất, đời sống lúc đó cực khổ vô cùng, vậy mà mình yêu nghề viết đến nỗi, có khi ngay trên chiếc xe com- măng- ca nhảy sóc khủng khiếp, hay trên chiếc xe khách đường dài chen chúc, bụi bặm, hơi người ngột ngạt, thậm chí có khi đi nhờ cả xe… công nông, là mình đã nghĩ đến “đề cương”, ý tứ bài viết. Và chưa bao giờ mình có ý nghĩ viết để kiếm tiền. Chưa bao giờ.

Cho đến tận giờ, lương tâm nghề nghiệp- với mình luôn trong sáng, sáng sủa và hồn nhiên như vậy đó.

Nghề báo rất tự do. Dạo đó, lại còn quá trẻ, chưa đến 30 tuổi, thân gái dặm trường, rất nhiều chuyến công tác xa, làm sao học việc được, mà vẫn gìn giữ  “bảo toàn trọng lượng”, để bền lâu với nghề? Cái bản năng tự vệ, láu lỉnh, ranh mãnh của đứa con gái trẻ có bản lĩnh một cách tự nhiên, mách bảo mình. Và mình, thú thực, đã sống như “một thằng con trai” xông xáo, sánh vai bên đồng nghiệp ông anh LKH. Dĩ nhiên, đi công tác, bọn mình bao giờ cũng có 03 người trở lên.

Và xoay quanh câu chuyện đường dài, là chuyện thời cuộc, chuyện giáo dục. Nỗi đau đời trong tâm trí một đứa con gái trẻ ở mình rất sớm, khi nhìn ra cái cơ chế bao cấp với những giá trị đen trắng đảo lộn, nhìn thấy sự dối trá, vô cảm kinh khủng ở môi trường làm việc. Không ai biết, đằng sau vẻ hồn nhiên của một đứa con gái trẻ, nỗi đau đời lại đau đến thế, nặng đến thế.

Nó nặng đến mức, mình gần như không có tuổi xuân!

Nhưng cũng có bao nhiêu kỷ niệm nghề nghiệp đẹp đẽ của mình với nhà báo LKH. Những đêm sáng trăng ở giữa núi đồi Nghĩa Đồng (Tân Kỳ- nghệ An), bọn mình đàn hát với các thầy giáo, cô giáo suốt đêm. Những chuyến công tác, làm việc, liên hoan, bịn rịn với các thầy giáo, cô giáo Cẩm Bình (Cẩm Xuyên- Hà Tĩnh), mình nghẹn ngào khi chia tay vì thương họ sống cực quá, dù mình khi đó, sống cũng cực đâu kém. Nhưng dẫu sao vẫn là ở Thủ đô.

Nhất là có lần đi cùng với đoàn báo GD& TĐ về Tuần Châu (Thái Bình). Vốn là đứa lãng mạn, mình đã theo LKH ra bờ biển để xem… bão biển, mà không biết rằng, lúc đó, Tuần Châu đang ở trong tâm bão. Lần đầu tiên mình chứng kiến bão biển khủng khiếp ra sao. Hai anh em tưởng chết đến nơi, khi gió bão cuốn đi, ngã lăn lông lốc trên bãi cát, gắng bò dậy, để tránh nguy cơ bị cuốn xuống biển. Vậy mà may mắn thế nào, cuối cùng bọn mình chạy lạc vào căn nhà nhỏ của vợ chồng một gia đình thuyền chài. Hi…hi… Đó là kỷ niệm và nỗi sợ nhớ đời.

Có một kỷ niệm đẹp và buồn cười nữa giờ mới nhớ ra. Mình và cả báo GD&TĐ đi nghỉ mát ở Sầm Sơn (Thanh Hóa). Mình không biết bơi, nhát nước. thấy vậy, LKH liền bảo chui vào phao, để ổng kéo đi cho đỡ sợ. Mình nhẹ dạ nghe lời. Chui vào phao rồi, “nàng” thấy trời biển đẹp quá, nên cứ thao thao nói chuyện về thời cuộc. Còn LKH cứ kéo mình đi. Mải nghe chuyện, hai “anh chị” bị làn nước kéo đi xa cách bờ tới 3 km, mà chả biết gì, làm cả đoàn hết hồn. Khi chẳng thấy bờ bãi đâu, mới hoảng, còn LKH vừa phải bơi vào bờ, vừa kéo phao trong đó có mình bám chặt.

Về được đến bãi tắm, TBT Trường Giang (lúc đó) mới càu nhàu LKH: Ông kéo con nhà người ta đi xa biển thế, nhỡ chết thì sao? LKH cười  rất hóm, đúng tính cách của ổng: Chết đuối ngoài biển còn hơn chết trong vũng trâu đằm! Mình chả biết gì cả, cứ cười khanh khách và hồn nhiên kể lại cho mọi người lúc mình ngỡ ngàng nhận ra, mình đang ở rất xa, tít ngoài biển.. .  😀  😳

Thế nên, thời trẻ, mình cũng “được mang tiếng” lắm “bồ”. Và LKH là một trong số đó  😀

Khi nghe đồn, mình, và nhất là Lê Khắc Hoan đều cười hi…hi… LKH còn cười rất khoái chí. Ghét quá cơ!  😳

 Khổ cho một đứa con gái trẻ là mình. Được nhiều người khác giới quý mến, yêu mến, thì đi kèm đó cũng là sự ganh ghét, đố kỵ, dựng chuyện của người cùng giới… Nhưng mình hoàn toàn dửng dưng với dư luận. Vì mình quá tự tin ở sự trong sáng của mình. Thú thực, đã không hề đếm xỉa đến thói đời.

Bởi nỗi đau trong lòng mình- thời cuộc- khi đó nó choán ngợp hết cả tâm trí. Đứa con gái mới 25-26 tuổi…

Nhưng LKH là một người bạn đồng nghiệp được mình nể trọng, và ông rất tôn trọng mình. Những lúc buồn quá, thỉnh thoảng đến nhà ông (ở ngay trong tòa soạn) ăn cơm “khách”- chỉ có món lạc rang, và sang trọng hơn, có khi có món chè đỗ đen, nỏng bỏng lưỡi, xì xụp húp. Thấy mình đến, nhà báo Hoàng Trọng Hanh (khi đó là TBT), rồi nhà báo Nguyễn Ngọc Trụ, (TBT báo sau này), nhà báo Hoàng Minh Nghiệm- người luôn đồng hành cùng LKH và mình, vào chung vui, trò chuyện. Mấy anh em nói đủ thứ chuyện thời cuộc, chuyện đời, chuyện viết lách. Đó là những năm tháng làm báo khổ cực, nhưng trong sáng vô cùng, đẹp vô cùng…

Vậy mà đã hơn 20 năm. Giờ, LKH lại tiếp tục ra cuốn sách- mà mình nghĩ, chắc chắn nó là tâm huyết cả đời ông. Lê Khắc Hoan vốn là người thông minh, và đầy ý chí, bản lĩnh trong nghề và trong cuộc sống.

Anh em mình nói chuyện qua điện thoại rất vui. Vui nhất, ông bảo: “Mình vẫn là một fan hâm mộ Kỳ Duyên đó! Kỳ Duyên giỏi lắm”. Mình thì bảo: “Còn anh vẫn tiếp tục ra sách, lại là cuốn sách khá đồ sộ về dòng họ. Anh cũng rất giỏi đó. Chúc mừng anh”. Hai anh em mình đang sống những giây phút “mình phục mình quá cơ”- anh hát, em khen hay, và ngược lại….

Em xin được chúc mừng anh đã thực hiện được tâm nguyện của chính đời mình, anh Hoan ạ. Chúc anh và cả đại gia đình luôn vui vẻ, hạnh phúc.

Và Blog Kim Dung/ Kỳ Duyên xin được giới thiệu Hội thảo ra mắt cuốn “Trăm năm ly hợp” của nhà báo Lê Khắc Hoan, để bạn đọc chia sẻ và tìm đọc.

————-

Ảnh nhà báo Lê Khắc Hoan
.
TNc: sáng nay (20-2-2014), tại hội trường Hội Nhà văn Việt Nam, Câu lạc bộ Văn chương đã tổ chức hội thảo cuốn tiểu thuyết tư liệu Trăm năm ly hợp của Lê Khắc Hoan. Rất hiếm có cuộc hội thảo số người tham dự lại đông đảo như vậy, ngoài các nhà văn còn đông đảo bầu bạn và con cháu dòng họ Lê Khắc. các tham luận đáng giá cao tiểu thuyết tư liệu này, một hướng mới của văn chương lấy dòng tộc làm đối tượng miêu tả. Nguyễn Minh Thái mượn lời của Đào Duy Anh gọi là Chủ nghĩa dòng tộc, chủ nghĩa ấy là văn hóa Việt.
Chúng tôi xin giới thiệu tham luận của nhà văn Đặng Văn Sinh để các bạn tham khảo.
.
Trăm năm ly hợp, cuốn sử biên niên về dòng họ Lê Khắc
 
Nói một cách hình ảnh, “Trăm năm ly hợp”* là cuốn biên niên sử về một dòng họ nổi tiếng ở vùng đất Cố đô được viết một cách công phu dưới dạng văn chương. Những công trình biên khảo như thế này, trong mấy chục năm qua  gần như vắng bóng trên thị trường sách. Tiếp tục đọc

Xin chia buồn với nhà văn Nguyễn Quang Lập- Nguyễn Quang Vinh

Tác giả:

KD: Sáng nay, vào Blog Quê Choa, mới biết tin GSTS Nguyễn Quang Mỹ, anh trai cả của hai nhà văn Nguyễn Quang Lập- Nguyễn Quang Vinh vừa qua đời, Blog Kim Dung/ Kỳ Duyên xin được chia buồn với hai nhà văn và gia quyến. Hai ông đã có một người anh trai rất đáng tự hào, và là một tấm gương đẹp về nhân cách để noi theo.

Cầu mong linh hồn GS TS Nguyễn Quang Mỹ thanh thản nơi suối vàng.

—————

Thông báo của nhà văn Nguyễn Quang Lập: Anh Cả đã qua đời

Anh cả của tôi là Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Quang Mỹ vừa qua đời lúc 3 giờ 15 phút sáng nay ngày 25/2/2014. Ông là nhà giáo nhân dân, nguyên Trưởng khoa địa lý Trường Đại học khoa học tự nhiên Hà Nội, nguyên chủ tịch Hội hang động Việt Nam. Anh Mỹ đi cũng khỏe. Nửa đêm anh kêu đau đầu, nhà đưa vào viện. Viện chưa kịp làm gì thì anh ngủ thiếp đi, lặng lẽ về trời.

Lễ viếng  từ 7h-10h, lễ truy điệu và động quan lúc 10h thứ ba 4/3/2014 ( Nhằm ngày 4 tháng 2 năm Giáp Ngọ) tại nhà tang lễ Bộ quốc phòng 5 Trần Nhân Tông- Hà Nội.
Kính báo
Nguyễn Quang Lập Tiếp tục đọc

Blogger Trương Duy Nhất ra tòa ngày 4/3

Tác giả:

Ông Trương Duy Nhất bị bắt tháng 5/2013

Luật sư của nhà báo-blogger Trương Duy Nhất nói phiên tòa xử ông sẽ diễn ra sáng ngày 4/3 tại Tòa án nhân dân TP Đà Nẵng.

Ông Nhất, chủ blog có tiếng ‘Một góc nhìn khác’ bị bắt hôm 26/5/2013 tại Đà Nẵng vì có “hành vi lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân theo điều 258, Bộ luật Hình sự.”

Nguồn ảnh: Người Lao động

Ông bị tạm giam từ đó tới nay.

Luật sư Trần Vũ Hải đại diện cho ông xác nhận với BBC ông Nhất sẽ ra tòa với tội danh này.

Theo luật sư Hải, Trưởng Văn phòng luật sư Trần Vũ Hải, thân chủ của ông “sức khỏe và tinh thần đều tốt”.

“Ông Trương Duy Nhất vẫn khẳng định mình vô tội, và các quan điểm trong các bài viết của ông chỉ là quan điểm cá nhân.” Tiếp tục đọc

Cáo trạng của Viện Kiểm sát truy tố ông Trương Duy Nhất

Tác giả: theo Basam.info

Bản cáo trạng này được gia đình ông Trương Duy Nhất gửi tới, và đề nghị công bố theo yêu cầu của ông.

Phiên tòa xử ông Trương Duy Nhất sẽ diễn ra vào 8h ngày 4/3/2014 tại Tòa án Nhân dân Đà Nẵng (374 Núi Thành, quận Hải Châu, TP Đà Nẵng).

 

01 Tiếp tục đọc

Dinh thự ‘khủng’ của ông Trần Văn Truyền qua lời hàng xóm

Tác giả: Theo Soha

KD: Cụ Hồ có sống lại, có lẽ sẽ lắc đầu ngao ngán về thế hệ hậu sinh: Các chú đều là những “ông quan cách mạng” rùi!

“Căn biệt thự được xây dựng trong khuôn viên rộng, bên cạnh là những ngôi nhà được làm bằng gỗ quý, đồ đạc trong toàn loại đắt tiền”, người sống gần tư dinh kể.

 

Sau khi hình ảnh căn biệt thự đồ sộ trên mảnh đất hàng nghìn mét vuông của ông Trần Văn Truyền, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Tổng Thanh tra Chính phủ được báo chí công bố đã thu hút sự chú ý của nhiều người.

Chúng tôi đã tìm về xã Sơn Đông – nơi căn biệt thự trên tọa lạc để tìm hiểu sự việc. Những người dân ở ấp 3 cho biết, căn biệt thự lớn, đẹp, được thiết kế theo lối kiến trúc hiện đại nổi bật giữa khu dân cư thưa thớt với mặt tiền quay ra đường là của ông Ba Truyền (tên gọi thân mật của ông Trần Văn Truyền – PV).

dinh-thự, Trần-Văn-Truyền, Ba-Truyền, Thanh-tra-Chính-phủ, biệt-thự, căn-hộ, ngôi-nhà
Căn biệt thự của ông Truyền được xây dựng trên diện tích hàng ngàn m2 tại xã Sơn Đông, TP Bến Tre, tỉnh Bến Tre Tiếp tục đọc

Đọc lại một bài báo cũ mà xúc động quá!?

Tác giả:  Theo Phuocbeo’s Blog

KD: Ai đọc cũng “xúc động”, chả cứ riêng chủ Phuocbeo’s Blog   😛

Và xúc động không kém khi đọc: http://vietnamnet.vn/vn/xa-hoi/162656/can-canh-biet-thu-gay-choang-ngop-cua-ong-truyen.html
Chuyện của Tổng thanh tra Chính Phủ

 

Ở cương vị phải giữ mình đến mức gần như là “ép xác”, gương mặt lúc nào cũng phảng phất buồn, Tổng thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền bộc bạch dù thế nào, ông vẫn là con người bằng xương bằng thịt chứ đâu phải là gỗ đá.

– Từng có nhiều câu chuyện “truyền kỳ” về việc người ta mang đến nhà tặng ông hàng cặp tiền đôla?

 

 – Có lần, cũng chỉ mới đây thôi, một người quen với một họ hàng của tôi qua nhà chơi, nói là vừa đi Trung Quốc vừa, có chút quà nhỏ thăm tôi. Đó là một chiếc cặp, nhìn cũng rất giản dị thôi, nhưng khi yêu cầu mở cặp ra thì bên trong chứa hàng xấp tiền toàn là đôla. Người này sau đó đã xin lỗi và cầm tiền về.
– Ông đã từng lập biên bản “tại trận” trường hợp nào mang quà thái quá, như cái cặp đầy đôla kia?

 

– Thực tế là những người nào có cơ hội đến tận nhà mình biếu quà như vậy, đều là có quen biết với người thân của mình. Ai đến chơi để lại quà kèm theo tiền thì tôi bảo họ cầm về và nhắc nhở nghiêm khắc không được làm thế. Những trường hợp như vậy, người ta đều xin lỗi, nhận lại. Nếu người ta cố tình không chịu nhận lại thì mình phải lập biên bản, báo cáo cơ quan chức năng xem xét chứ nếu lập biên bản ngay khi người ta vừa mang quà đến thì thật tình không nỡ. Tiếp tục đọc